Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 29:
[[Tập tin:Battle_of_Bạch_Đằng_1288_map_vi.png|nhỏ|phải|400px|Lược đồ trận địa và các bãi cọc trong [[Trận Bạch Đằng (1288)|chiến thắng quân Nguyên Mông của Quân đội Đại Việt năm 1288]] trên sông Bạch Đằng.]]
 
Hiện nay có ít nhất ba cụm/bãi cọc đã được phát hiện ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc tỉnh [[Quảng Ninh]], và 1 bãi cọc ở Hải Phòng nơi từng là cửa sông Bạch Đằng thời xưa.
=== Các bãi cọc ở thị xã Quảng Yên ===
Có 3 bãi cọc ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã được phát hiện, bao gồm: Bãi cọc đầm Nhử, Yên Giang (phát hiện từ năm 1953 đến năm [[1958]]), Bãi cọc đồng Vạn Muối (phát hiện năm [[2005]]) và Bãi cọc đồng Má Ngựa (phát hiện năm [[2009]]).<ref name=":ld2">[https://laodong.vn/xa-hoi/phat-hien-bai-coc-co-cao-quy-vi-sao-coc-to-hon-ben-quang-yen-773601.ldo Phát hiện bãi cọc cổ Cao Quỳ: Vì sao cọc to hơn bên Quảng Yên?]. Báo ''Laodong''.</ref>
Dòng 36:
Bãi cọc này nằm trong một đầm nước giáp đê [[sông Chanh]], gần ngã ba với [[sông Đá Bạch]]. Đầm này có tên là đầm Nhử, nằm ở phường [[Yên Giang]], thị xã [[Quảng Yên]], [[Quảng Ninh]].<ref name=":qn3">[https://dulich.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=546 Cụm Di tích chiến thắng Bạch Đằng]. Bài viết của ''Quangninh.gov.vn'' đăng ngày 14 tháng 10 năm 2013.</ref> Bãi cọc này có diện tích khoảng 120 m<sup>2</sup>, với khoảng 300 cọc đã được tìm thấy và hiện đang nằm trong khu vực được bảo vệ rộng 7,5 ha.<ref name=":ld2"/>
 
Khoảng năm 1953-1954, bí ẩn của bãi cọc Bạch Đằng bắt đầu hé mở khi người dân địa phương ở xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, phát hiện một số cọc gỗ lộ lên mặt đất ở bãi đầm cách ngã ba sông Chanh và sông Bạch Đằng khoảng 400m về phía đông. Vị trí này cách trung tâm thị trấn Quảng Yên lúc ấy 2km về phía tây. Người dân thấy có cọc gỗ lim còn tốt đào đem về nhà sử dụng. Khoảng 200 cọc gỗ đã được nhổ lên trong 50 hố đất đào. Câu chuyện dần được báo lên trên, Nhà nước bắt đầu quan tâm. Ngày 26-11-1958, Vụ Bảo tồn bảo tàng với những tên tuổi như Hoàng Minh Giám, Đào Duy Anh, Nguyễn Lân... đã đến nơi này ghi nhận thông tin từ người dân địa phương và tiến hành đào khảo sát.<ref>https://tuoitre.vn/song-chim-giao-gay-go-day-xuong-kho-611299.htm</ref> Sau đó tiếp tục được tiến hành nhiều cuộc khảo sát và khai quật nữa vào các năm [[1969]], [[1976]], [[1984]] và [[1988]]. Các cuộc nghiên cứu cho thấy các cọc ở đây đã phần được làm từ [[gỗ lim]], thân dài từ 2,6 đến 2,8 mét và có đường kính khoảng 20 đến 30&nbsp;cm. Phần đầu cọc được đẽo nhọn để cắm xuống đáy sông dài từ 0,5 đến 1 mét và khoảng cách trung bình giữa các cọc khoảng 1 mét.<ref name=":vne2">[https://vnexpress.net/du-lich/di-tich-bai-coc-bach-dang-huyen-thoai-2995267.html Di tích bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại]. VnExpress.net.</ref><ref name=":qn1">[https://www.quangninh.gov.vn/donvi/TXQuangYen/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=3733 Những chiếc cọc gỗ làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử]. ''quangninh.gov.vn''.</ref>
 
Bãi cọc được khai quật lần đầu năm 1958, sau đó tiếp tục được tiến hành nhiều cuộc khảo sát và khai quật nữa vào các năm [[1969]], [[1976]], [[1984]] và [[1988]]. Các cuộc nghiên cứu cho thấy các cọc ở đây đã phần được làm từ [[gỗ lim]], thân dài từ 2,6 đến 2,8 mét và có đường kính khoảng 20 đến 30&nbsp;cm. Phần đầu cọc được đẽo nhọn để cắm xuống đáy sông dài từ 0,5 đến 1 mét và khoảng cách trung bình giữa các cọc khoảng 1 mét.<ref name=":vne2">[https://vnexpress.net/du-lich/di-tich-bai-coc-bach-dang-huyen-thoai-2995267.html Di tích bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại]. VnExpress.net.</ref><ref name=":qn1">[https://www.quangninh.gov.vn/donvi/TXQuangYen/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=3733 Những chiếc cọc gỗ làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử]. ''quangninh.gov.vn''.</ref>
 
Gần bãi cọc có một tấm bia được dựng nên để đánh dấu khu di tích.<ref name=":vne2"/>
Hàng 50 ⟶ 48:
Các bãi cọc này được các chuyên gia cho rằng liên quan đến [[Trận Bạch Đằng (1288)|trận kháng chiến trên sông Bạch Đằng vào năm 1288]] do [[Trần Hưng Đạo]] lãnh đạo chống quân [[Nguyên Mông]].<ref>[http://www.quangyen.vn/tintuc/71-765/di-tich-bach-dang/bai-coc-dong-ma-ngua.htm Di tích Bạch Đằng]. Báo Quảng Yên.</ref>
 
=== Bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng) ===
Được phát hiện lần đầu vào ngày 1 tháng 10 năm 2019 bởi một người dân đang canh tác ở đây, đến cuối tháng 11 và tháng 12 năm [[2019]], các chuyên gia của Viện Khảo cổ học và Bảo tàng [[Hải Phòng]] đã khai quật bãi cọc trên cánh đồng Cao Quỳ, thuộc xã [[Liên Khê, Thủy Nguyên|Liên Khê]], huyện [[Thủy Nguyên]], Hải Phòng, nơi từng là [[sông Đá Bạc]] (còn gọi là sông Đá Bạch) thời xưa.<ref name=":vne1"/><ref name=":zing1"/> Tại địa điểm này, người ta đã tìm thấy 27 chiếc cọc ở 3 hố đào trong diện tích 950 m<sup>2</sup>.<ref>[https://news.zing.vn/phat-hien-bai-coc-trong-tran-chien-nhan-chim-quan-mong-nguyen-post1027234.html Phát hiện bãi cọc trong trận chiến nhấn chìm quân Mông Nguyên]. ''Zing.vn''. Ngày 19 tháng 12 năm 2019</ref> Các cọc này đo được có đường kính khoảng từ 20 đến 50&nbsp;cm, được chôn cách nhau 5 đến 7 mét.<ref name=":vne1">[https://vnexpress.net/thoi-su/phat-hien-bai-coc-nha-tran-gan-nghin-nam-tuoi-4029517.html Phát hiện bãi cọc nhà Trần gần nghìn năm tuổi]. ''VnExpress.net''.</ref> Kết quả [[định tuổi bằng cacbon-14|xác định niên đại bằng cacbon-14]] cho thấy các cọc này có niên đại nằm trong khoảng từ năm [[1270]] đến năm [[1430]].<ref name=":tn1"/>