Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 24:
Khu di tích lịch sử Nhà Trần tại Đông Triều là một quần thể di tích của nhà Trần trên mảnh đất An Sinh cổ (nay là Đông Triều) với diện tích khoảng 22.063ha, gồm nhiều di tích như: lăng mộ của vua, đền, miếu, chùa, tháp… Phần lớn các di tích này nằm trên địa bàn các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng An, Thủy An của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
 
Đông Triều được chính sử ghi là quê gốc nhà Trần, sau họ Trần chuyển về Nam Định - Thái Bình rồi phát tích đế vương ở đó. Sách ''Đại Nam nhất thống chí'' (tập III, trang 399, phần Lăng mộ) viết: "''Bia thần đạo ở Yên Sinh nói rằng tổ tiên nhà Trần vốn là người Yên Sinh, huyện Đông Triều, sau dời đến hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, cho nên các vua Trần đều táng ở Yên Sinh, mà khi nhường ngôi xuất gia cũng lấy Yên Sinh làm nơi tu ẩn''". Theo gia phả họ Trần thì tổ tiên nhà Trần nhiều đời cư trú ở An Sinh, đàn ông làm nghề chài lưới, có sức vóc khỏe mạnh, lại biết thêm võ nghệ để chống chọi với cướp biển, đàn bà canh tác ruộng vườn và dệt cửi. Về sau có Trần Kinh, nhân đi xa đánh bắt cá và bán hải sản, thấy vùng ven biển lộ Thiên Trường có nhiều đất bồi có thể khai thác thành ruộng vườn để canh tác. Sẵn có những người làm thuyền trong nhà, mộ thêm lưu dân, ông đã về vùng đất này đắp đê lập ấp đặt tên là Tức Mặc (nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) rồi phát tích đế vương từ đây. Sách ''Đông Triều huyện phong thổ ký'' ghi: "''Tổ tiên nhà Trần cư ngụ ở xã An Sinh, nhiều người làm nghề chài lưới, sau này mới chuyển xuống ở xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, cho nên các vị đế vương của triều Trần đều đưa về an táng ở xã An Sinh. Nay ngôi miếu cổ ở xã An Sinh tổng Mễ Sơn thờ 8 vị hoàng đế của triều Trần, lăng tẩm trong núi đều nằm ở xã này''". (Trước năm 1947, thuộc xã Yên Sinh, huyện Đông Triều, Hải Dương)
 
Năm 1381, để tránh nạn người Chiêm vào cướp phá, nhà Trần đã cho chuyển các lăng ở Thái Bình, Nam Định... về An Sinh. Sách ''Đại Việt sử ký toàn thư'' (Nhà xuất bản. Khoa học xã hội, 1998, tập II, tr.168) ghi "''Tháng 6, rước thần tượng các lăng ở Quắc Hương'' (Nam Định), ''Thái Đường'' (Hưng Hà, Thái Bình)'', Long Hưng, Kiến Xương đưa về lăng lớn ở Yên Sinh để tránh nạn người Chiêm Thành vào cướp''". Sau khi chuyển về Yên Sinh triều đình đã cho xây dựng khu lăng lớn là ''Lăng Tư Phúc'', ''Ngải Sơn lăng'' và xây dựng một điện thờ lớn gọi là Điện An Sinh (nay thường gọi là Đền Sinh) để thờ cúng.