Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 950:
::''"Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả ở thời Tây Sơn; thuế má và lao dịch thì tăng lên gấp ba".''<ref name="đượclsvn16" />
 
===Vấn đề cầu viện quân đội nước ngoài===
* Hai sử gia Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng cho rằng: Trong những lần thua trận, ông đều cầu xin người ngoài vào giúp sức nhưng cũng là gián tiếp, ''"rước voi về giày mả tổ"'', ''"đưa hổ vào nhà"'' hay ''"cõng rắn cắn gà nhà"'', gây ra hậu quả và tiền lệ xấu cho vận mệnh dân tộc qua việc cầu cứu Xiêm, cầu cứu Pháp.<ref name="harvnb52">{{harvnb|Nguyễn Lương Bích|Phạm Ngọc Phụng|1976|p=88}}.</ref><ref name="harvnb52"/> Giáo sư [[Đinh Gia Khánh]] cho rằng [[hiệp ước Versailles năm 1787]] của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc thay mặt ký với Pháp là một hiệp ước ''"bán nước, phản bội dân tộc"''.<ref name="DGK">{{harvnb|Đinh Gia Khánh|2000|pp=173}}.</ref> Riêng tác giả Lý Khôi Việt của tổ chức Viện Phật học Quốc tế ở Hoa Kỳ còn chỉ trích nặng nề hơn mối quan hệ trên qua việc gọi Nguyễn Ánh là ''"một tên đại phản quốc, đại [[Việt gian]]".''<ref>{{Chú thích sách|title=Hai ngàn năm Việt Nam & Phật giáo|author=Lý Khôi Việt|year=1988|publisher=Phật học Việt Quốc tế|pages=tr. 183|url=http://books.google.com/books?id=yEEFAQAAIAAJ&q=%22Nguyen+Anh+chinh%22+%22mot+ten%22&dq=%22Nguyen+Anh+chinh%22+%22mot+ten%22&ei=ePrBS7O4OJncMaXAjc4I&cd=1}}</ref>
*Trong tập Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Lịch sử nhân kỷ niệm 200 năm ngày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tại [[Tiền Giang]] vào tháng 12/1984, bài tham luận của nhà sử học [[Phan Huy Lê]] đánh giá, nhận xét như sau:<ref>Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút”, Tiền Giang, 1984, trang 299.</ref>
Dòng 966:
''Phương án cầu viện đối với nhà vua là con dao hai lưỡi, nhục nhã và vinh quang, Gia Long không phải không biết điều này. Nhưng khao khát muốn khôi phục vương nghiệp đã khiến vị vua này có những hành động đi ngược lại quyền lợi Tổ Quốc khi ông cầu viện người Pháp mặc dù trong thâm tâm ông không ưa gì họ. Cố thoát khỏi ảnh hưởng và âm mưu áp chế của họ, ông chỉ còn hy vọng gửi gắm vào [[Minh Mệnh]], người nối ngôi ông giải quyết những mâu thuẫn này. Nhà vua đã có thái độ khéo léo để giữ độc lập nhưng ý muốn của ông đã bị thực tế phũ phàng xóa bỏ. Tất nhiên nhìn rộng ra, lịch sử thế giới thời kỳ này là những cuộc chiến tranh giành thuộc địa của Tư bản. Một điều tất yếu là những nước yếu sẽ bị thôn tính dầu có ai đó "cõng rắn" về hay không. Nhưng lịch sử đã đi theo con đường riêng của nó và dù vị vua khởi đầu triều Nguyễn có những công lao nhất định trong việc thống nhất quốc gia, xây dựng một chính quyền quân chủ hùng mạnh nhưng ông vẫn '''không thể xóa mờ vết đen trong sự nghiệp khi cầu viện ngoại bang'''.''
|||Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung<ref name="Đặng Việt Thủy 2008 287-288"/>}}
 
Có những ý kiến bào chữa việc Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, hứa cắt đất cho Pháp là do quá khao khát báo thù và muốn giành lại ngôi chúa. Đồng thời họ cho rằng dòng họ [[chúa Nguyễn]] từng cai quản Đàng Trong suốt 200 năm, thời phong kiến có tư tưởng ''"Thiên hạ là của vua"'' nên việc Nguyễn Ánh rước quân Xiêm vào nước mình là không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu xét kỹ thì những ý kiến bào chữa này là không hợp lý:
*Trong [[lịch sử Việt Nam]] đã nhiều lần xảy ra việc mất ngôi, nhưng ngoài Gia Long thì chỉ có [[Lê Chiêu Thống]] từng dẫn đường cho ngoại quốc xâm chiếm nước mình. [[Nhà Đinh]], [[Nhà Tiền Lê]], [[nhà Lý]], [[nhà Trần]], [[nhà Mạc]] cũng từng bị cướp ngôi nhưng chưa từng có vị vua nào làm chuyện tương tự. Tướng nhà Mạc là [[Mạc Ngọc Liễn]] từng dặn vua [[Mạc Kính Cung]] như sau: ''"Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào!... Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng."''<ref>Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Tục Biên: Quyển XVII, Kỷ Nhà Lê: Thế Tông Nghị Hoàng Đế, phụ: Họ Mạc (Mậu Hợp 20 năm)</ref>, quả nhiên sau này các vua nhà Mạc dù bị tận diệt cũng không hề cầu viện quân Minh giúp giành lại ngôi. Điều đó cho thấy các vị vua Việt Nam luôn ý thức được về tinh thần dân tộc, rằng việc rước ngoại xâm vào đất nước là một tội rất nặng với dân tộc, ngay cả 1 vị vua mang mối thù bị cướp ngôi cũng không được phép làm.
*Xét về vai vế thì [[chúa Nguyễn]] không phải là vua mà chỉ là quan chức của [[nhà Hậu Lê]], giúp vua Lê cai quản xứ Đàng Trong. Do đó, nếu Nguyễn Ánh muốn rước quân Xiêm vào nước hoặc hứa cắt đất cho Pháp thì phải có chiếu chỉ đồng ý của vua Lê. Thực tế Nguyễn Ánh tự ý mời quân Xiêm, cũng tự ý hứa cắt đất cho Pháp mà không hề có sự đồng ý của vua Lê. Như vậy, kể cả khi xét theo hệ tư tưởng phong kiến đương thời thì việc làm của Nguyễn Ánh cũng không thể bào chữa được, mà còn có thể coi đó là hành vi ''"tự ý đang lãnh thổ của nhà vua cho giặc"'', theo luật phong kiến thì sẽ bị khép vào tội [[Thập ác|Thập Ác bất xá]] - mục ''"Mưu loạn (phản nước theo giặc)"''.
 
Về phía [[Pháp]], sử gia đương thời Gosselin cho rằng:<ref>Gosselin, L’Empire d’Annam, Paris, Librairie Académique Didier, Perrin et Cie, Libraires-Editeurs, 1904, t.XVII.</ref>