Khác biệt giữa bản sửa đổi của “John Crawfurd”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 228:
Cả hai nước Tonquin [Đàng Ngoài] và Cochin China [Đàng Trong] có chính quyền riêng nhưng rồi cũng bị đập tan năm [[1774]] và cùng thống nhất lại. Một nhóm quân bất mãn ở Cochin China kêu gọi quân Tonquin hỗ trợ và thuần phục họ; quân Tonquin bắt đầu xâm chiếm Cochin China. Những nhân vật đứng đầu trong cuộc nổi dây là ba anh em [[nhà Tây Sơn]]. Người anh cả và em út là những kẻ gan dạ nhất, có xuất thân tầm thường. Người anh cả là thợ rèn, hai người em là nông dân. Sự tống tiền của quan chức đã bức họ đi theo con đường ăn cướp; và họ đã thành công trong việc đánh bại quân triều đình. Người anh cả [[Nguyễn Nhạc|Nhạc]] hoặc Ignack đã đánh bại quân đội của vua Cochin China [<nowiki/>[[Nguyễn Phúc Thuần]]?] và bắt (giết) ông này. Con trai vua Cochin China [<nowiki/>[[Nguyễn Phúc Dương]]?] tới giải cứu cha mình cũng bị Nhạc bắt làm tù binh và giết. Vợ vủa của ông này trốn thoát với đứa con trai, người sau này là [[Gia Long]].<ref name=":16" />
 
[[Gia Long|Nguyễn Ánh]] sau đó nương tựa và được dạy bảo bởi [[Bá Đa Lộc|Giám mục Adran]], một nhà truyền giáo [[Dòng Phan Sinh|dòng Franciscan]]. Tên thật của vị Giám mục này là [[Bá Đa Lộc|Georges Pierre Joseph Pigneaux de Behaim]], quê gốc ở [[Bruxelles|Brussels]] hoặc [[Origny-en-Thiérache|Auragrey]], giáo khu [[Laon]]. Năm 1778, [[Đông Ấn|Toàn quyền Ấn Độ]] khi ấy là [[:en:Warren Hastings|Warren Hastings]] cử Chapman đến Đàng Trong, sứ giả này đã thấy Dong-nai, Saigun và phía Nam Đàng Trong vẫn còn được quân Đàng Trong nắm giữ. Qui Nhơn và miền Trung bị Nhạc chiếm, trừ Huế; phần phía Bắc Đàng Trong thì bị chiếm bởi quân Đàng Ngoài. Đất nước lâm vào cảnh lầm than, nạn đói hoành hành, thịt người được bán ở Huế...<ref name=":16" />
 
Năm [[1781]], Nguyễn Ánh tập hợp một lực lượng nhỏ, phần đông là lính [[Người Bồ Đào Nha|Bồ Đào Nha]], tấn công Nhạc nhưng thất bại và chạy sang Xiêm. Ông ta ở Xiêm một vài năm, vua [[Rama I]] chỉ giúp Nguyễn Ánh một ít quân, mà số quân Xiêm này lại tham tàn, gây hại cho đồng minh hơn là kẻ thù. Chưa kể, vua Rama I đã lấy một người cháu gái của Nguyễn Ánh làm thiếp (Ngọc Thông, con gái Tôn Thất Xuân), nay lại muốn [[Nguyễn Phúc Cảnh|hoàng tử Cảnh]] làm phò mã nước Xiêm. Nguyễn Ánh khướt từ chuyện thông gia đó và lẻn bỏ về [[Phú Quốc]] trong đêm. Nhà Nguyễn mắc nợ nước Xiêm ít hơn món nợ với Giám mục Adran. Năm 1787, Ánh giao con cả là Cảnh cho Giám mục để sang [[Pháp]] xin viện trợ của [[Louis XVI của Pháp|vua Louis 16]]. Họ và triều đình [[Cung điện Versailles|Versailles]] đã có một [[Hiệp ước Versailles (1787)|hiệp ước]] tương trợ. Nước Pháp cung cấp cho Nguyễn Ánh 20 tàu chiến, 3 trung đoàn lính Âu, 2 trung đoàn lính Á, và 1 triệu đô với một nửa là tiền mặt, nửa kia là chiến cụ. Đổi lại, Nguyễn Ánh nhượng cho nước Pháp [[Sông Hàn|bán đảo Hàn]], [[Đà Nẵng|vịnh Turan]] và vùng lân cận; cho Pháp được đóng quân và hỗ trợ quân cho Pháp khi có chiến tranh ở Ấn Độ; cho Pháp các quyền lợi về thương mại.<ref name=":16" />
 
=== Thống đốc thường trú tại Singapore ===