Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hải chiến Guadalcanal”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
n Đã lùi lại sửa đổi của Thaonhi123 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Anhbahn
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
{{Xung đột quân đội
|conflict=Trận hải chiến Guadalcanal
|partof=[[Chiến tranh Thái Bình Dương|Mặt trận Thái Bình Dương]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]
|image=[[Tập tin:Naval Battle of Guadalcanal.jpg|300px]]
|caption=Khói của hai phi cơ Nhật Bản bị bắn rơi ngày 12 tháng 11 năm 1942. Chụp trên chiếc [[USS President Adams (AP-38)|USS President Adams]] ở mạn tàu bên phải là chiếc [[USS Betelgeuse (AK-28)|USS Betelgeuse]].
|date=Ngày 12–15 tháng 11 năm 1942
|place=[[Guadalcanal]], [[quần đảo Solomon]]
|map_type = Pacific Ocean
|map_relief =
|map_size =
|map_marksize =
|map_caption = Vị trí trong Thái Bình Dương
|map_label =
|result=[[Hoa Kỳ]] giành chiến thắng chiến lược cho [[chiến dịch Guadalcanal]]
|combatant1={{flagcountry|Hoa Kỳ|1912}}
|combatant2={{flagcountry|Đế quốc Nhật Bản}}
|commander1={{flagicon|USA|1912|size=25px}} [[William Halsey, Jr.]]<br />{{flagicon|USA|1912|size=25px}} [[Daniel J. Callaghan|Daniel Callaghan]] {{KIA}}<br />{{flagicon|USA|1912|size=25px}} [[Norman Scott (admiral)|Norman Scott]] {{KIA}}<br />{{flagicon|USA|1912|size=25px}} [[Willis Augustus Lee|Willis A. Lee]]
|commander2={{flagicon|Japan|naval}} [[Yamamoto Isoroku]]<br />{{flagicon|Japan|naval}} [[Abe Hiroaki]]<br />{{flagicon|Japan|naval}} [[Kondo Nobutake]]<br />{{flagicon|Japan|naval}} [[Tanaka Raizo]]
|strength1=1 [[tàu sân bay]], <br />2 [[thiết giáp hạm]], <br />5 [[tàu tuần dương|tuần dương hạm]], <br />12 [[tàu khu trục|khu trục hạm]]
|strength2=2 [[thiết giáp hạm]], <br />8 [[tàu tuần dương|tuần dương hạm]], <br />16 [[tàu khu trục|khu trục hạm]]
|casualties1=2 [[tàu tuần dương|tuần dương hạm]] chìm,<br />7 [[tàu khu trục|khu trục hạm]] chìm,<br />36 máy bay bị phá hủy,<br /> 1.732 tử trận<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 490</ref><ref>Lundstrom, ''Guadalcanal Campaign'' trang 523.</ref>
|casualties2=2 [[thiết giáp hạm]] chìm<br /> 1 [[tàu tuần dương|tuần dương hạm]] chìm,<br />3 [[tàu khu trục|khu trục hạm]] chìm,<br /> 11 tàu vận tải chìm,<br /> 64 máy bay bị phá hủy,<br />1.900 tử trận<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 490. Frank thì nói rằng Nhật Bản chỉ mất 450 lính trên các tàu vận tải, trong cuốn "Những con số mà không người Mỹ nào muốn tin" trang 462, Nhật Bản cũng ghi nhận con số này trong các báo cáo.</ref><ref>Lundstrom, ''Guadalcanal Campaign'' trang 522.</ref>
}}
{{Chiến dịch Guadalcanal}}
'''Trận hải chiến Guadalcanal''' hay theo như cách gọi của Nhật Bản là '''Dai Sanji Solomon Kaisen''' (第三次ソロモン海戦, だいさんじソロモンかいせん; ''Hải chiến Solomon lần thứ ba''), diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 11 năm 1942, là một trong nhiều trận hải chiến giữa [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] và quân Đồng Minh (chủ yếu là [[Hoa Kỳ]]) trong [[chiến dịch Guadalcanal]] kéo dài nhiều tháng tại [[quần đảo Solomon]] trong cuộc [[chiến tranh thế giới thứ hai]]. Trận hải chiến bao gồm nhiều cuộc không kích và đấu pháo giữa các chiến hạm trong suốt bốn ngày, hầu hết ở gần [[Guadalcanal]] và đều liên quan đến nỗ lực của Nhật Bản đổ quân lên đảo. Trận đánh này có điểm nổi bật là hai đô đốc [[Hải quân Hoa Kỳ]] duy nhất tử trận trong suốt cuộc chiến tranh.
 
Lực lượng [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]], chủ yếu là quân Hoa Kỳ, đổ bộ lên [[Guadalcanal]] vào ngày 7 tháng 8 năm 1942 để đánh chiếm một sân bay, sau này được đặt tên là [[sân bay Henderson]], mà quân đội Nhật Bản đang xây dựng. Nhiều nỗ lực tiếp theo của [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản|Lục quân]] và [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] sử dụng lực lượng tăng cường bằng tàu lên Guadalcanal để giành lại sân bay đều bị thất bại. Vào đầu [[tháng mười một|tháng 11]] năm [[1942]], quân Nhật đã tập hợp một đoàn tàu vận tải chuyển 7.000 binh lính và quân nhu đến Guadalcanal, một lần nữa cố đánh chiếm lại sân bay. Nhiều tàu chiến Nhật Bản được giao nhiệm vụ bắn phá vào sân bay Henderson nhằm tiêu diệt máy bay Đồng Minh vốn là mối đe dọa cho đoàn tàu vận chuyển. Biết được lực lượng tăng cường của Nhật đang đến, Hoa Kỳ đã tung máy bay và tàu chiến ra nhằm bảo vệ sân bay và ngăn chặn Nhật Bản đổ quân.
 
Kết quả của trận này là cả hai bên đều bị mất rất nhiều tàu chiến trong hai trận đánh hết sức khốc liệt trong đêm tối. Dầu sao đi chăng nữa, quân Hoa Kỳ đã thành công trong việc đẩy lui được những nỗ lực của quân Nhật Bản trong việc dùng [[thiết giáp hạm]] bắn phá sân bay Henderson. Các cuộc không kích của máy bay Đồng Minh cũng đánh chìm được hầu hết tàu vận tải chở quân nhu và ngăn không cho đoàn tàu chở quân tiếp viện của quân Nhật Bản đến được Guadalcanal. Vì vậy, trận này đã đẩy lùi nỗ lực lớn cuối cùng của Nhật Bản trong việc cố gắng đánh bật lực lượng Đồng Minh ra khỏi Guadalcanal và khu vực gần Tulagi. Quân Hoa Kỳ đã giành được [[thắng lợi chiến lược]] cho toàn bộ [[chiến dịch Guadalcanal]] trong trận hải chiến này và xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho mình.
 
== Bối cảnh ==
[[Tập tin:LVT(1) amphibian tractor moves up the beach on Guadalcanal Island, circa 7-9 August 1942.jpg|trái|250px|nhỏ|Lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal.]]
[[Tập tin:Aerial view of Henderson Field, Guadalcanal, in late August 1942.jpg|trái|250px|nhỏ|Sân bay Henderson ít lâu sau khi quân Nhật tấn công bị đẩy lui.]]
[[Chiến dịch Guadalcanal]] kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ ngày 07 tháng 8 năm 1942, khi lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên các đảo Guadalcanal, Tulagi và Florida trong [[quần đảo Solomon]] vốn là thuộc địa của Anh. Việc đổ bộ là nhằm ngăn chặn việc Nhật Bản sử dụng các đảo trên làm căn cứ đe dọa đến con đường vận chuyển giữa [[Hoa Kỳ]] và [[Úc]]; và sử dụng các đảo này làm điểm tựa để mở một chiến dịch đánh chiếm lại toàn bộ [[quần đảo Solomon]] cũng như để cô lập hay đánh chiếm căn cứ lớn Nhật Bản tại Rabaul, trong khi vẫn cung cấp hỗ trợ cho quân Đồng Minh trong [[chiến dịch New Guinea]]. Nhật Bản đã [[Chiếm đóng Tulagi (tháng 5 năm 1942)|đánh chiếm Tulagi]] và bắt đầu xây dựng một căn cứ không quân trên đảo Guadalcanal vào tháng 6 năm 1942<ref>Hogue, ''Pearl Harbor to Guadalcanal'' trang 235–236.</ref>.
 
Vào lúc hoàng hôn ngày 08 tháng 8, 11.000 lính của lực lượng [[khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|quân Đồng Minh]] đã kiểm soát được Tulagi, các đảo lân cận, và một sân bay đang được xây dựng của Nhật Bản tại Lunga Point sau này được gọi là Henderson. Lực lượng không quân được cử đến sân bay Henderson được gọi là "[[Không lực Xương Rồng]]" (Cactus Air Force) theo tên mã mà quân Đồng Minh đặt cho Guadalcanal. Để bảo vệ sân bay, [[thủy quân lục chiến|lính thủy đánh bộ]] [[Hoa Kỳ]] đã thiết lập một vành đai phòng thủ quanh Lunga Point. Quân tiếp viện được chở đến hai tháng sau đó tăng số lính của Hoa Kỳ tại Lunga Point lên 20.000 người<ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'', trang 14–15.</ref><ref>Miller, ''Guadalcanal: The First Offensive'' trang 143.</ref><ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 338.</ref><ref>Shaw, ''First Offensive'' trang 18.</ref>.
 
Để đối phó, Bộ Tổng chỉ huy của Nhật Bản đã giao nhiệm vụ cho Tập đoàn quân 17, một đơn vị cỡ quân đoàn đang đóng tại Rabaul dưới sự chỉ huy của trung tướng [[Hyakutake Harukichi]], đánh chiếm lại Guadalcanal. Các đơn vị của Tập đoàn quân 17 bắt đầu di chuyển tới Guadalcanal vào ngày 19 tháng 8 để đánh bật lực lượng Đồng Minh ra khỏi đảo<ref>Griffith, ''Battle for Guadalcanal'' trang 96–99</ref><ref>Dull, ''Imperial Japanese Navy'' trang 225</ref><ref>Miller, ''Guadalcanal: The First Offensive'' trang 137–138.</ref>.
 
Bị đe dọa bởi máy bay CAF xuất phát từ sân bay Henderson Nhật Bản không thể sử dụng các tàu vận tải lớn và chậm để chuyển quân cùng quân nhu đến đảo. Thay vào đó họ sử dụng các tàu chiến đóng tại Rabaul và [[quần đảo Shortland]]. Các tàu chiến của Nhật Bản, chủ yếu là các [[tàu tuần dương hạng nhẹ|tuần dương hạm hạng nhẹ]] và [[tàu khu trục|khu trục hạm]] từ [[Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản|Hạm đội 8]] dưới sự chỉ huy của [[Phó Đô đốc]] [[Mikawa Gunichi]], thường có thể thực hiện chuyến đi dọc theo "Cái khe" [[eo biển New Georgia]] đến Guadalcanal và quay trở về chỉ trong một đêm, thời điểm mà phi đội Đồng Minh không thể hoạt động. Việc chuyển quân theo cách này lại không thể mang nhiều lính cùng quân nhu cũng như hầu hết các khí tài quân sự hạng nặng, như pháo hạng nặng, phương tiện cơ giới hay một lượng lớn lương thực và đạn dược đến Guadalcanal. Quân Đồng Minh đã gọi các tàu chiến tốc độ cao xuất hiện tới lui đến Guadalcanal trong suốt chiến dịch là ''Đoàn tàu tốc hành Tokyo'' (Tokyo Express) còn Nhật Bản thì gọi chúng là "Đoàn tàu chở chuột" Nezumi Yusō (鼠輸送)<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 202, 210–211.</ref>.
 
[[Tập tin:Listing USS Hornet (CV-8) is abandoned in the late afternoon of 26 October 1942.jpg|250px|phải|nhỏ|Chiếc tàu sân bay ''Hornet'' đang chìm trong [[trận chiến quần đảo Santa Cruz]].]]
[[Tập tin:Japanes air attack on shipping off Guadalcanal, 12 November 1942.jpg|250px|phải|nhỏ|Phi đội Nhật tấn công đoàn tàu vận tải của Hoa Kỳ ngoài khơi Guadalcanal ngày 12 tháng 11.]]
Nỗ lực đầu tiên của phía Nhật Bản nhằm tái chiếm sân bay Henderson bị thất bại khi một lực lượng 917 quân bị đánh bại vào ngày 21 tháng 8 trong [[Trận Tenaru]]. Cố gắng tiếp theo từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 9 kết thúc với việc 6.000 binh lính dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng [[Kawaguchi Kiyotake|Kiyotake Kawaguchi]] bị đánh bại trong [[Trận chiến đồi Edson]].<ref>Frank, ''Guadalcanal'', trang 141–143, 156–158, 228–246, 681.</ref>
 
Trong tháng 10, quân Nhật định đánh chiếm sân bay Henderson bằng cách gửi thêm 15.000 quân, chủ yếu là lực lượng của Sư đoàn 2 tới Guadalcanal. Thêm vào việc chuyển quân bằng Đoàn tàu tốc hành Tokyo, Nhật Bản cũng thành công trong việc gửi một đoàn vận tải lớn dùng nhiều tàu vận tải có tốc độ chậm hơn. Để tiến hành chuyến vận tải này, hai tàu chiến của Nhật tiến hành bắn phá ban đêm sân bay Henderson trong ngày 14 tháng 10, khiến đường băng của sân bay bị hỏng nặng, ½ số máy bay của CAF bị phá hủy, phần lớn số nhiên liệu phi cơ bị đốt. Mặc dù phải chịu nhiều hư hại nặng, quân Hoa Kỳ trên đảo vẫn có thể phục hồi hai đường bay, nhận thêm máy bay và nhiên liệu phi cơ thay thế, và dần khôi phục CAF trong vài tuần tiếp theo tới mức trước khi bị pháo kích.<ref>Frank, ''Guadalcanal'', tr. 315–3216; Morison, ''Struggle for Guadalcanal'', tr. 171–175; Hough, ''Pearl Harbor to Guadalcanal'', tr. 327–328.</ref>
 
Tiếp theo đó Nhật Bản cố gắng đánh chiếm lại đảo với đội quân mới vừa được đưa đến từ ngày 20 tháng 10 đến 26 tháng 10 và bị thất bại nặng trong [[trận chiến sân bay Henderson]]. Cùng lúc đó hạm đội Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đô đốc [[Yamamoto Isoroku]] Tư lệnh [[Hạm đội Liên hợp]] Nhật Bản, đã đánh bại lực lượng hải quân của quân Đồng Minh trong [[trận chiến quần đảo Santa Cruz]] và buộc các tàu của quân Đồng Minh phải rút ra khỏi khu vực. Tuy nhiên các [[tàu sân bay]] của Nhật Bản cũng phải trở về vì tổn thất về máy bay và phi công<ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 134–135</ref>. Sau đó các tàu chủ lực của Yamamoto quay trở về căn cứ chính tại [[Chuuk|Truk]] ở [[Micronesia]], còn các tàu sân bay thì quay về Nhật Bản để sửa chữa và nhận máy bay mới<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 44–45.</ref>.
 
Quân đội Nhật Bản lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào Guadalcanal khác vào tháng 11 năm 1942, nhưng phải có quân tiếp viện trước khi kế hoạch có thể được thực hiện. Quân đội yêu cầu Yamamoto trợ giúp gửi tiếp viện đến đảo và hỗ trợ họ trong cuộc tấn công vào lực lượng Đồng Minh đang cố thủ sân bay Henderson. Để hỗ trợ cho việc tiếp viện, Yamamoto tập hợp 11 tàu vận tải cỡ lớn để chuyển 7.000 quân của [[sư đoàn bộ binh số 38]] cùng đạn dược, lương thực và các trang thiết bị hạng nặng Rabaul đến Guadalcanal. 11 tàu vận tải dùng để vận chuyển binh lính, trang thiết bị và quân nhu gồm ''Arizona Maru'', ''Kumagawa Maru'', ''Sado Maru'', ''Nagara Maru'', ''Nako Maru'', ''Canberra Maru'', ''Brisbane Maru'', ''Kinugawa Maru'', ''Hirokawa Maru'', ''Yamaura Maru'' và ''Yamatsuki Maru''. Ông cũng đã cử các tàu chiến từ Truk gia nhập hạm hạm đội ngày 09 tháng 11 trong đó có hai [[thiết giáp hạm]]. Hai thiết giáp hạm ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' và ''[[Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)|Kirishima]]'' được trang bị đạn nổ sát thương (đạn nổ mảnh) dùng để pháo kích vào Henderson trong đêm ngày 12-13 tháng 11, nhằm phá hủy sân bay cùng phi đội máy bay đang đóng ở đó, tạo điều kiện cho các tàu vận tải lớn và chậm chạp đến Guadalcanal đổ quân an toàn ngày hôm sau<ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 225–238</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 41–46</ref>. Hạm đội sẽ nhận lệnh chỉ huy từ [[soái hạm]] ''Hiei'' mà Phó Đô đốc [[Abe Hiroaki]] đang chỉ huy.<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 93.</ref>.
 
Vì bị đe dọa thường xuyên bởi máy bay và tàu chiến Nhật, lực lượng Đồng Minh gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp viện cho lực lượng trên bộ tại Guadalcanal, nơi phải thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công của Nhật Bản từ đất liền và biển<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 28.</ref>. Vào đầu tháng 11 năm 1942, mạng lưới [[tình báo]] của quân Đồng Minh biết được Nhật Bản dang chuẩn bị để đánh chiếm Henderson một lần nữa<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 37.</ref>. Vì thế Hoa Kỳ đã gửi Lực lượng Đặc nhiệm 67 cùng đoàn tàu vận tải chở một lượng lớn lính tiếp viện và quân nhu, chia ra làm hai nhóm dược chỉ huy bởi Chuẩn Đô đốc [[Richmond K. Turner]] đến Guadalcanal vào ngày 11 tháng 11. Đoàn tàu vận tải được bảo vệ bởi hai đoàn tàu hộ tống dưới sự chỉ huy của các Chuẩn Đô đốc [[Daniel J. Callaghan]] và [[Norman Scott]] cùng phi đội tại Henderson ở [[Guadalcanal]]. Lực lượng tiếp viện của Hoa Kỳ gồm 5.500 lính và tiểu đoàn kỹ sư hàng không hàng hải số 1 thay thế cho lực lượng mặt đất và trên không, tiểu đoàn thay thế lính thủy đánh bộ số 4 (hai tiểu đoàn này thuộc trung đoàn số 182 của Hoa Kỳ) cùng đạn dược và quân nhu. Nhóm tàu vận tải đầu tiên tên TF 67.1 được chỉ huy bởi thuyền trưởng Ingolf N. Kiland bao gồm các chiếc [[McCawley]], [[Crescent City]], [[President Adams]] và [[President Jackson]]. Nhóm tàu vận chuyển thứ hai tên TF 62.4 bao gồm các chiếc [[Betelgeuse]], [[Libra (định hướng)|Libra]] và [[Zeilin]]<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 79–80</ref><ref>Hammel,'' Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 38–39</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 227–233</ref><ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 429–430</ref>.Đoàn tàu vận tải bị tấn công rất nhiều lần vào ngày 11-12 tháng 11 bởi các máy bay của Nhật Bản đóng tại Buin ở [[Bougainville]] trong [[quần đảo Solomon]] nhưng hầu hết đã đến được Guadalcanal và đổ quân với các hư hại không nghiêm trọng<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 432</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 50–90</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 229–230.</ref>.
 
== Trận hải chiến đầu tiên ngày 13 tháng 11 ==
=== Mở đầu ===
[[Tập tin:HiroakiAbe.jpg|phải|200px|nhỏ|Phó đô đốc Abe Hiroaki.]]
Hạm đội của [[Abe Hiroaki]] thiết lập đội hình cách 110&nbsp;km về phía bắc eo biển Indispensable Strait và bắt đầu tiến về Guadalcanal vào ngày 12 tháng 11, dự định sẽ đến nơi vào buổi sáng sớm hôm sau ngày 13 tháng 11. Đoàn tàu vận tải chậm hơn cùng 11 hay 12 khu trục hạm gồm ''[[Hayashio (khu trục hạm Nhật)|Hayashio]]'', ''[[Oyashio (khu trục hạm Nhật)|Oyashio]]'', ''[[Kagero (khu trục hạm Nhật)|Kagero]]'', ''[[umikaze (tàu khu trục Nhật)|Umikaze]]'', ''[[kawakaze (tàu khu trục Nhật)|Kawakaze]]'', ''[[suzukaze (tàu khu trục Nhật)|Suzukaze]]'', ''[[Takanami (khu trục hạm Nhật)|Takanami]]'', ''[[Makinami (khu trục hạm Nhật)|Makinami]]'', ''[[Naganami (khu trục hạm Nhật)|Naganami]]'', ''[[amagiri (tàu khu trục Nhật)|Amagiri]]'' và ''[[mochizuki (tàu khu trục Nhật)|Mochizuki]]'' được chỉ huy bởi [[Tanaka Raizo]] bắt đầu đi vào vùng biển [[New Georgia Sound]] từ Shortlands theo kế hoạch sẽ đến Guadalcanal vào đêm ngày 13 tháng 11 <ref name=autogenerated1>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 234</ref><ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 428</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 92–93.</ref><ref>Morison nói chỉ có 11 khu trục hạm và đã liệt kê tên ra</ref><ref>Evans, ''Japanese Navy'' trang 188.Tanaka thì nói có 12 khu trục hạm</ref>. Ngoài hai thiết giáp hạm, hạm đội của Abe còn gồm [[tàu tuần dương hạng nhẹ|tuần dương hạm hạng nhẹ]] ''[[Nagara (tàu tuần dương Nhật)|Nagara]]'' cùng 11 khu trục hạm chia làm hai nhóm. Nhóm khu trục hạm số 10 được chỉ huy bởi thiếu tướng hải quân [[Kimura Susumu]] từ chiếc ''[[Nagara (tàu tuần dương Nhật)|Nagara]]'' gồm ''[[Amatsukaze (khu trục hạm Nhật)|Amatsukaze]]'', ''[[Yukikaze (khu trục hạm Nhật)|Yukikaze]]'', ''[[akatsuki (tàu khu trục Nhật)|Akatsuki]]'', ''[[ikazuchi (tàu khu trục Nhật)|Ikazuchi]]'', ''[[inazuma (tàu khu trục Nhật)|Inazuma]]'' và ''[[Teruzuki (khu trục hạm Nhật)|Teruzuki]]''. Nhóm khu trục hạm số 4 được chỉ huy bởi thiếu tướng hải quân [[Takama Tamotsu]] gồm ''[[asagumo (tàu khu trục Nhật) (1938)|Asagumo]]'', ''[[Murasame (khu trục hạm Nhật)|Murasame]]'', ''[[samidare (tàu khu trục Nhật)|Samidare]]'', ''[[yudachi (tàu khu trục Nhật)|Yudachi]]'' và ''[[harusame (tàu khu trục Nhật)|Harusame]]''<ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 233–234.</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 103–105.</ref>. Ba khu trục hạm khác là ''[[shigure (tàu khu trục Nhật)|Shigure]]'', ''[[shiratsuyu (tàu khu trục Nhật)|Shiratsuyu]]'' và ''[[yugure (tàu khu trục Nhật)|Yugure]]'' làm nhiệm vụ cảnh giới phía sau trong [[quần đảo Russell]] khi hạm đội của Abe tiến vào vùng biển quanh đảo Savo phía Bắc ngoài khơi Guadalcanal<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 429.</ref>.
 
[[Tập tin:Callaghan.jpg|trái|200px|nhỏ|Đô đốc Daniel J. Callaghan.]]
Máy bay [[trinh sát]] của Hoa Kỳ phát hiện hạm đội Nhật Bản đang tới gần và phát tín hiệu cảnh báo cho chỉ huy của quân Đồng Minh<ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 235.</ref><ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 137.</ref>. Khi nhận được cảnh báo [[Richmond K. Turner]] đã tập hợp và tách tất cả các tàu có thể chiến đấu ra khỏi đoàn tàu vận tải để bảo vệ lực lượng trên bờ ở Guadalcanal khỏi các cuộc tấn công và đổ bộ của Nhật Bản có thể xảy ra đồng thời ra lệnh cho các tàu vận tải rút ra khỏi khu vực vào lúc hoàng hôn ngày 12 tháng 11. Đô đốc [[Daniel Callaghan]] có thâm niên hơn vài ngày nên đã được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng, dù [[Norman Scott]] có nhiều kinh nghiệm hơn<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 83–85</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 236–237</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 92</ref><ref>Turner và các tàu vận tải đã đến Espiritu Santo an toàn ngày 15 tháng 11.</ref>. Callaghan chuẩn bị để nghênh chiến với hạm đội của Nhật Bản vào ban đêm trong một trận đánh quyết liệt. Lực lượng hải quân của Callaghan bao gồm hai [[tàu tuần dương hạng nặng|tuần dương hạm hạng nặng]] là ''[[USS San Francisco (CA-38)|San Francisco]]'' và ''[[USS Portland (CA-33)|Portland]]'', ba tuần dương hạm hạng nhẹ là ''[[USS Helena (CL-50)|Helena]]'', ''[[USS Juneau (CL-52)|Juneau]]'' và ''[[USS Atlanta (CL-51)|Atlanta]]'' cùng 8 [[tàu khu trục|khu trục hạm]] ''[[USS Cushing (DD-376)|Cushing]]'', ''[[USS Laffey (DD-459)|Laffey]]'', ''[[USS Sterett (DD-407)|Sterett]]'', ''[[USS O'Bannon (DD-450)|O'Bannon]]'', ''[[USS Aaron Ward (DD-483)|Aaron Ward]]'', ''[[USS Barton (DD-599)|Barton]]'', ''[[USS Monssen (DD-436)|Monssen]]'' và ''[[USS Fletcher (DD-445)|Fletcher]]''. Đô đốc Callaghan chỉ huy trên chiếc ''[[USS San Francisco (CA-38)|San Francisco]]''<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 99–107.</ref>.
 
Khi tiến đến Guadalcanal hạm đội Nhật Bản đã đi vào một vùng mưa dông lớn và dày đặc, do đội hình vốn rất phức tạp cùng với các mệnh lệnh khó hiểu của Abe đội hình của hạm đội Nhật Bản đã tách ra thành nhiều nhóm<ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 137–140</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 238–239.</ref>. Hạm đội của Hoa Kỳ đã xếp thành một hàng dài bao quanh vùng biển Savo với các khu trục hạm đứng trước và sau hàng phòng thủ còn các tuần dương hạm đứng chính giữa. Khoảng cách giữa các khu trục hạm với các tuần dương hạm là 800 yards (730 m), giữa các tuần dương hạm với nhau là 700 yards (640 m) và giữa các khu trục hạm với nhau là 500 yards (460 m). Năm chiếc tàu được trang bị hệ thống [[ra đa]] cảm biến mới và có tầm hoạt động xa nhưng Callaghan quyết định không để chúng đứng ở phía trước hàng phòng thủ, và cũng không chọn tàu nào làm [[soái hạm]] cho mình. Callaghan không phổ biến kế hoạch tác chiến chiến cho các thuyền trưởng trong hạm đội của mình<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'', p. 85; Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 237</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 106–108</ref>
 
=== Diễn biến ===
[[Tập tin:NavalGuadalcanalMap.jpg|trái|250px|nhỏ|Sơ đồ đội hình hạm đội Hoa Kỳ.]]
Vào khoảng 01:25 ngày 13 tháng 11 trong điều kiện trời tối đen như mực do cơn mưa dông lớn và trăng khuyết, hạm đội Nhật Bản tiến vào eo biển giữa Savo và Guadalcanal, sẵn sàng pháo kích sân bay Henderson<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 437–438.</ref>. Một số tàu của Hoa Kỳ đã phát hiện ra các tàu của Nhật Bản vào lúc 01:24 nhưng gặp vấn đề thông tin liên lạc để thông báo cho Callaghan, vì thiếu kinh nghiệm hoạt động đồng bộ và chất lượng hệ thống radio mà họ được trang bị, cũng như sự thiếu kỷ luật trong thao tác phát tín hiệu liên lạc<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 86–89</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 124–126</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 239–240.</ref><ref name="guadalcanal438">Frank, ''Guadalcanal'' trang 438.</ref>. Vài phút sau hai lực lượng gần như đồng thời nhìn thấy nhau, nhưng cả [[Abe Hiroaki]] và [[Daniel J. Callaghan]] đều ngần ngại ra lệnh cho các tàu của mình tấn công ngay lập tức. Abe gần như bất ngờ bởi hạm đội kẻ thù ở quá sát nên không thể quyết định được liệu ông có nên ra lệnh tạm rút lui để các [[thiết giáp hạm]] có đủ thời gian thay đạn nổ sát thương (dùng để pháo kích) thành đạn chống hạm, hay tiếp tục tiến lên phía trước. Ông quyết định tiếp tục tiến lên<ref name="guadalcanal438" /><ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 140.</ref>. Callaghan thì định đánh thọc sườn hạm đội Nhật Bản như Scott đã làm trong [[trận chiến Cape Esperance]] nhưng lại bị rối vì chỉ nhận được thông tin không đầy đủ, và vì rằng đội hình hạm đội Nhật Bản chia thành từng nhóm nhỏ, nên ông đã ra những mệnh lệnh di chuyển hạm đội khó hiểu, và nói chung là ông để mất quá nhiều thời gian trước khi hành động. Đội hình tàu chiến của Hoa Kỳ bắt đầu bị phân rã, góp phần vào việc Callaghan phải trì hoãn ra lệnh nổ súng, để xác định và sắp xếp lại đội hình<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 89–90</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 239–242</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 129.</ref>. Trong lúc này các tàu của Nhật Bản đã đan xem vào giữa đội hình của Hoa Kỳ, các thuyền trưởng hai bên đều bồn chồn đợi lệnh khai hỏa<ref name="guadalcanal438" />.
 
Vào lúc 01:48 ''[[akatsuki (tàu khu trục Nhật)|Akatsuki]]'' và ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' bật hai đèn pha dò tìm vào chiếc ''[[USS Atlanta (CL-51)|Atlanta]]'' chỉ cách 3.000 yard (2,7&nbsp;km) (là cự ly bắn trực xạ của các pháo hạm cỡ lớn lớn). Vài chiếc tàu của hai bên bắt đầu tự nổ súng lẻ tẻ vào nhau. Nhận ra rằng lực lượng của mình đã bị bao vây bởi tàu Nhật Bản, Callaghan ra lệnh "tàu số lẻ nổ súng bên mạn phải, tàu số chẵn bắn sang mạn trái" (chỉ có điều là trước khi trận đánh nổ ra, các tàu không được phân công số, và đội hình tàu chiến vốn dĩ đã rất hỗn độn)<ref name="guadalcanal439">Frank, ''Guadalcanal'' trang 439.</ref>. Tất cả các tàu chưa nổ súng còn lại của Hoa Kỳ đều khai hỏa, một số tàu khác thì phải thay đổi mục tiêu cho phù hợp với mệnh lệnh của Callaghan<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 90–91</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 132–137</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 242–243.</ref>. Hai lực lượng ở thế đan xen với nhau, bắn pháo cận chiến vào nhau một cách hỗn loạn như các trận hải chiến ở các thế kỷ trước. Hoa tiêu của chiếc ''[[USS Monssen (DD-436)|Monssen]]'' mô tả trận đánh "cứ như trận loạn đả trong quán bar khi tắt đèn"<ref name="guadalcanal441">Frank, ''Guadalcanal'' trang 441.</ref>.
[[Tập tin:NavalGuadalcanalNov13 mod.jpg|phải|250px|nhỏ|Sơ đồ bắt đầu chiến sự khi các tàu Hoa Kỳ bắt đầu quay sang trái theo chiều của mũi tên đen.]]
Có ít nhất sáu tàu của Hoa Kỳ là ''[[USS Laffey (DD-459)|Laffey]]'', ''[[USS O'Bannon (DD-450)|O'Bannon]]'', ''[[USS Atlanta (CL-51)|Atlanta]]'', ''[[USS San Francisco (CA-38)|San Francisco]]'', ''[[USS Portland (CA-33)|Portland]]'' và ''[[USS Helena (CL-50)|Helena]]'' đã bắn vào chiếc ''[[akatsuki (tàu khu trục Nhật)|Akatsuki]]'' vì nó đã thu hút sự chú ý với đèn pha dò tìm của mình. Chiếc ''[[akatsuki (tàu khu trục Nhật)|Akatsuki]]'' bị trúng liên tiếp nhiều phát đạn, phát nổ và chìm chỉ sau ít phút. Chỉ có tám thuyền viên trong 197 thủy thủ của chiếc ''[[akatsuki (tàu khu trục Nhật)|Akatsuki]]'' là sống sót sau khi chiếc tàu bị chìm<ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 242–243</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 137–183</ref><ref name=autogenerated4>Frank, ''Guadalcanal'' trang 449.</ref>.
 
Vì ở vị trí tiên phong nên chiếc tuần dương hạm ''[[USS Atlanta (CL-51)|Atlanta]]'' đã bị trúng ngư lôi của các tàu Nhật Bản như ''[[Nagara (tàu tuần dương Nhật)|Nagara]]'', ''[[inazuma (tàu khu trục Nhật)|Inazuma]]'' và ''[[ikazuchi (tàu khu trục Nhật)|Ikazuchi]]'' như để đáp trả lại chiếc ''[[akatsuki (tàu khu trục Nhật)|Akatsuki]]''. Các loạt đạn pháo khiến chiếc ''[[USS Atlanta (CL-51)|Atlanta]]'' bị hỏng nặng, và bị [[kiểu 93 (ngư lôi)|ngư lôi Kiểu 93]] đánh trúng khiến động cơ của nó bị mất phân nửa công suất<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 150–159</ref>. Chiếc ''[[USS Atlanta (CL-51)|Atlanta]]'' bị trôi vào giữa làn lửa đạn của chiếc ''[[USS San Francisco (CA-38)|San Francisco]]'' đã khiến nó trúng đạn gây hư hại cực kỳ nghiêm trọng giết chết đô đốc Scott và nhiều thành viên trên bong chỉ huy<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 96–97, 103</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang246–247</ref><ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 443.</ref>. Chiếc ''[[USS Atlanta (CL-51)|Atlanta]]'' không còn khả năng di chuyển hay bắn trả, trôi dạt bất điều khiển và bị loại ra khỏi trận chiến khi các tàu của Nhật Bản bỏ qua nó. Một khu trục hạm dẫn đầu của Hoa Kỳ là chiếc ''[[USS Cushing (DD-376)|Cushing]]'' bị kẹt trong là lửa đạn của các khu trục hạm Nhật Bản, thậm chí có thể có cả chiếc ''[[Nagara (tàu tuần dương Nhật)|Nagara]]''. Nó bị hư hại rất nặng và bị bất động<ref name=autogenerated3>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 244</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 132–136.</ref>.
 
Chiếc ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' với 9 đèn pha dò tìm cỡ lớn, và do hướng di chuyển cắt xuyên qua đội hình của Hoa Kỳ nên đã trở thành mục tiêu chính của nhiều chiến hạm Hoa Kỳ. Chiếc ''[[USS Laffey (DD-459)|Laffey]]'' đi quá gần chiếc ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' đến nỗi chúng có thể đụng nhau nếu bị chệch khoảng 6,1 m<ref name=autogenerated3 /><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 137–141</ref><ref>Jameson, ''The Battle of Guadalcanal'' trang 22</ref>. Chiếc ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' không thể hạ tháp pháo chính cũng như tháp pháo phụ xuống đủ thấp để có thể tấn công chiếc ''[[USS Laffey (DD-459)|Laffey]]'' nhưng chiếc ''Laffey'' thì lại có thể quét khẩu pháo 5-inch (130&nbsp;mm) và súng máy của mình vào thượng tầng của chiếc ''Hiei'' khiến nó bị hư hỏng nặng phần trên và phần bong tàu, làm bị thương phó đô đốc Abe cũng như giết chết tham mưu trưởng của ông<ref name=autogenerated3 /><ref name=autogenerated6>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 146.</ref>. Phó đô đốc Abe phải rất khó nhọc điều khiển chiếc tàu của mình cho tới cuối trận chiến<ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 148.</ref>. Hai chiếc ''[[USS Sterett (DD-407)|Sterett]]'' và ''[[USS O'Bannon (DD-450)|O'Bannon]]'' cũng bắn tầm gần vào thượng tầng chiếc ''Hiei'', và có lẽ phóng một hay hai ngư lôi vào thân chiếc Hiei khiến nó bị hư hỏng nặng hơn, trước khi hai khu trục hạm này chạy vào bóng đêm<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 142–149</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 244–245.</ref>.
[[Tập tin:NavalGuadalcanalHieiMap.jpg|phải|300px|nhỏ|Sơ đồ đường đi của chiếc Hiei và các tàu đã tấn công nó.]]
Không thể bắn tháp pháo chính và tháp pháo thứ hai vào ba khu trục hạm đang quấy nhiễu mình nên chiếc ''Hiei'' đã tập trung hỏa lực của mình vào chiếc ''[[USS San Francisco (CA-38)|San Francisco]]'' chỉ cách khoảng 2.500 yard (2,3&nbsp;km)<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 444.</ref>. Cùng với nó là các chiếc ''[[Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)|Kirishima]]'', ''[[inazuma (tàu khu trục Nhật)|Inazuma]]'' và ''[[ikazuchi (tàu khu trục Nhật)|Ikazuchi]]'' bốn chiếc tàu cùng nã pháo vào chiếc ''[[USS San Francisco (CA-38)|San Francisco]]'' phá hủy phòng lái, giết chết đô đốc Callaghan, thuyền trưởng Cassin Young và hầu hết tất cả mọi người trên bong. Các loạt đạn đầu tiên của chiếc ''Hiei'' và ''[[Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)|Kirishima]]'' là đạn nổ sát thương nên đã giảm thiệt hại cho chiếc ''San Francisco'' và có thể đã giúp nó không bị chìm nghỉm ngay lập tức nhưng lại tăng thương vong lên cao. Do không tính tới khả năng sẽ đấu pháo với tàu địch nên thuyền viên trên hai chiếc thiết giáp hạm của Nhật Bản đã phải mất vài phút để có thể thay loại đạn xuyên giáp. Hơn nữa chiếc ''San Francisco'' đã hầu như hoàn toàn bất lực để có thể tự vệ hay có thể lái một cách chính xác trong việc cận chiến<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 160–171.</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 247.</ref>. Chiếc ''[[USS Helena (CL-50)|Helena]]'' đã đi theo chiếc ''San Francisco'' để cố gắng bảo vệ nó khỏi các thiệt hại khác<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 234.</ref>.
 
Hai trong các khu trục hạm của Hoa Kỳ gặp sự cố. Chiếc ''[[Nagara (tàu tuần dương Nhật)|Nagara]]'' hoặc hai khu trục hạm ''[[Teruzuki (khu trục hạm Nhật)|Teruzuki]]'' và ''[[Yukikaze (khu trục hạm Nhật)|Yukikaze]]'' đã tiến gần chiếc ''[[USS Cushing (DD-376)|Cushing]]'' và nã pháo vào nó phá hủy toàn bộ hệ thống điều khiển<ref name="guadalcanal441"/><ref name=autogenerated6 /><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 246</ref>. Không thể tiếp tục đánh trả, thủy thủ đoàn của chiếc ''Cushing'' bỏ tàu và nó đã bị chìm vài giờ sau đó<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 180–190.</ref>. Chiếc ''Laffey'' tránh được việc phải đối đầu với chiếc ''Hiei'' nhưng lại phải chống lại các chiếc ''[[asagumo (tàu khu trục Nhật) (1938)|Asagumo]]'', ''[[Murasame (khu trục hạm Nhật)|Murasame]]'', ''[[samidare (tàu khu trục Nhật)|Samidare]]'' và có thể thêm ''[[Teruzuki (khu trục hạm Nhật)|Teruzuki]]''<ref name="Hammel">Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea''.</ref><ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 146–147.</ref>. Các khu trục hạm Nhật Bản đã nã pháo vào chiếc ''Laffey'' và phóng ngư lôi vào nó phá hủy phần sống tàu. Vài phút sau ngọn lửa trên chiếc ''Laffey'' lan đến kho đạn khiến nó nổ tung và chìm nghỉm<ref name=autogenerated3 /><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 191–201.</ref>.
 
Chiếc ''[[USS Portland (CA-33)|Portland]]'' sau khi giúp đánh chìm chiếc ''[[akatsuki (tàu khu trục Nhật)|Akatsuki]]'' đã bị trúng ngư lôi của chiếc ''[[inazuma (tàu khu trục Nhật)|Inazuma]]'' hay ''[[ikazuchi (tàu khu trục Nhật)|Ikazuchi]]'' khiến nó bị hỏng nặng phần đuôi và chỉ có thể chạy vòng vòng. Trong vòng đầu tiên nó đã bắn bốn loạt đạn vào chiếc ''Hiei'' nhưng sau đó nó không đóng góp được gì nữa trong trận chiến<ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 247–248</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 172–178.</ref>.
 
Hai chiếc ''[[yudachi (tàu khu trục Nhật)|Yudachi]]'' và ''[[Amatsukaze (khu trục hạm Nhật)|Amatsukaze]]'' lần lượt nghênh chiến với năm tàu trong hậu đội của hạm đội Hoa Kỳ. Hai ngư lôi của chiếc ''[[Amatsukaze (khu trục hạm Nhật)|Amatsukaze]]'' đã đánh trúng chiếc ''[[USS Barton (DD-599)|Barton]]'' và nhấn chìm nó ngay cùng với hầu hết thủy thủ đoàn<ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 144–146</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 249.</ref>. Chiếc ''[[yudachi (tàu khu trục Nhật)|Yudachi]]'' phóng ngư lôi trúng chiếc ''[[USS Juneau (CL-52)|Juneau]]'' khiến nó trở nên bất động, phá hủy phần sống tàu cùng hầu hết các hệ thống điều khiển. Chiếc Juneau chạy về phía đông và chập chạp lết ra khỏi trận chiến<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 94</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 248</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 204–212.</ref>.
 
Chiếc ''[[USS Monssen (DD-436)|Monssen]]'' tránh xác chiếc ''[[USS Barton (DD-599)|Barton]]'' và các mảnh vỡ để tìm mục tiêu. Nhưng nó đã bị phát hiện bởi các chiếc ''[[asagumo (tàu khu trục Nhật) (1938)|Asagumo]]'', ''[[Murasame (khu trục hạm Nhật)|Murasame]]'' và ''[[samidare (tàu khu trục Nhật)|Samidare]]'' vừa diệt xong chiếc ''Laffey'', các tàu này tấn công tới tấp vào ''Monssen'' khiến nó bị hư hỏng nghiêm trọng và buộc thủy thủ phải bỏ tàu. Chiếc tàu này đã bị chìm ít lâu sau đó<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 95</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 249–250</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 213–225, 286.</ref>.
 
Chiếc ''[[Amatsukaze (khu trục hạm Nhật)|Amatsukaze]]'' tiến lại gần chiếc ''[[USS San Francisco (CA-38)|San Francisco]]'' với ý định đánh chìm chiếc tàu này. Tuy nhiên khi lại gần ''San Francisco'', chiếc ''[[Amatsukaze (khu trục hạm Nhật)|Amatsukaze]]'' đã không để ý chiếc ''[[USS Helena (CL-50)|Helena]]'' và bị tàu này bắn vào mạn tàu ở tầm gần khiến nó bị hư hỏng nặng. Chiếc ''[[Amatsukaze (khu trục hạm Nhật)|Amatsukaze]]'' thả khói mù che mắt chiếc ''[[USS Helena (CL-50)|Helena]]'' và chạy đi trong lúc các chiếc ''[[asagumo (tàu khu trục Nhật) (1938)|Asagumo]]'', ''[[Murasame (khu trục hạm Nhật)|Murasame]]'' và ''[[samidare (tàu khu trục Nhật)|Samidare]]'' tiến đến tấn công chiếc ''[[USS Helena (CL-50)|Helena]]''<ref name=autogenerated4 /><ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 149.</ref>.
 
Hai chiếc ''[[USS Aaron Ward (DD-483)|Aaron Ward]]'' và ''[[USS Sterett (DD-407)|Sterett]]'' đang tìm mục tiêu, phát hiện thấy chiếc ''[[yudachi (tàu khu trục Nhật)|Yudachi]]'' vốn không để ý đến sự hiện diện của hai khu trục hạm Hoa Kỳ này<ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 147.</ref>. Cả hai tàu của Hoa Kỳ bắn pháo và ngư lôi vào chiếc ''Yudachi'' cùng lúc khiến khu trục hạm này bị hư hại nghiêm trọng buộc thủy thủ đoàn phải bỏ tàu<ref name="Hammel"/>. Tuy nhiên chiếc tàu này không bị chìm ngay lập tức. Chiếc ''[[USS Sterett (DD-407)|Sterett]]'' tiếp tục tìm mục tiêu thì bị chiếc ''[[Teruzuki (khu trục hạm Nhật)|Teruzuki]]'' tấn công gây hư hỏng nặng và buộc phải rút khỏi trận chiến về hướng Đông<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 246–249.</ref>. Chiếc ''[[USS Aaron Ward (DD-483)|Aaron Ward]]'' thì đối đầu một chọi một với chiếc ''[[Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)|Kirishima]]'' nhưng bị thua và bị hư hỏng nặng. Chiếc tàu này đã cố gắng chạy khỏi vùng chiến sự nhưng sớm bị bất động do động cơ đã bị hỏng<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 250–256.</ref>.
 
Robert Leckie, một lính [[thủy quân lục chiến]] Mỹ chứng kiến trận đánh này trên đảo Guadalcanal đã kể lại: "Pháo sáng sáng bắn lên cao, khủng khiếp và đỏ rực. Các vệt pháo sáng khổng lồ xé toạc màn đêm trong ánh sáng cam... Mặt biển cứ như một tấm đá thủy tinh được đánh bóng mà trên đó các tàu chiến như được thả lên đó, bất động, làm tâm điểm của những hình tròn lan ra xung quanh như những viên đá rớt xuống bùn"<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 451, trích Leckie's ''Helmet for my Pillow''.</ref>.
 
Sau 40 phút kịch chiến tay đôi với nhau hạm đội hai bên bắt đầu tách dần nhau ra và ngừng bắn vào lúc 02:26 sau khi Abe và thuyền trưởng Gilbert Hoover (thuyền trưởng của chiếc ''[[USS Helena (CL-50)|Helena]]'' và là chỉ huy cao cấp nhất của hạm đội Hoa Kỳ còn sống sót cho đến lúc đó) ra lệnh ngưng chiến<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 451.</ref>. Phía đô đốc Abe thì có một thiết giáp hạm (''[[Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)|Kirishima]]''), một tuần dương hạm hạng nhẹ (''[[Nagara (tàu tuần dương Nhật)|Nagara]]'') và bốn khu trục hạm (''[[asagumo (tàu khu trục Nhật) (1938)|Asagumo]]'', ''[[Teruzuki (khu trục hạm Nhật)|Teruzuki]]'', ''[[Yukikaze (khu trục hạm Nhật)|Yukikaze]]'', và ''[[harusame (tàu khu trục Nhật)|Harusame]]'') chỉ bị hư hỏng nhẹ cùng bốn khu trục hạm (''[[inazuma (tàu khu trục Nhật)|Inazuma]]'', ''[[ikazuchi (tàu khu trục Nhật)|Ikazuchi]]'', ''[[Murasame (khu trục hạm Nhật)|Murasame]]'', và ''[[samidare (tàu khu trục Nhật)|Samidare]]'') bị hư hỏng tương đối. Hoa Kỳ thì chỉ còn một tuần dương hạm hạng nhẹ (''[[USS Helena (CL-50)|Helena]]'') và một khu trục hạm (''[[USS Fletcher (DD-445)|Fletcher]]'') là vẫn còn đủ khả năng chống trả. Dù có lẽ Abe không nhận ra, nhưng tình thế đã không để cho hạm đội của ông bắn phá sân bay Henderson và tiêu diệt hoàn toàn hạm đội Hoa Kỳ, tạo ra một vùng an toàn để đổ bộ quân tiếp viện và quân nhu<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 449–450.</ref>.
[[Tập tin:NavalGuadalcanalMap1.jpg|trái|300px|nhỏ|Sơ đồ toàn cảnh trận chiến.]]
Tuy nhiên có thể do không nắm rõ được tình hình Abe đã quyết định bỏ nhiệm vụ và rút ra khỏi khu vực. Có nhiều giả thuyết khác nhau cho lựa chọn này. Như hầu hết cá loại đạn đặc biệt dùng để bắn phá đã được sử dụng gần hết trong trận chiến, nếu việc bắn phá sân bay thất bại thì hạm đội sẽ bị bỏ bom bởi CAF vào lúc bình minh hay với vết thương của mình và nhiều phụ tá của Abe đã bị chết trong trận chiến có thể đã ảnh hưởng đến quyết định của ông. Hoặc có thể cũng vì không biết rõ số lượng tàu của mình hay của Hoa Kỳ còn có thể chiến đấu được do hệ thống liên lạc của chiếc ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' đã bị hỏng. Hơn nữa đội hình tàu của Nhật Bản đã bị phân tán sẽ mất một khoảng thời gian để có thể tái lập lại đội hình để bắn phá sân bay Henderson và tấn công các tàu chiến còn lại của Hoa Kỳ. Cho dù là lý do gì thì Abe cũng đã ra lệnh đình chiến và rút tất cả các tàu chiến ra khỏi khu vực, dù hai chếc ''[[Yukikaze (khu trục hạm Nhật)|Yukikaze]]'' và ''[[Teruzuki (khu trục hạm Nhật)|Teruzuki]]'' vẫn ở lại để trợ giúp ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]''<ref>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 153.</ref>. Chiếc ''[[samidare (tàu khu trục Nhật)|Samidare]]'' vớt những người sống sót của chiếc ''[[yudachi (tàu khu trục Nhật)|Yudachi]]'' lúc 03:00 trước khi nhập vào các tàu chiến khác rút lên phía Bắc<ref name="guadalcanal452">Frank, ''Guadalcanal'' trang 452.</ref>.
 
=== Kết thúc ===
[[Tập tin:HieiB17Nov13.gif|nhỏ|300px|phải|Chiếc ''Hiei''bị rò rỉ dầu sau các cuộc tấn công.]]
Vào khoảng 03:00 ngày 13 tháng 11 đô đốc Yamamoto đã hoãn kế hoạch đổ bộ của đoàn tàu vận tải và tất cả trở về Shortlands để chờ mệnh lệnh mới<ref name="guadalcanal452" />. Khi bình minh ló dạng ba chiếc tàu bị tê liệt của Nhật Bản là ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'', ''[[yudachi (tàu khu trục Nhật)|Yudachi]]'' và ''[[Amatsukaze (khu trục hạm Nhật)|Amatsukaze]]'' cùng ba chiếc tàu bị tê liệt khác của Hoa Kỳ là ''[[USS Portland (CA-33)|Portland]]'', ''[[USS Atlanta (CL-51)|Atlanta]]'' và ''[[USS Aaron Ward (DD-483)|Aaron Ward]]'' nằm ngoài khơi xung quanh [[đảo Savo]]<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 270.</ref>. Chiếc ''[[Amatsukaze (khu trục hạm Nhật)|Amatsukaze]]'' đã bị tấn công bởi các máy bay ném bom của Hoa Kỳ nhưng đã chạy thoát với chỉ thêm vài hư hỏng nhẹ đã được sửa chữa tại Truk và trở lại hoạt động chỉ vài tháng sau đó. Vỏ tàu của chiếc ''[[yudachi (tàu khu trục Nhật)|Yudachi]]'' bị bỏ lại đã bị đánh chìm bởi chiếc ''[[USS Portland (CA-33)|Portland]]'' với vài khẩu pháo còn có thể hoạt động của nó<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 272.</ref>. Chiếc tàu kéo [[Bobolink]] chạy lòng vòng trong vùng biển [[New Georgia Sound]] suốt ngày 13 tháng 11 để trợ giúp các tàu và những người còn sống sót của Hoa Kỳ cũng như báo cáo lại việc đã bắn tất cả những người sống sót của Nhật Bản đang lênh đênh trên mặt nước<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 98</ref><ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 454.</ref>.
 
Chiếc ''Hiei'' đã bị tấn công liên tục bởi các máy bay ném ngư lôi [[Grumman TBF Avenger|TBF Avenger]] từ Henderson cũng như các chiến TBF và máy bay ném bom bổ nhào [[Douglas SBD Dauntless|SBD Dauntless]] từ [[USS Enterprise (CV-6)|tàu sân bay ''Enterprise'']] vốn đang thả neo ở [[Nouméa]] từ ngày 11 tháng 11, thậm chí cả máy bay ném bom [[Boeing B-17 Flying Fortress|B-17 Flying Fortress]] của phi đoàn ném bom hạng nặng thứ 11 của [[không quân Hoa Kỳ|không lực Hoa Kỳ]] đóng ở [[Espiritu Santo]] cũng tham gia tấn công. Abe và các trợ lý của ông đã chuyển sang chiếc ''[[Yukikaze (khu trục hạm Nhật)|Yukikaze]]'' vào khoảng 08:15. Abe đã ra lệnh cho chiếc chiếc ''[[Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)|Kirishima]]'' kéo chiếc ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' và được hộ tống bởi chiếc ''[[Nagara (tàu tuần dương Nhật)|Nagara]]'' cùng các khu trục hạm của nó, nhưng mệnh lệnh này đã bị hủy vì mối nguy từ các tàu ngầm và chiếc ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' đã bị chìm quá sâu<ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 79 và 97–100</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 298–308.</ref>. Sau khi bị hư hại nặng hơn vì bị tấn công từ trên không chiếc ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' đã bị chìm ở hướng Tây-Bắc [[đảo Savo]] có thể là do thủy thủ đoàn của nó đã đánh đắm nó khi thấy không thể cứu vãn được nữa vào khuya đêm ngày 13 tháng 11<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 298–308</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 259–160.</ref>.
 
[[Tập tin:USS Portland (CA-33) in a drydock at the Cockatoo Island Dockyard, circa in late 1942 (NH 81992).jpg|250px|trái|nhỏ|phải|Chiếc ''Portland'' đang được sửa chữa tại cảng Sydney, Úc một tháng sau trận chiến.]]
Các chiếc ''[[USS Portland (CA-33)|Portland]]'', ''[[USS San Francisco (CA-38)|San Francisco]]'', ''[[USS Aaron Ward (DD-483)|Aaron Ward]]'', ''[[USS Sterett (DD-407)|Sterett]]'' và ''[[USS O'Bannon (DD-450)|O'Bannon]]'' đã trở về cảng thành công một cách khó khăn để có thể sửa chữa. Chiếc ''[[USS Atlanta (CL-51)|Atlanta]]'' thì đã chìm ngoài khơi gần Guadalcanal vào lúc 20:00 ngày 13 tháng 11<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'', trang 274–275.</ref>. Khi rời [[quần đảo Solomon]] cùng các chiếc ''[[USS San Francisco (CA-38)|San Francisco]]'', ''[[USS Helena (CL-50)|Helena]]'', [[Sterret]] và ''[[USS O'Bannon (DD-450)|O'Bannon]]'' vào khuya ngày 13, chiếc ''[[USS Juneau (CL-52)|Juneau]]'' đã bị trúng ngư lôi tàu ngầm ''I-26'' của Nhật Bản ({{coord|10|32|S|161|2|E|scale:3000000|display=inline,title}}). Hơn 100 thủy thủ đoàn còn sống sót trong tổng số 697 người của chiếc Juneau đã lênh đênh trên biển trong tám ngày trước khi được máy bay cứu hộ đến cứu. Khi chờ được giải cứu tất cả thủy thủ đoàn đã chết ngoại trừ 10 người vì bị thương, vì thời tiết hay cũng vì bị cá mập tấn công<ref>Kurzman, ''Left to Die''</ref><ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 456</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 257</ref><ref>Kilpatrick, ''Naval Night Battles'' trang 101–103.</ref>.
 
Vì nhầm lẫn về tính chất của trận chiến, Hoa Kỳ cứ nghĩ là mình đã đánh chìm ít nhất bảy tàu của Nhật Bản<ref>Jameson, ''The Battle of Guadalcanal'' trang 35.</ref>. Cộng với việc Nhật Bản rút lui đã khiến Hoa Kỳ càng tin là mình đã chiến thắng. Chỉ đến khi kết thúc chiến tranh thì Hoa Kỳ mới nhận ra rằng mình đã bị thiệt hại nặng nề hơn nhiều so với Nhật Bản và đã thua về mặt chiến thuật nặng chưa từng thấy khi đó<ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 399.</ref>.
 
Tuy vậy hầu hết các sử gia đều đồng ý rằng việc Abe rút lui đã chuyển thất bại về chiến thuật này thành chiến thắng chiến lược cho Hoa Kỳ khi mà việc Henderson vẫn còn tồn tại đã giúp cho các phi đội chặn được đoàn tàu vận tải chập chạp của Nhật Bản đổ bộ lên Guadalcanal với hàng hóa của mình<ref name="guadalcanal400">Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 400.</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 258.</ref>. Cộng với việc Nhật Bản đã không đánh chìm toàn bộ hạm đội của Hoa Kỳ trong khu vực mà kết quả là Hoa Kỳ có thể sửa chữa hay mang đi tái chế lạ. Theo báo cáo thì đô đốc Yamamoto đã mắng Abe trong tức giận và sau này đã buộc ông giải ngũ. Tuy nhiên việc làm cho Yamamoto tức giận nhất không phải là việc từ bỏ nhiệm vụ bắn phá hay không đánh chìm hết các tàu của quân Hoa Kỳ mà là việc chiếc thiết giáp hạm ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' bị chìm<ref name=autogenerated5>Hara, ''Japanese Destroyer Captain'' trang 156.</ref>. Vào lúc quá trưa Yamamoto đã ra lệnh cho phó đô đốc [[Kondo Nobutake]] chỉ huy hạm đội thứ hai tại Truk đã bắt đầu tập hợp quanh chiếc ''[[Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)|Kirishima]]'' để thực hiện nhiệm vụ bắn phá khác vào sân bay Henderson đêm ngày 14-15 tháng 11<ref name=autogenerated5 /><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 401</ref>.
 
Nếu gồm cả chiếc ''[[USS Juneau (CL-52)|Juneau]]'' thì phía Hoa Kỳ đã tổn thất 1.439 người còn Nhật Bản thì tổn thất khoảng 550 đến 800 người<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 459–460.</ref>. Nhà sử học [[Richard B. Frank]] đã phân tích tác động của trận chiến: "Trận chiến này xảy ra mà chẳng có ai trợ giúp, tầm gần và lúng túng khi xảy ra chiến cuộc. Nhưng kết quả vẫn chưa ngã ngũ. Cái chết của Callaghan và hạm đội của ông ta đã được đổi lấy một đêm cho sân bay Henderson tồn tại. Cuộc đổ bộ lớn của Nhật Bản bị hoãn nhưng không ngưng lại cũng như phần lớn hạm đội Liên Hợp lớn của Nhật Bản vẫn chưa xuất hiện."<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 461.</ref>.
 
== Những hoạt động khác trong ngày 13 - 14 ==
Mặc dù nỗ lực tiếp viện cho Guadalcanal bị trì hoãn nhưng Nhật Bản không bỏ cuộc trong việc thực hiện kế hoạch cho dù nó có chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Vào trưa ngày 13 tháng 11 Tanaka và 11 tàu vận tải tiếp tục hành trình tiến đến Guadalcanal. Một hạm đội chủ yếu là tuần dương hạm và khu trục hạm của [[Hạm đội tám]], thả neo chủ yếu ở Rabaul với nhiệm vụ lúc đầu là bảo vệ đoàn tàu vận tải đổ bộ vào đêm 13 tháng 11, đã được giao cho nhiệm vụ bắn phá Henderson. Chiếc thiết giáp hạm ''[[Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)|Kirishima]]'' sau khi từ bỏ nỗ lực cứu chiếc ''[[Hiei (thiết giáp hạm Nhật)|Hiei]]'' vào sáng ngày 13 tháng 11 đã di chuyển lên phía Bắc giữa [[đảo Santa Isabel]] và [[quần đảo Malaita]] cùng các tàu chiến của mình để tập hợp cùng hạm đội thứ hai của Kondo thả neo tại Truk để tạo thành hạm đội mới cho nhiệm vụ bắn phá<ref>Evans, ''Japanese Navy'' trang 190</ref><ref name=autogenerated7>Frank, ''Guadalcanal'' trang 465</ref><ref>Hammel, ''Guadalcanal: Decision at Sea'' trang 298–308, 312</ref><ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 259.</ref>.
Hàng 44 ⟶ 154:
 
Đây là trận hải chiến lớn cuối cùng của Nhật Bản trong việc cố gắng chiếm lại sân bay Henderson hay bao vây vùng biển xung quanh đó. Hải quân Hoa Kỳ đã thành công trong việc tái tiếp tế cho lực lượng của mình tại Guadalcanal kể cả việc đưa hai sư đoàn đến vào cuối tháng 12 năm 1942. Việc không thể vô hiệu hóa Henderson đã khiến cho mọi nỗ lực của Nhật Bản bị thất bại trong việc chống lại lực lượng Hoa Kỳ tấn công Guadalcanal<ref name="guadalcanal400"/>. Việc chống trả cuối cùng của Nhật Bản là khi kết thúc [[chiến dịch Guadalcanal]] vào ngày 9 tháng 2 năm 1943 khi Nhật Bản di tản tất cả lực lượng ra khỏi tất cả các đảo trong [[chiến dịch Ke]]. Việc chiến thắng chiến dịch Guadalcanal đã giúp quân Đồng Minh củng cố các nơi khác tại khu vực và đã giúp kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai khi Nhật Bản đầu hàng. Tổng thống Hoa kỳ [[Franklin D. Roosevelt|Franklin Roosevelt]] đã nhận xét sau khi xem kết quả của trận chiến: "Có vẻ như đã giành được bước ngoặt quyết định trong cuộc chiến"<ref name=autogenerated2 /><ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 428–92</ref><ref>Dull, ''Imperial Japanese Navy'' trang 245–69</ref>.
 
== Chú thích ==
{{Tham khảo|3}}
 
== Tham khảo ==
Hàng 58 ⟶ 171:
*{{chú thích sách | last = Lundstrom | first = John B. | year = 2005 (New edition) | title = First Team And the Guadalcanal Campaign: Naval Fighter Combat from August to November 1942 | publisher = Naval Institute Press | isbn = 1-59114-472-8 }}
*{{chú thích sách | last = Morison | first = Samuel Eliot | authorlink = Samuel Eliot Morison | year = 1958 | chapter = The Naval Battle of Guadalcanal, 12–ngày 15 tháng 11 năm 1942 | title = The Struggle for Guadalcanal, August 1942 – February 1943'', vol. 5 of ''[[History of United States Naval Operations in World War II]] | publisher = [[Little, Brown and Company]] | location = Boston | isbn = 0-316-58305-7 }}
 
== Liên kết ngoài ==
{{Commons|Naval Battle of Guadalcanal}}
*{{Chú thích web | họ 1 = Chen | tên 1 = C. Peter | năm = 2006 | url = http://www.ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=9 | tiêu đề = Guadalcanal Campaign | work = World War II Database | ngày truy cập = ngày 27 tháng 10 năm 2008 }}
*{{Chú thích web | họ 1 = Hough | tên 1 = Frank O. | các tác giả = Ludwig, Verle E., and Shaw, Henry I., Jr. | url = http://www.ibiblio.org/hyperwar/USMC/I/index.html | tiêu đề = Pearl Harbor to Guadalcanal
| work = History of U.S. Marine Corps Operations in World War II | ngày truy cập = ngày 27 tháng 10 năm 2008 }}
*{{Chú thích web | họ 1 = Lippman | tên 1 = David H. | năm = 2006 | url = http://www.historynet.com/battle-of-guadalcanal-first-naval-battle-in-the-ironbottom-sound.htm | tiêu đề = Battle of Guadalcanal: First Naval Battle in the Ironbottom Sound | work = HistoryNet.com | nhà xuất bản = ''World War II'' magazine | ngày truy cập = ngày 27 tháng 10 năm 2008 }}
*{{chú thích sách | last = Miller, Jr. | first = John | year = 1949 | chapterurl = http://www.history.army.mil/books/wwii/GuadC/gc-07.htm| url =http://www.history.army.mil/books/wwii/GuadC/GC-fm.htm | title = Guadalcanal: The First Offensive | chapter = Chapter 7. Decision at Sea | series = United States Army in World War II: The War in the Pacific | accessdate = ngày 27 tháng 10 năm 2008 | publisher = [[United States Army Center of Military History]]| id = CMH Pub 5-3}}
*{{Chú thích web | họ 1 = Mohl | tên 1 = Michael | năm = 1996–2008 | url = http://www.navsource.org/archives/01/57b.htm | tiêu đề = BB-57 USS South Dakota 1942 | work = NavSource Online Photo Archive | nhà xuất bản = NavSource Naval History | ngày truy cập = ngày 27 tháng 10 năm 2008 }}
*{{Chú thích web | họ 1 = Tully | tên 1 = Anthony P. | năm = 1997 | url = http://www.combinedfleet.com/atully03.htm | tiêu đề = Death of Battleship Hiei: Sunk by Gunfire or Air Attack? | ngày truy cập = ngày 27 tháng 10 năm 2008 }}
 
{{Các chủ đề|Chiến tranh thế giới thứ hai|Hoa Kỳ|Nhật Bản}}{{WPCTTG2}}
 
{{Sao chọn lọc|phiên bản chọn lọc=5404189 |thời gian=10 tháng 1 năm 2012 }}
 
{{DEFAULTSORT:Guadalcanal, Hải chiến}}
[[Thể loại:Xung đột năm 1942]]
[[Thể loại:Chiến dịch Guadalcanal]]
[[Thể loại:Nhật Bản năm 1942]]
[[Thể loại:Chiến tranh Thái Bình Dương]]