Khác biệt giữa bản sửa đổi của “John Crawfurd”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 222:
 
===== Lịch sử Việt Nam theo John Crawfurd =====
Theo Crawfurd, nước Việt Nam thời Nguyễn chủ yếu gồm hai nước An Nam [<nowiki/>[[Đàng Trong]] và [[Đàng Ngoài]]] và Kamboja [<nowiki/>[[Gia Định Thành]] và một phần [[Chân Lạp]]] hợp lại. Nước An Nam là nước đông dân, mạnh và văn minh hơn cả. Dân chúng ở Tonquin [Đàng Ngoài] và Cochin China Proper [Đàng Trong] thực ra là cùng một chủng người, chung ngôn ngữ, chung luật lệ và lối sống; thế nhưng hai xứ này lại có thời gian chia cắt và thù nghịch nhau.<ref name=":16">John Crawfurd (1828): [http://seasiavisions.library.cornell.edu/catalog/sea:010 Journal of an embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin-China: exhibiting a view of the actual state of those kingdoms]. SOUTHEAST ASIA VISIONS, Cornell University Library’s John M. Echols Collection. Volume 2. Chapter VII. PageFrom page 302-315.</ref>
 
Nước An Nam bị Trung Quốc xâm chiếm [[214 TCN|năm 214 TCN]] [<nowiki/>[[Nhâm Hiêu]] bình định vùng [[Lĩnh Nam]]]. Chính quyền đô hộ của Trung Hoa ở An Nam chắc chắn là yếu kém bởi người dân thường xuyên nổi dậy. Năm [[263]] [<nowiki/>[[Lã Hưng|Lữ Hưng]] hàng [[Tào Ngụy]]], An Nam giành độc lập nhưng phải triều cống Trung Quốc. Năm [[1280]], chính quyền Tartar Trung Quốc [<nowiki/>[[nhà Nguyên]]] thất bại trong việc xâm lược An Nam. Năm [[1406]], người Trung Quốc [<nowiki/>[[nhà Minh]]] lợi dụng sự rối loạn ở Tonquin và đánh chiếm nước này. Thế nhưng, Trung Quốc thất bại trong việc thiết lập nền cai trị vĩnh viễn ở Tonquin và phải từ bỏ vào năm [[1428]], để Tonquin cho các lãnh tụ bản xứ [<nowiki/>[[Nhà Lê sơ|nhà Lê]]] cai trị và triều cống Trung Hoa. Năm [[1471]], Tonquin [<nowiki/>[[nhà Lê]]] hoàn toàn chinh phục Cochin China [<nowiki/>[[Chăm Pa|Chămpa]]]. Năm [[1540]], một [[Nhà Mạc#Giai đoạn 1528-1541|cuộc nổi dậy ở Tonquin]] đã làm giảm sự lệ thuộc và triều cống Trung Hoa thành 3 năm một lần. Năm [[1553]], Cochin China [<nowiki/>[[Nguyễn Hoàng]]] lặt đổ ách thống trị của Tonquin và giành độc lập. Gia đoạn này, ở Tonquin thành lập một dạng chính quyền giống với [[Mạc phủ Tokugawa|Nhật Bản]] và [[Đế quốc Maratha|Đế quốc Maratta]]; người đứng đầu đất nước trên danh nghĩa là Dova hoặc Boua [<nowiki/>[[Nhà Lê trung hưng|Vua Lê]]]; người nắm thực quyền lãnh đạo là Chua hoặc Choua [<nowiki/>[[Chúa Trịnh]]]. Tới năm [[1748]], vị Boua mới giành lại được quyền.<ref name=":16" />
Dòng 231:
 
Năm [[1781]], Nguyễn Ánh tập hợp một lực lượng nhỏ, phần đông là lính [[Người Bồ Đào Nha|Bồ Đào Nha]], tấn công Nhạc nhưng thất bại và chạy sang Xiêm. Ông ta ở Xiêm một vài năm, vua [[Rama I]] chỉ giúp Nguyễn Ánh một ít quân, mà số quân Xiêm này lại tham tàn, gây hại cho đồng minh hơn là kẻ thù. Chưa kể, vua Rama I đã lấy một người cháu gái của Nguyễn Ánh làm thiếp (Ngọc Thông, con gái Tôn Thất Xuân), nay lại muốn [[Nguyễn Phúc Cảnh|hoàng tử Cảnh]] làm phò mã nước Xiêm. Nguyễn Ánh khướt từ chuyện thông gia đó và lẻn bỏ về [[Phú Quốc]] trong đêm. Nhà Nguyễn mắc nợ nước Xiêm ít hơn món nợ với Giám mục Adran. Năm 1787, Ánh giao con cả là Cảnh cho Giám mục để sang [[Pháp]] xin viện trợ của [[Louis XVI của Pháp|vua Louis 16]]. Họ và triều đình [[Cung điện Versailles|Versailles]] đã có một [[Hiệp ước Versailles (1787)|hiệp ước]] tương trợ. Nước Pháp cung cấp cho Nguyễn Ánh 20 tàu chiến, 3 trung đoàn lính Âu, 2 trung đoàn lính Á, và 1 triệu đô với một nửa là tiền mặt, nửa kia là chiến cụ. Đổi lại, Nguyễn Ánh nhượng cho nước Pháp [[Sông Hàn|bán đảo Hàn]], [[Đà Nẵng|vịnh Turan]] và vùng lân cận; cho Pháp được đóng quân và hỗ trợ quân cho Pháp khi có chiến tranh ở Ấn Độ; cho Pháp các quyền lợi về thương mại.<ref name=":16" />
 
Những kẻ nổi dậy [<nowiki/>[[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]]] không ngồi im. Người em út Long-nhung [Long Nhương], xưng hiệu là [[Quang Trung|Quang-trung]], là người có năng lực và mạo hiểm nhất trong 3 anh em, đã làm chủ cả miền Trung và Bắc Cochin China [<nowiki/>[[Đàng Trong]]]; rồi sau đó, ông ta đánh chiếm được Tonquin [Đông Kinh, [[Đàng Ngoài]]] năm [[1788]] và xưng Vua. Vua Tonquin [<nowiki/>[[Lê Chiêu Thống]]] sau đó chạy sang Trung Quốc cầu viện. Năm [[1789]], [[Nhà Thanh|Trung Quốc]] gửi hơn 40.000 quân sang giúp cựu vương Tonquin. Quang-trung từ Cochin China tiến quân ra Tonquin đánh tan quân Trung Quốc và gần như tiêu diệt họ. Nền hòa bình được lập lại trên đất nước. Chiến công này của Quang-trung, cho dù ông ta là một người nổi loạn, vẫn còn được người dân Cochin China [dưới thời [[Minh Mệnh]]] tự hào.<ref name=":16" />
 
[[Hiệp ước Versailles (1787)|Hiệp ước]] với nước Pháp chỉ đem lại kết quả là vài sĩ quan Pháp đi theo Giám mục Adran và Hoảng tử Cảnh về nước [An Nam] năm 1790. Nếu hiệp ước này được triều đình Pháp thực hiện đầy đủ, chắc chắn nước An Nam sẽ thành một tỉnh của Pháp. Và nước Anh khi ấy sẽ can thiệp, có thể ủng hộ Tây Sơn, và sẽ thiết lập ảnh hưởng của mình ở đây. May thay cho Nguyễn Ánh, hiệp ước đã không được nước Pháp thực thi đúng. Những người châu Âu (Pháp, Anh, Ai-len,...) hỗ trợ Nguyễn Ánh không bao giờ vượt quá 14-15 người, không ảnh hưởng đến sự tự chủ của ông ta. Họ đã giúp ông ta xây dựng được một đội thủy quân kỷ luật, nhiều thành trì kiểu châu Âu. Dù quân số ít, quân Nguyễn đã áp đảo quân Tây Sơn về chiến thuật. Nguyễn Ánh chiếm Saigun, xây [[Thành Gia Định|thành trì kiểu Âu]] rồi sau đó chiếm và xây thành trì ở Nha Trang và Quy Nhơn. Mặc dù có rất nhiều ưu thế, phải mất 12 năm để [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] tiêu diệt nhà Tây Sơn. Quin-hone [<nowiki/>[[Quy Nhơn]]], kinh đô của Nhạc, bị đánh chiếm năm [[1796]]; Hué [<nowiki/>[[Huế]]], kinh đô của Huệ, người đã chết năm [[1792]] và [[Nguyễn Quang Toản|con trai]] lên nối ngôi, mãi đến năm [[1801]] mới bị chiếm; còn Tonquin chưa chịu khuất phục tận năm [[1802]]. Những sự thật này, rất đáng ngờ vực rằng, đại đa số dân chúng không đời nào đã vô cùng khao khát khôi phục lại vương quyền cho vị vua chính danh [Nguyễn Ánh] như những người châu Âu ủng hộ ông ta đã nói; hoặc cũng không phải do chính quyền Tây Sơn quá ghê tưởm hay mất lòng dân chúng. Tôi [Crawfurd], thật sự, được chứng thực bởi những thương nhân [[Người Hoa tại Việt Nam|người Hoa]] mà tôi trò truyện ở Huế, họ đã sống ở nước này dưới cả 2 triều [Tây Sơn và [[nhà Nguyễn]]], rằng vua Tây Sơn quản lý đất nước công bằng và điều độ hơn vị vua hiện tại [Minh Mệnh] hoặc cha ông ta [Gia Long]. Thật vậy, chắc chắn là người dân CoChin China nhận được rất ít lợi lộc khi khôi phục lại một gia tộc [<nowiki/>[[chúa Nguyễn]]] mà ai cũng biết là đã cai trị tồi để dẫn đến nổi loạn; và họ [nhà Nguyễn] cũng bị xem là người đã khôi phục và duy trì chủ quyền bằng những cách thức xa lạ với các chính quyền thuần Á Đông [cầu viện ngoại bang Pháp, Xiêm,...].<ref name=":16" />
 
Tới năm [[1809]], Gia Long lợi dụng sự chia rẻ ở [[Chân Lạp|Kamboja]] để chiếm lấy một phần đất giàu có của nước này. Ông ta mất năm 1819. Công trạng của Gia Long chắc chắn bị thổi phồng quá mức, nhưng không thể chối cãi ông ta là một người tài giỏi, can đảm, kiên nhẫn, ngăn nắp và thông minh. Công lao lớn nhất của Gia Long là sự tiếp nhận các kiến thức, chiến thuật châu Âu vào quân sự và xây dựng thành trì. Qua đó mà ông ta có được một đội quân thường trực mạnh và hiệu quả bậc nhất ở châu Á, dù cần rất ít sự hỗ trợ của văn minh và khoa học châu Âu. Tuy nhiên, tài năng của Nguyễn Ánh chỉ đủ để chinh phục lại một vương quốc chứ không đủ để cai trị nó. Tầm nhìn của ông ta ích kỷ, hạn hẹp và bạo ngược; và chế độ mà ông ta xây dựng quả thực là một chính quyền quân sự chuyên chế bậc nhất. Những sĩ quan Pháp thân cận nhất của Gia Long nhiều lần mạo hiểm khuyên ông ta nên khuyến khích phát triển công nghiệp, nhưng ông ta luôn từ chối và cho rằng, kẻ nghèo ngoan ngoãn hơn người giàu. Dù rằng họ cho ông ta biết, các nước nghèo ở châu Âu mới là các nước hay có nổi loạn nhất, ông ta cũng bảo là chuyện đó khác với ở Việt Nam. Khi còn hoạn nạn, vương tử Nguyễn Ánh được ghi nhận là rộng lượng, nhưng khi có đủ quyền lực trên ngai, Gia Long hành động tàn bạo và thù hằn như bao tên bạo chúa phương Đông. Ông ta đào mồ, chặt xác nhà Tây Sơn. Gia quyến của họ (bất kể trẻ em hay phụ nữ mang thai) bị cho [[voi giày]], kẻ liên quan bị lưu đày khắp xứ.<ref name=":16" />
 
Người con trai chính thống của Gia Long, vị hoàng tử [<nowiki/>[[Nguyễn Phúc Cảnh|Cảnh]]] theo [[Bá Đa Lộc|Giám mục Adran]] đi Pháp năm 1787, đã mất năm 1799 ở tuổi 22. Hoàng tử Cảnh đã cải theo theo Công giáo, khiến Gia Long đau lòng. Và Hoàng tử không thể hiện được tài năng hay có được dòng dõi nào. Ngai vàng được Gia Long trao cho [[Minh Mạng|Meng-meng]], đứa con không chính thống [dòng thứ]. Meng-meng lúc Crawfurd đến Việt Nam ([[1822]]) đã 32 tuổi, có vóc người khá thấp lùn, sở hữu khuôn mặt người Việt bình thường, và có vết thẹo của bệnh đậu mùa. Theo quan điểm của người Việt, ông ta được giáo dục tốt; nghĩa là ông ta biết viết [[Chữ Hán|chữ Trung Quốc]], cũng như hiểu luật pháp, tôn giáo, tập tục và nghi thức của Trung Hoa, vốn là mẫu mực của người An Nam. Việc thừa kế ngai vàng của ông ta không gây đổ máu hay chống đối; thậm chí ông ta còn thể hiện thái độ nhẫn nhịn và rộng lượng với gia tộc. Không ai [con cháu Hoàng tử Cảnh] bị giết mà còn được tăng tiền trợ cấp. Năm [[1821]], Meng-meng đến Tonquin để nhận sắc phong tận tay từ [[Nhà Thanh|sứ giả Bắc Kinh]] để được làm quốc vương An Nam [thấp hơn Hoàng đế Trung Hoa]. Trong lễ sắc phong, sự yêu thích nô lệ vào Trung Hoa của Meng-meng, khiến ông ta phục tùng sự ban phát chức tước từ triều đình [Trung Hoa], sự nhượng bộ mà cha ông ta, người mạnh mẽ và độc lập hơn, luôn từ chối; và do đó, Gia Long chưa bao giờ được phong tước [bởi Trung Hoa], theo tập tục cổ xưa.<ref name=":16" />
 
=== Thống đốc thường trú tại Singapore ===