Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 468:
Đối với Vạn Tượng, Việt Nam và Xiêm La hình thành một thế giằng co ảnh hưởng: vua [[Vạn Tượng]] [[Inthavong]] trước kia có cùng hỗ trợ Gia Long đánh Tây Sơn thường tỏ ra ngả về phía Việt Nam nhiều hơn là phía Xiêm dù lúc này cả Xiêm và Việt Nam đều đang có ảnh hưởng tại [[Vạn Tượng]].<ref name="mp100105" /> Gia Long đưa ra nhiều chính sách chiêu dụ Inthavong: tại Việt Nam, Inthavong được đón tiếp dưới danh hiệu [[vua|quốc vương]], trong khi ở Xiêm ông vua này chỉ được gọi là Chao (lãnh chúa); và vào khoảng năm [[1802]] Gia Long công nhận quyền cai trị của Inthavong trên đất [[Xiengkhuang|Xiang Khouang]].<ref name="mp100105" /> Vị vua nối ngôi của Inthavong là [[Anouvong|Chao Anou]] cũng tiếp tục chính sách tương tự, và Việt Nam tuy vẫn đối xử tốt với [[Vạn Tượng]] nhưng vẫn vị nể Xiêm trong vấn đề về Anou.<ref name="mp100105">{{harvnb|Mayurī Ngaosīvat & Pheuiphanh Ngaosyvathn|1998|p=98-100}}.</ref>
 
Năm [[1802]], Gia Long còn đem đất [[Trấn Ninh]] cắt cho [[Vương quốc Viêng Chăn|vương quốc Vạn Tượng]] của A Nỗ ([[Anouvong]]). Phủ Trấn Ninh gồm 8 huyện ở phía tây tỉnh [[Nghệ An]] (chưa rõ bao nhiêu dặm, nhưng ước chừng lớn gấp đôi tỉnh [[Nghệ An]] hiện nay). Đời [[Lê Thánh Tông]] đánh phá [[Ai Lao]] đã lấy đất đặt làm phủ này. Khi Gia Long lên ngôi đã cắt vùng này cho Vạn Tượng để lôi kéo sự ủng hộ. Như vậy sau hơn 300 năm thuộc về lãnh thổ Đại Việt dưới thời nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn, Trấn Ninh đã bị cắt cho nước khác. Đây là lần bị mất lãnh thổ lớn thứ 2 trong lịch sử Việt Nam, chỉ đứng sau việc [[Tự Đức]] cắt [[Nam Kỳ lục tỉnh]] cho thực dân Pháp.
 
Vua [[Minh Mạng]] (con trai Gia Long) từng khen Trấn Ninh là ''"đất ấy hiểm yếu, đời Lê trước [[Lê Duy Mật]] chiếm giữ hơn 30 năm, [[nhà Lê]] không làm gì được, hình thế vững chắc như thế đấy"''. Minh Mạng biện hộ cho việc Gia Long cắt vùng đất này cho Vạn Tượng là ''"không tính đến tiết nhỏ"''.