Khác biệt giữa bản sửa đổi của “John Crawfurd”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 219:
 
===== Thể chế chính trị và sức mạnh quân sự của nhà Nguyễn =====
Chính quyền [[nhà Nguyễn]] vô cùng chuyên chế, cả về lý thuyết lẫn thực tế. Nó bắt chước mọi thứ theo [[Nhà Thanh|chính quyền Trung Quốc]]; với mục tiêu cai trị đất nước như một gia đình. Nhà vua sở hữu tất cả mọi thứ. Quan chức gồm hai loại văn và võ, chia thành 10 cấp bậc. Mỗi tỉnh có một vị quan võ làm Tổng trấn, hai vị quan văn làm phó. Tỉnh lại chia làm các Huyện, và huyện lại chia làm các Tou [Tổng], tổng lại chia làm các thôn. Triều đình cử quan cai trị tỉnh, huyện, tổng; người dân tự chọ ra người đứng đầu thôn. [[Quan chế Nhà Nguyễn|Chính quyền tổng thể]] của nhà Nguyễn gồm có một Hội đồng tối cao và [[Lục bộ|sáu bộ]]: [[bộ Lại]]; [[bộ Lễ]]; [[bộ Hộ]]; [[Bộ Binh (bộ)|bộ Binh]]; [[bộ Hình]] và [[bộ Công]]. Ngoài ra còn có ba vị quan cao cấp gọi là Kun [Quân]. Họ là Tổng trấn [[Bắc Thành]] [Chưởng Hậu quân], Tổng trấn [[Gia Định Thành]] [Chưởng Tả quân] và Chưởng [[Voi chiến|Tượng quân]] kiêm Ngoại trưởng. Toàn bộ đàn ông, từ 18 đến hơn 60 tuổi, đều phải phục vụ lao dịch, quân dịch cho triều đình. Sự cưỡng bức phục vụ quân đội gây ra nhiều hệ lụy, tinh thần và kỹ năng của quân lính kém cỏi. Vệ binh Hoàng gia có khoảng 30.000 quân ở kinh đô. Tổng số [[Voi chiến|tượng binh]] khoảng 800, trong đó 130 con ở kinh thành. Nhà Nguyễn không có [[kỵ binh]]. Về [[Hải quân|thủy binh]], quân lính được tổ chức từ các vùng ven biển thành các trung đoàn thủy quân. Tàu chiến có từ 16-22 súng, chứa được 200 lính; thuyền chiến lớn, loại 50-70 ta chèo, có trang bị thần công, chứa được 100 lính... Sau khi [[Gia Long]] chinh phục xong [[Bắc Thành]], 150.000 quân được túc trực sẵn sàng chiến đấu. Sang thời [[Minh Mạng]], số quân này bị giảm chỉ còn 40.000-50.000 và kém hiệu quả. [[Quân đội nhà Nguyễn]] được trang bị [[súng hỏa mai]], [[lưỡi lê]] hoặc [[giáo]]. Súng được bảo quản tốt, quân lính có kỷ luật và diễn tập theo chiến thuật châu Âu. Người lính thời Nguyễn nhìn chung dễ bảo và biết nghe lệnh; tuy thấp bé nhưng mạnh mẽ, linh hoạt, và khóe léo bền bỉ. Crawfurd đánh giá rất cao người lính nhà Nguyễn. Tuy nhiên, ông cho rằng quân đội nhà Nguyễn dù cho có kỷ luật tốt và học theo cách châu Âu, nhưng người lính không có đủ can đảm. Và quân Nguyễn cũng chỉ đe dọa được các nước nhỏ kế bên, họ không có cơ hội nào để chống lại một lực lượng châu Âu. Thậm chí, Crawfurd tin rằng, ở châu Á, Việt Nam là quốc gia dễ dàng bị chinh phục bởi quân châu Âu nhất. Hai vùng [[Bắc Thành]] và [[Gia Định Thành]] nằm cách xa, hay có nổi loạn. Các đồn binh và kho vũ khí, kể cả kinh đô, đều nằm sát bờ biển, rất có khả năng bị tập kích. Quân Nguyễn không thể đấu lại kỹ thuật và lòng can đảm của quân châu Âu; khi họ bị thua, triều đình sẽ mất nguồn lực, đồng nghĩa với việc đất nước bị đánh bại. Miền Trung phụ thuộc vào các nguồn cung và lương thực từ miền Bắc và miền Nam theo đường biển. Đường biển này dễ bị cắt đứt, nhất là Gia Định Thành, chỉ cần một lực lượng bình thường cũng làm được, có khi còn hỗ trợ người dân nổi dậy. Chapman khi đến [[Đàng Trong]] hồi đầu cuộc [[Nhà Tây Sơn|khởi nghĩa Tây Sơn]], cho rằng chỉ cần hợp tác với một bên và có 50 quân bộ châu Âu, nửa đội pháo binh, và 200 [[:en:Sepoy|quân Sepoys]] là có thể chinh phục vương quốc này. Crawfurd cho rằng, đối với thời Minh Mạng, chỉ cần một lực lượng quân châu Âu với 5.000 người, và một đội tàu chiến cỡ nhỏ cũng dư sức chinh phục và thiết lập sự cai trị đốivĩnh vớiviễn nước này. Crawfurd nhìn thấy một viễn cảnh mà nước Việt Nam bị cai trị bởi một chính quyền của người châu Âu, nhất là [[Pháp|nướcngười Pháp]]. Nước Việt Nam với sự ngoan ngoãn của người dân, tài nguyên dồi dào, nhiều cảng biển tốt, vị trí địa lý trung tâm và thuận lợi, rồi sẽ bị một thế lực nào đó thiết lập sự cai trị, và nó sẽ gây phương hại, cạnh tranh thương mại với [[Raj thuộc Anh|thuộc địa Ấn Độ]] của [[đế quốc Anh]].<ref>John Crawfurd (1828): [http://seasiavisions.library.cornell.edu/catalog/sea:010 Journal of an embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin-China: exhibiting a view of the actual state of those kingdoms]. SOUTHEAST ASIA VISIONS, Cornell University Library’s John M. Echols Collection. Volume 2. Chapter VI. Page 280-294.</ref>
 
=== Thống đốc thường trú tại Singapore ===