Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Năm phụng vụ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28:
[[Mùa Chay (Kitô giáo)|Mùa Chay]] thực chất là mùa mà nhiều giáo hội Kitô giáo chuẩn bị cho [[Lễ Phục Sinh]], bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và kết thúc ngay trước [[Tiệc Ly|Thánh lễ Tiệc Ly]] vào chiều [[Thứ năm Tuần Thánh]] (tròn 40 ngày). Cũng như Mùa Vọng, Kinh Vinh Danh và Allelujah nói chung không được hát trong mùa này. Mùa Chay với màu tím truyến thống mang bầu không khí trầm buồn thể hiện hai chiều kích thần học: sự ăn năn thống hối của từng tín đồ và Cuộc thương khó của Giêsu Kitô. Công giáo Rôma quy định không được phép hát [[Kinh Vinh Danh]] và "[[Alleluia]]" trong mùa này. Ngày Chúa Nhật thứ tư của mùa Chay có thể mặc lễ phục hồng và được gọi với cái tên là Chúa Nhật Mừng Vui Lên (Chúa Nhật Laetare). Kể từ ngày Chúa Nhật thứ năm mùa Chay, tất cả các ảnh tượng trong nhà thờ sẽ được che phủ bằng vải tím và sẽ được lột ra vào đêm Vọng Phục Sinh thứ bảy Tuần Thánh. Mùa Chay kết thúc sẽ được tiếp nối bằng Tam nhật Thánh là đỉnh cao của năm Phụng Vụ bao gồm:
* Thứ năm Tuần Thánh (hay Thứ năm Rửa chân)
** Các nhà thờ chính tòa cử hành Thánh lễ Truyền Dầu vào buổi sáng (các linh mục trong toàn giáo phận sẽ về nhà thờ chính toà để cử hành, với ý nghĩa tưởng niệm việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Truyền Chức Thánh).
** Buổi tốichiều cử hành Thánh lễ Tiệc Ly
** Các nhà thờ chính tòa cử hành Lễ Dầu.
** Có thể có nghi thức rửa chân.
** Theo thông lệ, sau Thánh lễ Tiệc Ly sẽ có kiệu Mình Thánh Chúa và chầu Thánh Thể cho đến nửa đêm.