Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ Quốc ngữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 871:
Theo soạn giả Alexandre de Rhodes, ông mượn [[dấu sắc]], [[dấu huyền|huyền]], [[dấu ngã|ngã]] từ tiếng Cổ Hy Lạp mà vẫn không đủ nên phải thêm ''iota subscriptum'' ([[dấu nặng]]) và [[dấu hỏi]] để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt.<ref>Hoàng Xuân Việt. ''Bạch thư chữ Quốc ngữ''. San Jose, CA: Hội văn hóa Việt, 2006. tr 185-186</ref> So sánh ký tự thì âm ''nh'', ''ch'' theo tiếng Bồ Đào Nha; ''gi'' theo tiếng Ý; còn ''ph'' theo tiếng Cổ Hy Lạp. [[:en:Apex (diacritic)#Usage in Middle Vietnamese|Dấu lưỡi câu]] <big>◌᷄</big> được dùng để thể hiện phụ âm cuối mũi hóa.
 
Các văn bản thời kỳ này là tài liệu ghi chép quan trọng về cách phát âm của tiếng Việt trung đại. Bên cạnh mục đích thực tiễn là để các nhà truyền giáo học tiếng Việt thuận lợi hơn, chữ Quốc ngữ còn giúp một vài giáo hữu Việt Nam thông qua [[mẫu tự Latinh]] làm quen với [[tiếng Latinh]], ngôn ngữ hoàn vũ của [[Giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội Công giáo]] .<ref name= "Do 2004">Đỗ Quang Chính (2004). [https://dongten.net/2013/10/19/giao-hoi-cong-giao-voi-chu-quoc-ngu/ "Giáo hội Công giáo với chữ Quốc ngữ"].</ref>
 
Linh mục [[Giovanni Filippo de Marini]] chép lại biên bản hội nghị năm 1645 về mô thức rửa tội có ghi:<ref>{{chú thích sách |author1=Đỗ Quang Chính|title=Lịch sử chữ Quốc ngữ, 1620–1659|date=1972|publisher=Tủ sách Ra Khơi|location=Sài Gòn|page=68–73}}</ref> "''Tau rữa mầï nhân danh Cha, uà Con, uà Spirito Santo. Taü lấÿ tên Chuá, tốt tên, tốt danh, tốt tiẽng ...''"
Dòng 879:
Cuối thế kỷ 18 tại Đàng Trong diễn ra cuộc chỉnh lý khiến chữ Quốc ngữ hầu như giống với ngày nay.<ref>{{chú thích sách |author1=Hoàng Xuân Việt|title=Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ |date=2006|publisher=Nxb Văn hóa Thông tin|location=TP.HCM|page=273, 324}}</ref> Các giáo hữu Đàng Trong đã biên soạn từ điển chữ Quốc ngữ, dưới sự điều phối của Giám mục [[Bá Đa Lộc|Bá Đa Lộc Bỉ Nhu]] (Pierre Pigneau de Behaine).<ref>{{chú thích web|author1=Phạm Thị Kiều Ly|title=Chữ quốc ngữ thời Hội thừa sai|url=https://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/chu-quoc-ngu-thoi-hoi-thua-sai-paris|date=tháng 3 năm 2018}}</ref> Căn cứ vào bản thảo này, giáo sĩ [[Jean-Louis Taberd]] đã biên tập và cho xuất bản năm [[1838]].<ref name="Hannas">Hannas, W. C. ''Asia's orthographic dilemma''. Honolulu, HI: University of Hawaii Press, 1997. tr 84-87</ref>
 
Cuốn tự điển của Bá Đa Lộc được soạn quãng năm 1772–1773 có tên ''Dictionarium Anamatico-Latinum'' mới chỉ là bản viết tay (nay còn giữ ở Văn khố Hội Truyền giáo Paris) chứ chưa được in ra. Trong khi đó tự điển của Taberd mang tên ''[[Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị]]'' (tựa [[tiếng Latinh|Latinh]] giống với tựa cuốn của Bá Đa Lộc) được in ở [[Serampore]], [[Ấn Độ].<ref>Trần Văn Toàn (2005). [http://giaophannhatrang.net/index.php?nv=news&op=Van-hoa/Tu-vi-Taberd-va-di-san-van-hoa-Viet-Nam-6554 "Tự vị Taberd và di sản văn hóa Việt Nam"].</ref> Nó phản ảnh một biến chuyển quan trọng của tiếng Việt trong khoảng thế kỷ XVIII và XIX. So sánh tự điển của Taberd và De Rhodes thì âm "&#xa797;" ([[Tập tin:B with flourish.svg|10px|alt=ȸ|b đuôi]]) biến mất, thay thế bằng âm "v" hoặc "b". Những âm "bl", "ml", "pl", "sl", và "tl" cũng biến mất, thay thế bằng "tr", "nh", "l", "s". Lưu ý một số cách viết chính tả cũ vẫn còn gặp ở các văn bản của [[João de Loureiro]] đương thời tại Đàng Trong<ref>{{chú thích web |author1=Võ Xuân Quế |title=Sách "Thực vật Đàng Trong" và chữ Quốc ngữ thế kỷ XVIII theo cách ghi của João de Loureiro |url=http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/sach-thuc-vat-dang-trong-va-chu-quoc-ngu-the-ky-xviii-theo-cach-ghi-cua-joao-de-loureiro |date=2018}}</ref> và của [[Philipphê Bỉnh]] tại Lisboa vào đầu thế kỷ 19.
 
Cuốn tự điển có phần [[phụ lục]] tựa là "Lời Chúa Tàu và Người Annam vấn đáp cùng nhau" (''Dialogus Inter Unum Navis Praevectum et Unum Cocincinensem''), trong đó có đoạn như sau:<ref>Taberd, Jean Louis. ''Dictionarium Latino-Anamiticum''. Serampore, 1838. tr 78</ref>