Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phúc Tần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đề nghị xem xét lại Tôn Thất hiệp với chúa Nguyễn phúc thuần.... Khác nhau hoàn toàn...
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 173:
# [[Từ Mẫn Hiếu Triết hoàng hậu]] Chu thị (慈敏孝哲皇后朱氏; 1625 - 1684)<ref name="nguyenphuoctoc"/>, húy là '''Viên''', theo sử sách đều không rõ quê quán bà ở đâu. Khi còn trẻ, bà vào hầu Thái Tông trong thời kỳ [[tiềm để]], được phong làm [[Chánh phu nhân]]. Năm [[1806]], [[Gia Long]] truy tôn ''Từ Mẫn Chiêu Thánh Cung Tĩnh Trang Thận Hiếu Triết Hoàng Hậu'' (慈敏昭聖恭靜莊慎孝哲皇后), được phối thờ với Thái Tông ở [[Thái Miếu]], án thứ hai bên tả. Bà sinh được 2 trai và 1 gái: [[Nguyễn Phúc Diễn]], [[Tôn Thất Hiệp (tướng Chúa Nguyễn)|Nguyễn Phúc Thuần]] và [[Nguyễn Phúc Ngọc Tào]].
# [[Từ Tiên Hiếu Triết hoàng hậu]] Tống thị (慈僊孝哲皇后宋氏), húy là '''Đôi''', con gái Thiếu phó Quận công [[Tốn Phúc Khang]] (宋福康), mẹ bà họ Phạm, quê ở huyện [[Tống Sơn]], tỉnh [[Thanh Hóa]]. Năm mất và tuổi của bà đều không được truyền lại. Năm [[1806]], Gia Long truy tôn ''Từ Tiên Huệ Thánh Trinh Thuận Tĩnh Nhân Hiếu Triết Hoàng Hậu'' (慈僊惠聖貞順靜仁孝哲皇后), đặt tên lăng là [[Quang Hưng lăng]] (光興陵). Bà được phối thờ với Thái Tông ở [[Thái Miếu]], án thứ hai bên trái. Bà sinh ra chúa [[Nguyễn Phúc Thái]].
#Đào Thừa, sinh ra ở bờ Bắc sông Gianh, quê ở đất Nghệ An. Theo sử sách viết lại, năm 1652, quần thần nạp vào phủ Chúa Hiền một ca nhi tài sắc, khiến chúa hết lòng si mê. Đó là nàng Đào Thừa. Nàng không những có nhan sắc rực rỡ, lại có ngón đàn, giọng hát điêu luyện, khiến ai cũng ngưỡng mộ. Sự có mặt của Đào Thừa đã làm lu mờ hết vẻ đẹp của các cung phi trong phủ Chúa. Chúa Hiền nhanh chóng rơi vào đam mê sắc dục với Đào Thừa, ngày đêm gần gũi nàng, bỏ bê việc triều chính, đại sự... Nhiều triều thần đã mạnh dạn đứng ra can gián, chỉ ra cái họa nữ sắc với các bậc quân vương và khuyên chúa nên bớt gần gũi với nàng Đào Thừa. Tuy nhiên, quá say mê người đẹp, Hiền Vương biện luận rằng: "Ta từng nằm gai nếm mật để bảo vệ cơ đồ, nay bờ cõi vô sự, ta lại chẳng có quyền vui thanh sắc, yến ẩm sao?". Nhưng rồi một hôm, chúa đọc sách ''Quốc ngữ'', đến chuyện: Vua nước Việt thời Xuân Thu là Câu Tiễn đánh nhau với nước Ngô, bị thua. Theo kế của mưu sĩ Phạm Lãi, Câu Tiễn dùng kế mỹ nhân dâng người đẹp Tây Thi cho vua Ngô là Phù Sai. Phù Sai mê nàng Tây Thi quên cả quốc sự, bị Câu Tiễn đem quân đánh, mà nước Ngô bị mất, Phù Sai bị giết. Lúc ấy, Hiền Vương giật mình, ngẫm nghĩ: "Phải chăng nàng Đào Thừa chính là Tây Thi của chúa Trịnh đưa từ miền Bắc vào để mê hoặc ta?". Sáng hôm sau, chúa sai người đẹp Đào Thừa mang đến tư thất của viên võ tướng là Chưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều một bộ triều phục mới, rồi từ đó không ai còn thấy nàng trở lại phủ chúa. Người đời sau cho rằng, trong gấu áo bộ triều phục Đào Thừa mang đi, có bức mật thư ủy thác cho Cửu Kiều kết liễu đời nàng để tránh cho xứ Đàng trong cái họa Tây Thi! Dù sao, chúa Hiền cũng không nỡ lòng tự mình làm chuyện tàn ác với người đẹp từng một thời đầu gối tay ấp, nên dùng kế “mượn dao giết người” để dứt tình với nàng. Và chắc rằng vị Chưởng dinh tâm phúc, chắc nắm rõ “mật hiệu” với chủ nhân, đã thực hiện ý chúa một cách trọn vẹn.
 
* Công tử:
# Phúc Quận công [[Nguyễn Phúc Diễn]] (福郡公阮福演; 1639 - 1685), mẹ là Từ Mẫn Chu hoàng hậu. Lúc đầu được lập làm Thế tử, mất khi chưa kịp nối ngôi. Chúa Thượng rất thương, truy phong ''Tả Lý Dương Vũ Công Thần Thượng Trụ Quốc Chưởng Phủ Sự Thiếu Sư Phúc Quốc công''. Có sáu con trai và ba con gái. Về sau 2 người con trai là Huệ và Thông bị tội, dưới thời [[Minh Mạng]] bị đổi sang họ Nguyễn Thuận.