Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Franklin D. Roosevelt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Trân Châu Cảng: sửa lỗi chính tả
Dòng 310:
Cảnh báo được gửi đến các tư lệnh Lục quân và [[Hải quân Hoa Kỳ]] tại [[Hawaii]] nhưng tin tức này không được nhận đúng lúc vì lỗi của bộ máy hành chính. Thông điệp được gửi qua dịch vụ điện tín "Western Union Telegram" đến [[Tây Duyên hải Hoa Kỳ]] và sau đó qua dịch vụ vô tuyến "RCA Radio" đến thành phố Honolulu với nội dung đã được mã hóa. Đây là cách thức chuẩn liên lạc thông tin với các đảo của Hawaii vào thời đó khi điều kiện không gian không cho phép liên lạc thông tin trực tiếp như đã xảy ra vào ngày hôm đó. Tuy nhiên thông điệp này không được đánh dấu "khẩn cấp" nào vì thế nó được gửi đi theo thứ tự nhận được như các thông điệp khác. Chuyện này là do chủ ý của các vị tướng lãnh ở thủ đô Washington vì họ cho rằng nếu thông điệp được đánh dấu "khẩn cấp" và được gởi đến các vị tư lệnh tại Hawaii thì có thể gây sự chú ý của các điệp viên Nhật Bản ở Tây Duyên hải. Theo kế hoạch, thông điệp này là để cảnh báo cho lục quân và hải quân tại Hawaii để họ giăng sẵn bẫy đối phó với một cuộc tấn công của người Nhật. Tuy nhiên thông điệp được Bộ tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tại Hawaii nhận được mấy tiếng đồng hồ sau khi cuộc tấn công đã kết thúc.
 
Theo hồ sơ cuộc điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về Trân Châu Cảng thì: [1]
 
Sau khi nhận được thông điệp, Đại tá French đích thân nhận trách nhiệm gửi nó đi. Khi biết hệ thống liên lạc vô tuyến của [[Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ]] đã không còn liên lạc được với Honolulu kể từ khoảng 10:20 sáng, ông liền quyết định rằng cách nhanh nhất để gửi nó đến Hawaii là bằng các phương tiện dịch vụ thương mại; có nghĩa là dùng dịch vụ điện tín "Western Union" đến San Francisco, và từ đó dùng sóng vô tuyến thương mại đến Honolulu. Thông điệp được lưu trữ tại trung tâm truyền tin Lục quân lúc 12:01 trưa (6:31 sáng, giờ Hawaii); được chuyển tải bằng điện tín đến dịch vụ Western Union xong vào lúc 12:17 trưa (6:47 sáng, Hawaii); được dịch vụ RCA Honolulu nhận được vào lúc 1:03 trưa (7:33 sáng, Hawaii); được phòng truyền tin, Đồn Shafter tại Hawaii nhận được vào khoảng 5:15 chiều (11:45 sáng, Hawaii) sau vụ tấn công. Thì ra việc liên lạc điện tín giữa dịch vụ RCA ở Honolulu và Đồn Shafter đã không thực hiện được vào giờ đặc biệt đó nên thông điệp được giao bằng xe đạp và người đưa tin bằng xe đạp này đã phải giao tin vòng vo vì tránh đợt bom nổ đầu tiên.