Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Duyệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Miến Điện: Cải thiện câu chữ.
→‎Miến Điện: Xóm Tàu Ô ở Thủ Thiêm
Dòng 190:
Gibson cũng cho biết về sự ghét bỏ của [[Minh Mạng]] đối với [[Giáo hội Công giáo Rôma|đạo Công giáo]]: "Ngày 10 tháng 6 năm 1823, ... hai vị quan [[người Pháp]] đến thăm sứ đoàn, họ cho biết có nhiều người Pháp đã ở nước này [Việt Nam] nhưng chỉ còn 2 vị lớn tuổi còn sống [<nowiki/>[[Jean-Baptiste Chaigneau|Chaigneau]] và [[Philippe Vannier|Vanier]]], tổng cộng có 5 người Pháp làm quan, còn lại là các nhà truyền giáo. Vị vua hiện tại [Minh Mạng] công khai thể hiện sự ghen ghét đối với [[Đại chủng Âu|người châu Âu]] và ngăn chặn sự theo đạo Công giáo. Ông ta cấm hai vị Giám mục hành đạo và làm nhục họ khi đến gặp mặt ông ta... Ngày 1 tháng 9, một viên quan người Pháp cho sứ đoàn hay rằng tất cả đồng hương của ông ấy đang chuẩn bị rời khỏi Cochin China [Việt Nam] ngay lập tức vì vị vua hiện tại đã kiên quyết thù nghịch với người châu Âu."<ref>John Crawfurd (1828): [http://seasiavisions.library.cornell.edu/catalog/sea:010 Journal of an embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin-China: exhibiting a view of the actual state of those kingdoms]. SOUTHEAST ASIA VISIONS, Cornell University Library’s John M. Echols Collection. Appendix A. Page 413.</ref>
 
Đối với quan Tổng trấn Lê Văn Duyệt, Gibson tường trình: "Ngày 12 tháng 6 năm 1823, vị Thư ký của quan Tổng trấn mời sứ đoàn dự tiệc, chúng tôi được gặp quan Tổng trấn. Ông ta khoảng 50-60 tuổi, nhỏ con nhưng có nhiều tài năng và là một quân nhân nổi tiếng. Ông ta quê ở tỉnh [[Mỹ Tho|Mitho]], là người giúp việc của cố vương [[Gia Long|Gialong]] và đi theo ông này khi lưu vong ở Xiêm. Công lao của quan Tổng trấn đã đưa sự nghiệp của ông ta lên cấp cao. Ông ta rất được các quan Việt Nam kính nể, còn người [[Người Khmer|Kambojan]] và [[Người Thái (Thái Lan)|Xiêm]] thì kinh sợ... Ngày 30 tháng 6, sứ đoàn dâng lễ vật gồm nhiều loại đá quý lên quan Tổng trấn,... ông ta hỏi về các mỏ đá quý ở Ava và liệu người Miến có nghiêm túc chuyện muốn gây chiến với Xiêm hay không; ông ta tin rằng sẽ có một cuộc chiến giữa người Anh và người Xiêm vì mâu thuẫn ở [[Kedah|Queda]]... Quan Tổng trấn rất hài hước và kể lại [[Chiến tranh Ayutthaya - Myanma#Lần thứ bảy (1785-178)|cuộc chiến giữa Xiêm và Miến]] khi ông ta lưu vong ở Xiêm với Gialong năm [[1787]]... Ngày 10 tháng 7, Ongbo, viên quan bảo vệ, báo cho chúng tôi về việc tử hình 11 kẻ trộm bằng cách cho [[voi giày]]. Con voi này là con voi yêu thích của quan Tổng trấn. Tội phạm sẽ bị cột vào một cái cộc và con voi sẽ chạy đến giẫm từ phía sau... Ngày 31 tháng 7, chúng tôi được quan Tổng trấn mời dự [[Giỗ|lễ giỗ]] mẹ vợ ông ta. Chúng tôi thấy có các quan Tổng trấn, Phó Tổng trấn, Đổng lý Thanh tra [Trương Thừa Huy]<ref>Nguyên văn Inspector-general. [[Đại Nam thực lục]] (tập 02, bản dịch NXB Giáo dục 2007) ghi: Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3 [1822],... Sai Lang trung Hộ bộ Trương Thừa Huy đem các bộ ty đi thanh tra thành Gia Định...</ref>, quan chức Việt Nam và một viên tướng Kambojan... Đoàn tùy tùng của quan Tổng trấn rất hùng hậu: 60 con voi, ngựa, kiệu và hàng nghìn quân lính... Ngày 4 tháng 8, triều đình gửi thư gọi quan Tổng trấn về kinh đô vài tháng... Có ba hay bốn kẻ trộm bị xử tử hàng tuần. Quan Tổng trấn nghiêm khắc thực thi pháp luật, không để ai thoát tội. Ông ta nói những kẻ trộm không thể dùng vào việc gì cho xã hội, ngược lại còn là gánh nặng. Viên quan hộ tống chúng tôi từ Canju [Cần Giờ] cũng bị kết án ăn hối lộ và tham ô, quan Tổng trấn tịch thu tài sản và [[Gông cùm|đóng gông]] hai vợ chồng viên quan này. Viên quan này ăn chặn tiền lương của nhân công đào kênh Athien [<nowiki/>[[Kênh Vĩnh Tế|kênh Hà Tiên]]] và moi tiền của nông dân làng kế bên. Tổng số tiền không hơn một nghìn quan. Buổi chiều, chúng tôi được mời xem voi diễn. Đi ngang chợ, chúng tôi được biết có ba tội phạm bị giết sáng nay: các gông cùm vẫn còn... Quan Tổng trấn cưỡi con voi yêu thích. Một cuộc tập trận giả diễn ra. Sáu mươi con voi tấn công hàng phòng ngự bằng rào cây và quân lính có súng tay. Kỷ luật và mệnh lệnh được thực hiện rất tốt. Một màn diễn khác, hai con voi phải tấn công hình nộm sử tử hoặc cọp phun lửa và có nhiều lính bắn súng. Ít có con voi nào dám tấn công mục tiêu kiểu đó. Một viên quản tượng bị đánh 20 gậy do không làm được nhiệm vụ. Quan Tổng trấn cho con voi yêu thích tham gia tập trận; nó quỳ, nghiêng đầu, và chào chúng tôi. Quan Tổng trấn có cuộc trò truyện dài với chúng tôi, thông qua người phiên dịch [[tiếng Bồ Đào Nha]] là Antonio. Ông ta nói sẽ về kinh khá lâu và sẽ giúp trình nguyện vọng của sứ đoàn, nhà vua hiếm khi bác bỏ lời tâu của ông ta. Tổng trấn hỏi chúng tôi liệu có xảy ra cuộc chiến giữa Anh và Xiêm không vì chuyện tranh chấp [[Kedah|Queda]]. Tôi [Gibson] trả lời rằng nước Anh vô cùng hùng mạnh để Xiêm có thể tranh đấu. Quan Tổng trấn cho rằng [[người Anh]] đã để mắt tới Junk-Ceylon, Pulo, Lada, Quedah, và Perak; đó là những nơi giúp [[Penang]] thành trung tâm giao thương vì nó đã mất vị thế giao dịch với các nước [[phương Đông]] vào tay [[Melaka (bang)|Malacca]]. Tôi nói rằng người Anh là các chính trị gia đại tài, họ không làm gì mà không có lý do. Quan Tổng trấn có vẻ rất rành về kết quả cuộc chiến của [[Napoléon Bonaparte|Hoàng đế Napoleon Bonaparte]], cụ thể là [[trận Waterloo]] và cái chết của ông ấy ở [[Saint Helena|St. Helena]]. Tổng trấn thương tiếc cho sự bất hạnh của con người vĩ đại ấy và giải thích cho các vị quan người Việt xung quanh, rằng sai lầm của Napoleon là quá tham vọng. Quan Tổng trấn nói thêm, sau khi khiến cả thế giới hỗn loạn bởi cuộc chiến dài, Napoleon chẳng làm được gì có ích cho [[Pháp|nước Pháp]]. Tổng trấn ca ngợi [[Anh|nước Anh]], nhưng cũng bảo rằng họ quá đỗi tham vọng... Ngày 1 tháng 9, Tổng trấn không thể về kinh đô do Phó Tổng trấn [<nowiki/>[[Trương Tấn Bửu (tướng)|Trương Tấn Bửu]]], độ 90 tuổi, người duy nhất được triều đình tin cậy, ngã bệnh nặng. Một vị quan khác sẽ được cử đến để trấn thủ các tỉnh miền Nam. Có hai sự việc thể hiện rõ sự nghiêm khắc và chuyên quyền của quan Tổng trấn. Một viên quan, trong đoàn tùy tùng sẽ về kinh với Tổng trấn, xin ông ta cho phép mình đi trễ vài ngày để ở lại chăm sóc vợ bệnh. Tổng trấn nổi giận, ra lệnh bắt viên quan đó đem chém đầu ngay trước cổng. Gần như cùng lúc, một viên quan gốc Tonquin [<nowiki/>[[Bắc Thành]]], trông coi việc đào [[Kênh Vĩnh Tế|kênh Athien]], đến chào hỏi Tổng trấn. Quan Tổng trấn trước đó đã nghe qua vài lỗi lầm của người này, và trước khi viên quan kịp lại hết lễ bốn lại, Tổng trấn sai người lôi viên quan ra chợ chém... Ngày 21 tháng 9, quan Tổng trấn đi viếng mộ cha mẹ ở Saigun. Ngày 1 tháng 10, có tin báo vị quan Tổng trấn mới [<nowiki/>[[Trần Văn Năng]]] đang từ kinh đô đến. Ngày 6 tháng 10, một thuyền buôn Anh đến. Trước đó nó ghé Huế, trao đổi súng hỏa mai cho triều đình nhưng vua [Minh Mạng] chê không nhận vì thấy chúng kém hơn súng của Pháp. Viên thuyền trưởng mang theo thư của Tân [[Thống đốc Singapore]] là [[John Crawfurd|Crawfurd]] và được tiếp nhận bởi Tổng trấn [Lê Văn Duyệt]... Ngày 31 tháng 10, Tân Tổng trấn [Trần Văn Năng] đến cùng đoàn tùy tùng hơn 600 người. Người Xiêm lúc này cũng phát hiện ra sự có mặt của sứ đoàn Miến ở Việt Nam, thành phố [[Băng Cốc|Bangkok]] tăng cường cảnh giới. Chúng tôi [Gibson] được gọi đến thành [<nowiki/>[[Gia Định Thành|Gia Định]]], và trên đường gặp hai người lính bị đóng gông vì cãi lệnh và chửi cấp trên. Quan Tổng trấn nói rằng ông ta sẽ đi Huế ba tháng. Người thay ông ta, [Trần Văn Năng] khoảng 70 tuổi, một vị quan già và được cố vương [Gia Long] yêu thích, ngồi kế bên... Trong bữa tiệc, quan Tổng trấn đặc biệt chiếu cố ngồi kế sứ đoàn và thăm hỏi chúng tôi. Chúng tôi được giải trí cả ngày với các màn hát kịch, hát bội. Dịp này, chúng tôi thấy có sự tiếp đón 8 người ăn mặc rất nghèo khổ và rất khác biệt. Quan Tổng trấn ban cho họ mỗi người một bộ quần áo. Ông ta bảo rằng họ là những thổ dân thực sự của xứ này trước khi nó bị người Việt chinh phục, và họ có dân số đông hơn người Việt... Ngày 19 tháng 11, quan Tổng trấn Toàn quyền Tai-Kun [Tả Quân] khởi hành lúc 5 giờ chiều. Ông ta đi đến bến thuyền bằng kiệu mạ vàng, có lộng che hai tầng. Một đoàn tùy tùng lớn đi theo ông ta. Ba mươi chiếc thuyền tập hợp, với đoàn hộ tống cỡ khoảng 1.000 người<ref>Đại Nam thực lục (tập 02, bản dịch 2007): ''Tổng trấn thành Gia Định là Lê Văn Duyệt dâng biểu xin vào yết kiến. Vua chuẩn cho hơn 1.000 người biền binh bộ hạ đi theo...''</ref>. Ông ta có vẻ phiền muộn khi ngồi trên thuyền. Khi ông ta xuất phát, Tân Tổng trấn và các quan vái bốn lại một cách trật tự. Ngày 23 tháng 11, đoàn thuyền từ Baria [<nowiki/>[[Bà Rịa]]] trở về, quan Tổng trấn sẽ đi đường bộ từ đó đến Huế. Ong-Kiam-Loto, vị trưởng quan pháo binh, trên đường từ Baria về bỗng mắc bện tả và mất ở tuổi 65... Ngày 1 tháng 12, sứ đoàn nghe tin nạn đói xảy ra ở miền Bắc do nước biển dâng lên làm hư hại vụ mùa. Vài ngày trước, một người đàn ông bị chặt đầu vì đánh vợ đến chết. Chính quyền lúc này cũng đang gia cố bức tường của Yadentain [<nowiki/>[[Gia Định Thành]]] bằng đá lấy ở gần [[Đồng Nai|Dongnai]]. Một nghìn lính làm việc cả ngày lẫn đêm... Ngày 13 tháng 2 năm 1824, sứ đoàn được tin triều Nguyễn sẽ cho thuyền đưa sứ đoàn về nước. Ngày 18 tháng 2, lúc 7 giờ sáng, chiếu chỉ của nhà vua được rước từ nhà Ong-Tan-Hiep đến thành trì Tổng trấn trên kiệu vàng, có sáu con voi hộ tống và nhiều quan chức theo sau. Vị Tân Tổng trấn ăn mặc lộng lẫy, có hình con [[sư tử]] trên áo. Có ba vị quan và một thư ký, cùng với 70 người sẽ hộ tống sứ đoàn về Ava. Họ là Ong-Kin, Ong-Kian, Bie Voung, và thư ký là Ong-Tri-Bohé. Ong-Kin là [[Hoa kiều|người gốc Hoa]], cha ông ta là thủ lĩnh [[cướp biển]] nhưng theo phò cố vương Gialong lúc ở Pulo Condore [<nowiki/>[[Côn Đảo]]] và thiết lập thủy quân lấy từ lực lượng hải tặc ở bờ biển Trung Quốc. Sau chiến tranh, những người này được cho định cư ở tả ngạn sông [<nowiki/>[[Sông Sài Gòn|Sài Gòn]]], [xóm Thủy Trại, xóm Tàu Ô]<ref>{{Chú thích web|url=https://www.bbc.com/vietnamese/forum-39014769|tựa đề=Thủ Thiêm và di sản kiến trúc tôn giáo|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/thoi-su/dat-thu-thiem-cua-sai-gon-xua-3748644.html|tựa đề=Đất Thủ Thiêm của Sài Gòn xưa|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://www.nguoiduatin.vn/thuy-tac-xua-ben-ben-do-thu-thiem-a57813.html|tựa đề="Thủy tặc" xưa bên bến đò Thủ Thiêm|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> nơi mà con cháu của họ vẫn còn với dân số ba đến bốn trăm, nhận lương của triều đình và nghe lệnh khi được gọi... Ngày 26 tháng 2 năm 1824, Coe-Doe-Lam [Nguyễn Văn Độ] từ kinh đô về. Ông này cho hay rằng quan Tổng trấn [Lê Văn Duyệt] sẽ không về trước tháng 5, do ông ta phải dự đám cưới của người cháu Cadoa [Lê Văn Yến] với em gái vua [công chúa Ngọc Ngôn]<ref>Đại Nam liệt truyện (tâp 2, nxb Thuận Hóa): "An Nghĩa công chúa Ngọc Ngôn: Con gái thứ mười của Thế Tổ, là em gái cùng mẹ với Quảng Uy công tên là Quân. Năm Minh Mạng thứ 4, gả cho Lê Văn Yên là con cả Lê Văn Phong làm con thừa tự Lê Văn Duyệt. Năm thứ 16 (1835) việc án của Duyệt phát ra, Yên bị tội phải xử tử..."</ref>. Quan Tổng trấn cũng khuyên nhà vua mở kho thóc bán cho dân, giúp giá lúa gạo giảm còn nửa quan tiền một thúng. Nạn đói đã khiến một cuộc nổi loạn xảy ra ở Tonquin và những người nổi dậy đã đầu hàng sau khi thương thuyết với quan Tổng trấn. Ngày 28 tháng 2, Monsieur Diard từ kinh về và được lệnh hộ tống sứ đoàn. Ông ấy cho biết vị quan đối ngoại [Mandarin of Strangers] từ chối liên minh với Miến Điện. Còn quan Tổng trấn và các vị người Pháp [[Jean-Baptiste Chaigneau|Chaigneau]] và [[Philippe Vannier|Vanier]] lại ủng hộ liên minh. Cuối cùng vua [Minh Mạng] quyết định không liên minh. Ông ta cho rằng mình có thể chinh phạt Xiêm tức khắc nếu muốn. Chỉ có một mình quan Tổng trấn Tai-Kun thường hay tủm tỉm cười sự vô lý đó và gợi ý cho nhà vua biết rằng ông ta [Minh Mạng] cũng chỉ là một chư hầu của [[Nhà Thanh|Hoàng đế Trung Hoa]]... Ngày 14 tháng 3, sứ đoàn Miến Điện lên thuyền về nước."<ref name=":1" />
 
Các quan chức [[Campuchia|Cao Miên]] ở Sài Gòn lúc ấy cũng được đề cập: "Ngày 19 tháng 6 năm 1823, Phó Tổng trấn [<nowiki/>[[Trương Tấn Bửu (tướng)|Trương Tấn Bửu]]] mời sứ đoàn dự tiệc. Nhiều quan chức Kambojan cũng có mặt; và họ được ưu ái cho mặc quan phục và dùng kiệu cáng theo kiểu Việt Nam; tuy nhiên người Kambojan cấp thấp vẫn mặc trang phục truyền thống của họ... Ngày 21 tháng 6, sứ đoàn được ghé thăm bởi Tể tướng Kamboja... [[Người Khmer|Người Kambojans]] thể hiện sự ghen ghét [[Người Thái (Thái Lan)|người Xiêm]]; nhưng tôi [Gibson] nghĩ họ đang cố lấy lòng người Việt Nam; tôi nhận thấy người Kambojans hiện nay bị áp bức nhiều hơn dưới thời bị người Xiêm thống trị... Ngày 6 tháng 7, sứ đoàn đến thăm Tổng trấn nhưng được cho đợi ở chỗ của quan Phó Tổng trấn. Chúng tôi [Gibson] gặp các sứ giả Kambojan đang trên đường đến kinh đô [[Huế]]. Nhiều viên quan người Việt cũng ghé chào hỏi Phó Tổng trấn, họ trở về sau khi làm nhiệm vụ trông coi đào một con kênh lớn [<nowiki/>[[Kênh Vĩnh Tế|Vĩnh Tế]]] giữa sông Kamboja [<nowiki/>[[sông Cửu Long]]] và Athien [<nowiki/>[[Hà Tiên]]] ở [[Vịnh Thái Lan|vịnh Xiêm]]... Ngày 28 tháng 8, người cô của vua Kamboja [<nowiki/>[[Ang Chan II]]] ghé thăm sứ đoàn. Bà ta là vợ một vương tử Xiêm, sau khi ông ta mất mà họ không có con, bà ta được cho về nước. Bà ta có cuộc nói chuyện với người thông dịch [[Tiếng Thái|tiếng Xiêm]] của chúng tôi mà không báo cho các quan người Việt biết. Ong-Bo và một vị quan già bị trị tội bằng đóng [[Gông cùm|gông cổ]]. Antonio cũng bị 100 gậy. "<ref name=":1" />