Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phục Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zumalabe (thảo luận | đóng góp)
Dòng 43:
Một số người lập luận rằng sự tàn phá của [[Cái chết Đen]] ở [[Firenze]], đổ bộ vào châu Âu vào những năm 1348-1350, dẫn đến một sự thay đổi thế giới quan của người Italia thế kỷ XIV. Italia là nơi chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề của trận dịch hạch này, và người ta phỏng đoán rằng sự quen thuộc với chết chóc và bất lực của đức tin đã khiến cho nhiều nhà tư tưởng nhìn vào hiện thực trên trần gian hơn là tính tinh thần và thế giới bên kia.<ref>[[Barbara Tuchman]] (1978) ''A Distant Mirror'', Knopf ISBN 0-394-40026-7.</ref> Có người suy luận hoàn toàn khác, cho rằng Cái chết Đen đã làm gia tăng lòng mộ đạo thể hiện trong sự bảo trợ các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo.<ref>[http://www.ucalgary.ca/applied_history/tutor/endmiddle/bluedot/blackdeath.html The End of Europe's Middle Ages: The Black Death] University of Calgary website. (Retrieved on ngày 5 tháng 4 năm 2007)</ref> Nhưng dù sao thì dịch hạch chỉ là một yếu tố, kết hợp với các yếu tố trên để giải thích sự xuất hiện Phục Hưng ở Ý.<ref name="brotton"/>
 
Mầm mống bệnh dịch đến từ những chiếc thuyền buồm trở về từ các cảng châu Á mang theo [[bọ chét]] và nhanh chóng lan rộng rodo sự thiếu vệ sinh và y tế đương thời. Dân số Florence đã giảm gần một nửa chỉ trong năm 1347, kéo theo đó là một sự thiếu hụt nhân công lao động. Lương của người lao động tăng đáng kể, và người bình dân nhờ đó mà có nhiều tự do hơn, thậm chí còn du hành đi tìm những nơi có điều kiện làm việc thuận lợi nhất.<ref>Netzley, Patricia D. ''Life During the Renaissance.''San Diego: Lucent Books, Inc., 1998.</ref>
 
Sự suy giảm nhân khẩu đột ngột gây ra nhiều hậu quả kinh tế khác: giá thực phẩm và giá đất đai tụt mạnh từ 30 tới 40% ở nhiều miền ở châu Âu trong một nửa thế kỷ ở giai đoạn 1350-1400<ref>Hause, S. & Maltby, W. (2001). ''A History of European Society. Essentials of Western Civilization'' (tập 2, tr. 217). Belmont, CA: Thomson Learning, Inc.</ref>. Những người sống sót trận dịch hạch hưởng quyền thừa kế những tài sản của những người quá cố, cũng như giá nhu yếu phẩm dễ chịu. Ở Firenze, đã có lúc thành phố rơi vào hỗn loạn tới mức hội đồng thành phố không thể nhóm họp, nhưng nhìn chung chính quyền vẫn duy trì hoạt động trong thời kì này.<ref>{{Chú thích web|họ=Hatty|tên=Suzanne|tiêu đề=Disordered Body: Epidemic Disease and Cultural Transformation|work=ebscohost|vị trí=State University of New York|trang=89|ngày tháng=ebook|năm=1999}}</ref>