Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôi Có một Ước mơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nhi hung HHG y6b
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 36:
 
Vì King thường phát những bản sao bài phát biểu của ông cho công chúng tại nơi diễn thuyết, đã có thời gian người ta tranh cãi về tình trạng bản quyền các bài phát biểu của ông. Việc này đã dẫn đến một vụ kiện, ''Công ty tài sản của Martin Luther King, Jr. kiện Công ty CBS'', được tuyên là bên tài sản của King giữ bản quyền bài phát biểu và có quyền kiện. Việc sử dụng toàn văn hoặc một phần bài phát biểu mà chưa được cho phép vẫn có thể sử dụng trong một vài tình huống, đặc biệt là với lý do [[sử dụng hợp lý]] hoặc trích dẫn hợp lý. Theo luật hiện hành thì bài phát biểu vẫn được Hoa Kỳ bảo hộ bản quyền cho đến năm 2038, tức là 70 năm sau khi King mất.
==Phảnslwllel,aPhản hồi==
Một ngày sau, bài diễn văn nhận được sự tán tụng, và được những nhà quan sát xem là đỉnh cao của cuộc tuần hành.<ref>"The News of the Week in Review: March on Washington—Symbol of intensified drive for Negro rights," ''New York Times'' (ngày 1 tháng 9 năm 1963). ''The high point and climax of the day, it was generally agreed, was the eloquent and moving speech late in the afternoon by the Rev. Dr. Martin Luther King Jr., [...].''</ref> James Reston, một cây bút của tờ [[New York Times]], nhận xét, "Tiến sĩ King đã chạm đến tất cả chủ đề của ngày ấy, chỉ để làm tốt hơn những người khác. Ông là một biểu tượng đầy trọn cho Lincoln và [[Gandhi]], và thấm đẫm tinh thần của [[Kinh Thánh]]. Ông vừa quyết liệt vừa trầm lắng, và khiến đám đông ra về với cảm giác rằng một cuộc hành trình dài là xứng đáng". Reston cũng nhận thấy "sự kiện đã được truyền hình và báo chí tường thuật tốt hơn bất cứ sự kiện nào khác kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Kennedy," và tin rằng "sẽ còn lâu lắm [Washington] mới quên được giọng du dương u buồn của Mục sư Martin Luther King Jr. nói với đám đông về giấc mơ của ông."<ref>James Reston, "'I Have a Dream...: Peroration by Dr. King sums up a day the capital will remember," ''New York Times'' (ngày 29 tháng 8 năm 1963).</ref> Một bài viết của Mary McGrory đăng trên tờ [[Boston Globe]] thuật lại rằng diễn từ của King đã "hút hồn" và "cảm động đám đông" trong ngày ấy theo cách không một diễn giả nào khác có thể làm được.<ref>Mary McGrory, "Polite, Happy, Helpful: The Real Hero Was the Crowd," ''Boston Globe'' (ngày 29 tháng 8 năm 1963).</ref> Marquis Childs của tờ [[Washington Post]] viết rằng diễn văn của King "vượt quá thuật hùng biện đơn thuần".<ref>Marquis Childs, "Triumphal March Silences Scoffers," ''The Washington Post'' (ngày 30 tháng 8 năm 1963).</ref> Một bài báo trên tờ [[Los Angeles Times]] bình luận rằng "tài hùng biện vô song" được thể hiện bởi King, "nhà hùng biện siêu đẳng" với phong cách cách quá hiếm hoi đến nỗi hầu như bị lãng quên trong thời đại chúng ta, "đã khiến những kẻ chủ trương phân biệt phải hổ thẹn" bằng cách soi sáng "lương tâm của nước Mỹ" với công lý của chính nghĩa quyền công dân.<ref>Max Freedman, "The Big March in Washington Described as 'Epic of Democracy'," ''Los Angeles Times'' (Sep. 9, 1963).</ref>
[[Hình:i-have-a-dream-site.jpg|nhỏ|phải|230px|Địa điểm King đọc bài diễn văn trên những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln được lưu dấu bằng tấm đá hoa cương]]