Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đời tư: Bỏ đoạn viết như tiểu thuyết cung đấu.
Dòng 231:
 
== Đời tư ==
 
=== Chọn ngôi Thái tử ===
Minh Thành Tổ có bốn con trai, 3 người đầu được sinh bởi [[Nhân Hiếu Văn hoàng hậu|Từ Hoàng hậu]], người con út chết non. Trong đó người con thứ 3 [[Chu Cao Toại]] tuổi nhỏ, nên ngôi Thái tử là cuộc tranh giành giữa người con trưởng Chu Cao Sí và con thứ là [[Chu Cao Hú]]. Chu Cao Sí dáng người mập mạp, lại hay bệnh tật từ nhỏ, tính tình lại hiền lành, thích đọc sách, trái ngược với Thành Tổ là người tàn nhẫn và hiếu võ nên vua không thích người con này. Chu Cao Hú lại giống cha, diện mạo khôi ngô, tính nóng nảy lại thích giết người, võ nghệ giỏi giang, không thích đọc sách, khi có loạn Tĩnh Nan, cầm quân một phía chống lại quan quân triều đình, lúc Thành Tổ gặp nguy từng lấy thân ra chắn cho cha, nên được vua rất yêu thích.
Hàng 238 ⟶ 237:
 
Chu Cao Hú thấy vậy tức lắm, bàn mưu với Kỷ Cương muốn học cha mình, đem quân tạo phản. Mưu mô bị phát giác, Kỷ Cương bị tru di, còn Chu Cao Hú bị bắt đến trước mặt Thành Tổ. Vua giận lắm, muốn giết Cao Hú. Thái tử lại niệm tình anh em, xin tha chết cho Cao Hú, vua liền mắng Thái tử là đồ lòng dạ đàn bà nhưng quả thật không nỡ giết con. Chu Cao Hú lại lập lời thề độc nếu mang lòng phản nghịch nữa thì bị ném vào vạc dầu. Vua bèn hỏi cháu là Chu Chiêm Cơ, lúc này mới hơn 10 tuổi: "Chú của cháu mang lòng phản, Trẫm ở đây nó không dám làm gì, Trẫm không còn nữa, nó lại mưu nghịch thì sao?", Chu Chiêm Cơ đáp rằng:"Cháu không sợ". Vua nghe thế vui lắm liền tha mạng cho Chu Cao Hú, nhưng bị biếm đi làm Hán Vương ở Vân Nam. Sau này vào thời Tuyên Đức, Chu Cao Hú lại muốn làm phản, Chu Chiêm Cơ đích thân dẫn quân đến bắt được, hành quyết mấy người con trai của Hán Vương cùng mấy trăm quan viên. Còn Chu Cao Hú thì bị trói vào cột mà thiêu tới chết cho ứng với lời thề.
 
=== Hậu cung ===
[[File:仁孝文皇后徐氏(明太宗(成祖)).jpg|thumb|250px|Từ hoàng hậu (Minh Thành Tổ)|Từ hoàng hậu]]
==== Từ Hoàng hậu ====
Trong cuộc đời Minh Thành Tổ Chu Đệ có bốn người con gái mà ông vô cùng sủng ái. Họ đều là những người mỹ nhân tài đức vẹn toàn, nhưng có lẽ người có công lớn nhất khiến một đại hoàng đế xuất chúng như Chu Đệ cả đời kính trọng, yêu thương và thương nhớ chính là Từ Nghĩa Hoa, [[Từ hoàng hậu (Minh Thành Tổ)|Từ hoàng hậu]]. Nàng xuất thân cao quý, là trưởng nữ của khai quốc công thân triều Minh [[Từ Đạt]]. Nàng không chỉ tài sắc song toàn mà còn thông văn giỏi võ. Khi mới 14 tuổi, tài hoa xuất chúng của nàng đã vang danh thiên hạ và đến tai [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương. Chính Chu Nguyên Chương đã tìm Từ Đạt và ngỏ ý kết thông gia để nàng làm vợ của hoàng tử thứ tư Chu Đệ. Dưới sự sắp đặt của hai ông bố, Từ thị đã trở thành chính thất của Chu Đệ khi đó mới 16 tuổi. Tuy Từ thị còn nhỏ nhưng xuất thân từ tướng môn, nên việc đọc sách, hiểu lễ nghĩa đều liệt vào hàng hiếm có trong thiên hạ. Năm thứ 9 Hồng Vũ, Từ thị được sắc phong là Yên vương phi. Khi về làm dâu hoàng tộc, Từ thị lại được một người mẹ chồng tài đức nổi tiếng thiên hạ là Mã hoàng hậu yêu thương, chăm lo dạy dỗ nên ngày càng hoàn thiện. Chu Đệ kính trọng và yêu thương Từ vương phi không chỉ bởi tài hoa, đức hạnh, mà nàng chính là người có công lớn giúp Chu Đệ xây dựng thành công đế nghiệp. Khi Chu Đệ phát động “Tĩnh Nam chi biến”, triều đình đã phái Lý Cảnh Long vây đánh Bắc Bình đúng lúc Chu Đệ đang đến xin cứu viện ở Ninh Vương Chu Quyền. Chính lúc nguy cấp, Từ vương phi yếu đuối mảnh mai đã khoác chiến giáp, thân chinh xung trận, chỉ huy quân sỹ, đích thân đánh trống trận đầy nhuệ khí, chiến thắng đối thủ cứu thành công Bắc Bình. Khi Chu Đệ phát động Tĩnh Nam chi biến, Từ gia chia thành hai phe. Đại ca của Từ vương phi đứng thế đối đầu với Chu Đệ bảo vệ Văn Đế. Vì muốn giúp chồng hoàn thành đại nghiệp, Từ vương phi đã đau đớn gạt bỏ tình thân đứng thế đối đầu với chính anh ruột mình, bỗng chốc từ anh em ruột trở thành kẻ địch. Những người như Từ vương phi quả là hiếm có trong lịch sử hậu cung của các đế vương, có thể nói nàng chính là đại quý nhân trong cuộc đời Chu Đệ. Sau này, thực tế cũng đã chứng minh công lao và sự hi sinh của nàng hoàn toàn được đền đáp xứng đáng. Chu Đệ không chỉ hoàn thành đế nghiệp mà còn trở thành một trong những hoàng đế kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều này chứng tỏ việc Chu Đệ có được người vợ như Từ vương phi thì phúc phần này phải tu ba kiếp mới có được. Tuy nổi tiếng tàn bạo nhưng ông rất kính nể, tôn trọng và yêu thương vợ. Nhưng bất hạnh Từ Hoàng hậu mắc bệnh mất sớm để lại sự đau đớn tiếc thương vô hạn cho hoàng đế Chu Đệ.
 
==== Từ Diệu Cẩm ====
Nàng là con gái thứ ba của Ngụy Quốc Công Từ Đạt, người có công lớn trong đại nghiệp khai quốc của triều Minh. Nàng tài mạo còn vượt cả Từ hoàng hậu - chị gái mình. Từ hoàng hậu là mỹ nhân được Chu Đệ vô cùng yêu thương sủng ái. Nhưng bất hạnh thay, vào năm thứ năm Vĩnh Lạc, bà qua đời. Chu Đệ đã không chọn ai mà nhất nhất muốn đón nàng Từ Diệu Cẩm tiến cung để lấp chỗ trống cho chị gái mình làm mẫu nghi thiên hạ.
 
Từ Diệu Cẩm vốn vô cùng căm ghét và coi thường con người độc ác tàn bạo của Chu Đệ nên nàng đã từ chối những người được Chu Đệ phái đến. Việc đến đó tưởng là xong. Không ngờ vài hôm sau đích thân Chu Đệ đến gặp nàng. Chu Đệ nhìn kỹ nàng, thấy nàng tuy ăn mặc giản dị, trang điểm sơ sài nhưng nét đẹp vẫn tỏa sáng ngời ngời. Ngay từ giây phút đó, Chu Đệ biết rằng mình đã yêu Từ Diệu Cẩm, muốn ở bên cạnh nàng, muốn lập nàng làm hoàng hậu không phải vì nàng là em gái của Từ hoàng hậu nữa. Nhưng Diệu Cẩm đã không hề có chút gì để ý với Chu Đệ ngay từ đầu và nàng không đáp nhận tình cảm của vua. Nàng chỉ bày tỏ rằng từ nhỏ tuy sống trong cảnh giàu sang phú quý, nhưng nàng không ham danh lợi, không cầu vinh hoa, quyết chí tu hành, trọn đời không xuất giá. Trước thái độ cương quyết của nàng, Chu Đệ đành phải chấp nhận và thề không lập ai làm hoàng hậu nữa để báo đáp Diệu Cẩm. Có thể nói, Từ Diệu Cẩm chính là một đại kỳ nữ mười phân vẹn mười của triều Minh. Nàng thà can tâm tình nguyện sống cả đời cô độc chứ nhất quyết không chịu cảnh sống với tên bạo chúa. Sau này, khi nàng qua đời, nàng được Chu Đệ an táng theo nghi lễ hoàng hậu.
 
==== Quyền phi ====
Sau có người con gái [[Triều Tiên]] dâng lên cho vua, xinh đẹp lại thông minh, vua yêu lắm, lập làm Quyền phi. Quyền phi là con gái của Quyền Vĩnh Quân, làm chức Công tào Điển thư của nước Triều Tiên. Xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc, là bậc ngàn vàng của gia đình thư hương, tự nhiên Quyền phi là bậc cao nhã, tài năng xuất chúng. Lại thêm dung mạo của cô rất xinh đẹp, dáng điệu thướt tha, là đại mỹ nhân nổi tiếng gần xa thời đó.
 
Bắt đầu từ triều Nguyên, người Triều Tiên đã bị Trung Quốc ép buộc tiến cống mỹ nữ. Đến đầu đời Minh vẫn như thế. Khi nhà Minh lập nước, trong hậu cung của Thái tổ Chu Nguyên Chương cũng có không ít phi tần là người Triều Tiên. Đến Minh Thành Tổ Chu Đệ cũng được sinh ra bởi một người phi tần đến từ Triều Tiên. Có lẽ ông ta mang trong mình một nửa huyết thống Triều Tiên, cũng có lẽ hy vọng tìm thấy hình ảnh của người mẹ đã mất trong ký ức thời niên thiếu của mình ở những mỹ nhân đến từ Triều Tiên. Sau khi Thành Tổ đăng cơ, không ngừng ra chiếu chỉ phái người đến Triều Tiên chọn mỹ nữ đưa vào cung. Quyền phi cũng đến cung đình Trung Quốc vào thời gian này.
 
Năm Vĩnh Lạc thứ 6, tức năm 1408, Minh Thành Tổ phái Nội sứ Hoàng Nghiêm cùng một số người đi sứ đến Triều Tiên, thưởng cho quốc vương Triều Tiên 1 vạn lạng vàng, 50 xếp lụa, 100 xe nhiễu và nhiều tặng phẩm khác, báo cáo rằng quốc vương Triều Tiên dâng ngựa cho triều đình Đại Minh. Đồng thời đoàn sứ này cũng yêu cầu Triều Tiên tuyển chọn các mỹ nữ trong cả nước, cống tiến tới Bắc Kinh để sung vào hậu cung. Vì thế quốc vương Triều Tiên hạ lệnh cấm các cuộc hôn nhân để tuyển mỹ nữ chuẩn bị tiến cống.
 
Khi đó, các vương công đại thần cho đến dân thường chẳng có ai mong muốn dâng con gái của mình dời nhà đến làm cung nữ ở một đất nước xa xôi cả ngàn dặm đường vì thế những người tuyển được đều là những cô gái không xinh đẹp gì. Hoàng Nghiêm xem qua một lượt những người đã tuyển được không vừa ý, ra lệnh cho triều đình Triều Tiên tuyển chọn đợt mới. Triều đình Triều Tiên phân cho các ti tuần sát tăng cường việc tuyển chọn, đồng thời thông cáo đến các quan phủ, phàm là con gái các hộ thứ dân, học trò, cho đến hương lại quan chức nếu có nhan sắc đều được tuyển dâng lên. Nếu như cố ý trốn tránh hoặc dùng các phương pháp kim châm, cắt tóc, dán thuốc để trốn tránh việc tuyển chọn thì đều bị xử lý theo luật pháp. Thông qua thủ đoạn cưỡng chế cuối cùng cũng tuyển chọn được những cô gái xinh đẹp.
 
Hoàng Nghiêm và những sứ thần triều Minh sau khi nhìn qua một lượt, chọn được 5 người trong danh sách đưa lên và người đứng đầu là Quyền phi, khi đó mới 18 tuổi. Những người khác là: con gái của Nhân Vũ Phủ Tả Ti Doãn Nhâm Thiêm Niên, Nhâm thị, 17 tuổi. Con gái của pháp quan phủ Cung An Lý Văn Mệnh, Lý thị, 17 tuổi. Con gái của Hộ quân Lữ Quý Chân, Lữ thị, 16 tuổi. Con gái của Phó ti chính Trung quân Thôi Đắc Phi, Thôi thị chỉ mới 14 tuổi. Không chỉ xuất thân là tiểu thư quý tộc xứ Triều Tiên, năm vị mỹ nữ này còn sở hữu nhan sắc "ngàn dặm khó tìm". Họ cùng với 12 thị nữ và 20 đầu bếp được đưa đến đô thành một đất nước xa xôi ngàn dặm. Khi rời khỏi nhà, cha mẹ họ hàng của những cô gái được tuyển chọn khóc không ngừng. Năm cô gái Triều Tiên được đem cống tiến, chốc chốc lại quay đầu, nước mắt không ngừng tuôn xuống, từ đó quê hương sẽ chỉ xuất hiện trong giấc mơ của họ, một cuộc phân ly mãi mãi!
 
Năm vị mỹ nhân vừa đặt chân tới hậu cung, Chu Đệ đã vô cùng cao hứng, lập tức phong cho các nàng tước vị cao quý.
 
Trong đó, Quyền thị được phong làm Hiền phi, cai quản việc lục cung, quyền lực tương đương Hoàng hậu. Nhâm thị là Thuận phi, Lý thị được sắc phong làm Chiêu nghi, Lữ thị là Tiệp dư và Thôi thị được tấn phong Mỹ nhân. Cha của họ đều được phong làm quan ngũ phẩm của triều Minh. Riêng cha của Quyền phi được phong làm Quang Lộc Tự Khanh (quan đứng đầu bộ phận lo yến tiệc) nhưng vàng bạc, ngựa quý vẫn do triều đình Triều Tiên cấp. Đồng thời với họ cũng có hai người Hán được sắc phong là Trương thị và Vương thị.
 
Trong 5 vị phi tần người Triều Tiên ở hậu cung của Minh Thành Tổ, Quyền phi được Hoàng đế Minh Thành Tổ sủng ái nhất. Miêu tả về vị mỹ nhân Cao Ly vừa tròn 18 tuổi này, "Minh sử - Hậu phi truyện" có viết: ''"Cung hiến Hiền phi họ Quyền, là người Cao Ly, tư chất hiền hòa, giỏi thổi ngọc tiêu, được Hoàng đế vô cùng yêu mến".''
 
Lần đầu tiên khi Minh Thành Tổ nhìn thấy Quyền phi đã bị vẻ đẹp thanh nhã kỳ lạ của cô hấp dẫn. Thành Tổ hỏi Quyền phi có tài năng sở trường gì. Quyền phi cầm chiếc tiêu ngọc luôn mang theo mình thổi một bản nhạc, tiếng tiêu lúc trầm lúc bổng, du dương êm ái, Thành Tổ nghe bản nhạc như say như tỉnh, vì thế mới chọn Quyền phi ở trên các phi tần khác. Vì đương thời người cai quản hậu cung của Minh Thành Tổ là Từ phi đã chết nên Thành Tổ đã để Quyền phi nắm quyền cai quản hậu cung.
 
Quyền phi thông minh lại xinh đẹp, ưu nhã hơn người. Mỗi khi Thành Tổ bận hoàn thành việc triều chính, thân thể mệt mỏi đến cung của Quyền phi. Tiếng tiêu mỹ diệu của Quyền phi như một cơn gió xuân ấm áp khiến sự mệt mỏi của Thành Tổ tan biến. Từ sau khi Quyền phi vào hoàng cung triều Minh, một Hoàng đế quả cảm, cương nghị, nam tính mười phần như Thành Tổ đương nhiên là rất yêu một cô gái Triều Tiên yểu điệu, nồng nàn, xinh đẹp hiếm thấy như Quyền phi. Quyền phi không những chỉ được sủng ái nơi hậu cung mà còn luôn được ở bên Thành Tổ.
 
Tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 8, tức năm 1410, Quyền phi theo Minh Thành Tổ đem quân chinh phạt Mông Cổ. Từ khi nhà Minh thành lập vùng biên giới phía Bắc luôn bị các thế lực tàn dư của quân Nguyên quấy nhiễu, xâm phạm biên giới nghiêm trọng. Từ cuối thời kỳ Hồng Vũ trở đi các bộ lạc Mông Cổ xảy ra nội chiến phân thành ba bộ phận lớn là Ngõa Lạt, Tác Ta và Ngột Lương. Đến khi Thành Tổ lên ngôi tiếp tục thực hiện sách lược cùng lúc tấn công phân hóa và phong thưởng ra ân, việc xâm phạm biên giới mới được yên ổn.
 
Năm Vĩnh Lạc thứ 5, thế lực của hậu duệ người Nguyên Bản Nha Thật Lý nổi dậy cùng với thái sư tộc Tác ta là A Lỗ Đài cùng nhau mưu đồ việc thống nhất Mông Cổ. Tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 7, Chu Đệ phái sứ thần đến Tác ta, muốn cùng họ giao hảo. Không hề nghĩ đến việc sứ thần bị giết hại, Chu Đệ nổi giận, ngay tháng 7 năm đó đã phái Kỳ quốc công Khâu Phúc dẫn 10 vạn đại quân thảo phạt bộ tộc Tác ta. Vì không đánh giá đúng về lực lượng quân đội của Tác ta, lại thêm sự chỉ huy không thích hợp, mười vạn quân của nhà Minh bị chôn vùi ở dòng sông Lư Cù, tức sông Khắc Lỗ Luân. Để bảo vệ sự tôn nghiêm của Hoàng đế Đại Minh Chu Đệ đã trực tiếp thân chinh dẫn quân tấn công Tác ta. Thành Tổ dẫn 50 vạn đại quân tiến sâu vào vùng sa mạc phương Bắc, ở sông Oát Nan, tức sông Ngạc Nộn đã đại phá đại quân của Bản Nhã Thất Lý, cuối cùng quân của Bản Nhã Thất Lý chỉ còn bảy kỵ binh chạy về phía Tây.
 
Sau khi nhà Minh giành được thắng lợi đầu tiên, tiếng tiêu mỹ diệu của Quyền phi được truyền khắp vùng thảo nguyên ngàn dặm. Điều này khiến cho tinh thần của Minh Thành Tổ Chu Đệ phấn chấn bội phần, tiếp tục thừa thắng tiến lên, tiếp tục đại phá quân của A Lỗ Đài ở núi Hưng An. A Lỗ Đài phải mang vợ con chạy vào vùng núi sâu xa xôi của ngọn Hưng An. Chiến thắng này cũng đánh dấu sự kết thúc của chiến dịch Bắc phạt toàn thắng của vua quân triều Minh. Sau đó Chu Đề dẫn đại quân về triều.
 
Quyền phi theo Chu Đệ về kinh khi đến Lâm Thành Sơn Đông đột nhiên mắc bệnh nặng cuối cùng không chữa trị được mà mất. Năm đó Quyền phi mới 22 tuổi, có thể nói là hồng nhan bạc mệnh! Minh Thành Tổ mất đi người thiếp yêu, nhất thời không tránh được sự đau xót, sau đó vì quá thương xót mà bị bệnh. Minh Thành Tổ cho an táng Quyền phi ở huyện Dịch Sơn Đông còn hạ lệnh cho quan phủ cử người trông nom phần mộ, định sau này sẽ đưa hài cốt nàng về di táng trong lăng Từ hoàng hậu. Sau khi Quyền phi chết, Thành Tổ đối đãi rất hậu với những gia nhân của cô, đồng thời Chu Đệ cũng khắc cốt ghi tâm từ tiếng nói đến vẻ mặt của Quyền phi. "Triều Tiên Lý triều thực lục" có chép: sau khi Quyền thị qua đời, Vĩnh Lạc đế gặp anh trai của Hiền phi, ''"lúc ban lời, nước mắt lưng tròng, thở than thương cảm không nói được câu nào".''
 
Cho tới khi về già, vị Hoàng đế này vẫn luôn hoài niệm về phi tần họ Quyền người Triều Tiên ấy mà than:
 
''"Ta già rồi, ăn uống không thấy ngon nữa… Khi Hiền phi còn sống, thường dâng những món ăn hợp khẩu vị. Sau khi nàng qua đời, ngự thiện dâng lên lạnh lẽo, chẳng vừa ý chút nào!".''
 
Sau khi Quyền phi qua đời, Chu Đệ cũng không điều tra nguyên nhân cái chết của nàng. Nhưng có lần, Hoàng đế tình cờ nghe thấy nữ tỳ của Quyền phi cãi vã cùng Lữ tiệp dư về cái chết của Quyền phi.
 
Biết được sự tình không hề đơn giản, Chu Đệ lập tức bắt giữ nữ tỳ cùng toàn bộ người trong cung của Lữ Tiệp dư để thẩm vấn.
 
Trong quá trình điều tra, Chu Đệ lại nghe được người tố cáo rằng Lữ Tiệp dư vì ghen tức nên đã thông đồng với hai hoạn quan Kim Đắc, Kim Lương lấy được từ một người thợ bạc một ít tỳ sương (thạch tín), nghiền thành bột rồi cho vào trà Hồ đào dâng Quyền phi uống nên nàng trúng độc mà chết.
 
Có giai thoại truyền lại rằng, mặc dù đều là người gốc Triều Tiên, nhưng Lữ phi năm xưa từng buông lời châm chọc Quyền phi. Mối quan hệ của hai người vì vậy mà chẳng có lấy nửa điểm tốt đẹp.
 
Vốn là Hoàng đế tàn bạo khét tiếng, lại đau đớn vì mất đi ái phi, Minh Thành Tổ Chu Đệ trong cơn thịnh nộ đã không cần điều tra, lập tức hạ lệnh giết chết 100 cung nữ và thái giám trong cung Lữ Tiệp dư, bắt các nội quan, thợ bạc giết sạch.
 
Về phần Lữ Tiệp dư, bản thân mỹ nhân Cao Ly này lại càng bị đối xử tàn bạo, bị dùng que hàn tra tấn suốt một tháng mới được ban chết.
 
Không chỉ vậy, Chu Đệ còn hạ lệnh bắt Hoàng đế Triều Tiên xử tử toàn bộ gia tộc của vị Tiệp dư họ Lữ này. Trong cơn giận ngút trời, Chu Đệ chẳng thèm điều tra kỹ, cứ mặc sức bắt giết bất chấp đúng sai.  
 
Mãi đến năm cuối của thời kỳ niên hiệu Vĩnh Lạc, sự thật mới được phơi bày, cho thấy đó là vụ án oan lớn khủng khiếp. Thì ra, năm xưa khi Quyền phi, Lữ Tiệp dư được vào cung, cũng có một Lữ thị khác là con gái một thương gia Trung Hoa được tuyển vào cung.
 
Để gây dựng phe cánh trong cung, Lữ thị này ở trong cung liên tục kết bè kết phái, lại thấy Lữ Tiệp dư cùng họ nên muốn kết thân để tăng thêm vây cánh, nhưng bị nàng cự tuyệt nên ghi hận trong lòng. Khi Quyền phi qua đời, Lữ thị biết thời cơ trả thù của mình đã đến, liền vu cáo cho Lữ Tiệp dư là kẻ chủ mưu giết người, gây nên thảm án oan khốc chấn động hậu cung Minh triều.
 
Nhưng dù sao thì Quyền phi vẫn chỉ là một phi tử đơn thuần. Hậu cung bấy giờ không hề thiếu giai lệ, vì sao một Hoàng đế nổi tiếng tàn bạo như Chu Đệ lại nặng lòng với nàng đến như vậy?
 
Theo lý giải của các sử gia, một phi tần ngoại quốc như Quyền phi sở dĩ có được sự sủng ái đặc biệt vốn là bởi nàng có tướng mạo rất giống người tình trong mộng của Hoàng đế - mỹ nhân Từ Diệu Cẩm, con gái của trọng thần Từ Đạt.
 
Năm xưa, Từ Đạt có tổng cộng 4 người con gái. Trong đó trưởng nữ của ông chính là Từ Hoàng hậu – chính thê của Chu Đệ.
 
Thế nhưng Vĩnh Lạc đế trước sau chỉ đem lòng ngưỡng mộ người em vợ Từ Diệu Cẩm. Cũng bởi vậy mà sau khi Hoàng hậu qua đời, ông liền nhanh chóng cầu hôn vị tiểu thư này. Từ Diệu Cẩm không cho nhà vua lấy một cơ hội, lập tức xuống tóc để xuất gia làm ni cô.
 
Vào năm Vĩnh Lạc thứ sáu, Chu Đệ lại vừa vặn gặp được Quyền phi với dáng dấp giống tình nhân trong mộng năm xưa của ông tới bảy phần.
 
Đó cũng là nguyên nhân khiến vị Hoàng đế bạo tàn và đa nghi ấy phá lệ cưng chiều nàng, thậm chí còn từng có ý định lập Quyền phi trở thành Hoàng hậu kế tiếp.
 
Mặc dù có được sự sủng ái của Hoàng đế, vị phi tử ngoại quốc này lại trở thành cái gai trong mắt không ít mỹ nhân chốn hậu cung. Chính điều này đã trở thành nguyên nhân khiến nàng phải bỏ mạng trong tức tưởi, cũng là lý do sâu xa dẫn đến thảm án đoạt mạng cả ngàn cung nhân.
 
==== Vương Quý phi ====
Sau khi Quyền phi chết một thời gian, Minh Thành Tổ cũng dần nguôi ngoai đau buồn. Trong hậu cung có Vương Quý phi dần dần đã thay thế được vị trí của Quyền phi và trở thành phi tử Minh Thành Tổ sủng ái nhất. Sử sách Trung Quốc cũng ghi chép rằng, đây là một phụ nữ hiền hậu, đức hạnh, quản lý êm xuôi mọi việc trong hậu cung nên được Hoàng đế dự định sắc phong làm hoàng hậu. Bình thường, sức khỏe của bà rất tốt. Đột nhiên một ngày, người phụ nữ này bị cảm phong hàn kèm theo đau bụng dữ dội. Sau khi được thái y chẩn bệnh và cho dùng thuốc, ngày đầu tiên bệnh tình của Vương quý phi có dấu hiệu chuyển biến tích cực.
 
Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, tứ chi của bà trở nên lạnh toát, mất cảm giác. Thái y lập tức kê thang thuốc mới nhưng vừa uống xong, Vương Quý phi đột tử. Hoàng đế Chu Đệ nghe tin Vương quý phi chết kinh ngạc tột độ phải mất hồi lâu mới hồi tỉnh. Ông vừa ôm chặt lấy thi thể của Vương quý phi vừa khóc lóc vật vã. Đột nhiên, ông ta nổi cơn điên đứng phắt dậy hạ lệnh đánh chủ trị thái y 80 trượng lớn sau đó thì chặt đầu. Chưa dừng lại, ông ta còn hạ lệnh chém đầu hết hơn 200 người trong dòng tộc của vị thái y kia. Đồng thời, những người tiến cử vị thái y này chữa bệnh cho Quý phi cũng bị cách chức, điều tra.
 
Chủ trị thái y bị nghi ngờ có sử dụng thạch tín để hạ độc Vương quý phi, như vậy thạch tín được lấy từ đâu?
 
Thứ nhất: Lấy từ xưởng bạc của công bộ. Thứ hai: Lấy từ chùa Quang Lộc. Thứ ba: Lấy từ kính sự phòng và cuối cùng là từ ngự dược phòng của thái y viện. Xưởng đúc bạc đương nhiên cần phải sử dụng thạch tín để phân biệt bạc thật và bạc giả. Chùa Quang Lộc là nơi mua bán đồ cho nội cung, rất nhiều chuột nên thường dùng chút thạch tín trộn với thức ăn để bẫy chuột. Kính sự phòng phụ trách chế rượu độc ngự ban thì đương nhiên sẽ có thạch tín. Chỉ còn ngự dược phòng tại sao lại có thạch tín khó mà giải thích. Chu Đệ đã phê chuẩn cẩm y vệ đến các nơi này điều tra, cuối cùng những người có nghi ngờ liên quan đến vụ việc cũng đều bị bắt nhốt, tra khảo và chém đầu.
 
Sau khi tĩnh tâm, Chu Đệ đã cho gọi viện sử của thái y viện đến hỏi nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vương quý phi. Viện sử cho rằng việc chủ trị thái y không nhầm khi kê đơn thuốc cho Vương quý phi. Sau khi nghe kỹ việc giải thích của viện sử viện thái y, Chu Đệ đã hiểu rằng thái y chủ trị không có lỗi gì trong cái chết của Vương quý phi nhưng người thì cũng đã giết rồi không làm được gì nữa.
 
Đúng lúc đấy Minh Thành Tổ nghe tin trong hậu cung phi tần Giả Lữ, Ngư thị và thái giám lén lút “thông gian”. Cơn thịnh nộ nổi lên, ông đã cho treo cổ Giả Lữ và Ngư thị. Đó là năm 1420. Chưa dừng lại đó, Minh Thành Tổ đích thân điều tra thị tỳ của Giả Lữ và phát hiện ra âm mưu kinh thiên động địa trong hậu cung, đó là có người đang tìm cách mưu sát hoàng thượng. Sợ tính mạng của mình cũng như người thân và thiên hạ của mình khó mà giữ được nên trong cơn tức giận điên cuồng, sự tàn bạo đã nổi lên, Chu Đệ với tôn chỉ thà giết nhầm vài nghìn người còn hơn bỏ sót 1 người đã quyết định thanh lọc toàn bộ hậu cung và cuộc thảm sát thứ hai đã xảy ra với cái chết của gần 2.800 cung nữ và thái giám. Ho đã bị khép tội mưu phản và xử tử bằng lăng trì. Màn thảm sát đẫm máu này kéo dài trong 3 ngày liên tiếp trước sự chứng kiến của Chu Đệ, có người trước khi chết còn chỉ mặt hoàng đế mắng chửi.
 
Khi mới xảy ra vụ án oan, các phi tần Triều Tiên như Nhâm thị, Trịnh thị đều tự thắt cổ tự tử, Hoàng thị, Lý thị bị xử chém...
 
Hoàng thị khi chết khai thêm nhiều người để họ đi theo, Lý thị thì nói: “Dù sao cũng chết, sao phải bắt người khác chết theo? Có chết thì mình ta chết” không khai gian thêm ai khác. Các người đẹp Triều Tiên hầu như bị giết hết, chỉ có mỗi Thôi thị khi đó ở Nam Kinh nên thoát…
 
Theo ghi chép trong “Lý triều thực lục”, khi các cung nữ bị giết hại, trời đang trong xanh bỗng dưng toàn bộ hoàng cung bị sấm sét bủa vây. Mọi người trong cung đều vui mừng hi vọng Chu Đệ thấy trời giận dữ mà dừng tay giết người nhưng ông ta vẫn không hề ngưng tay.
 
Sau khi Chu Đệ lạm sát mấy ngàn người thì 3 cung điện Phụng Thiên, Hoa Cái, Cẩn Thân bị sét đánh trúng, lửa cháy ngút trời, không thể cứu được, rất nhiều người bị thiêu thành tro trong biển lửa.
 
Cũng từ vụ “thảm án nhị cung” này, Chu Đệ bị lưu danh khát máu muôn đời. Đương nhiên, với nhiều người dưới triều đại đó, người bị hận hơn cả lại là vị thái y chữa bệnh cho Vương quý phi. Nếu như ông ta không khiến cho người đẹp này đột tử, thảm họa khủng khiếp, long trời lở đất này có thể đã không xảy ra.
 
Trên thực tế, thái y viện của Minh triều đã phát hiện ra việc thái y chữa trị chính cho Vương quý phi dùng thuốc độc trước khi thảm án xảy ra.
 
Tuy nhiên, vì thấy Hoàng đế đã cho giết cả gia tộc nhà người này, nên viện sử cho rằng việc này đến đây đã có thể khép lại, hơn nữa, cũng là vì muốn bảo toàn thể diện cho thái y viện, nên đã giấu nhẹm chuyện này, không báo lên nhà vua.
 
Thế mới thấy, sự chuyên quyền trong chế độ phong kiến Trung Hoa dã man và tàn bạo cỡ nào. Ngồi trên đầu thiên hạ, các ông vua Trung Hoa cho mình quyền sinh quyền sát người khác.
 
Không chỉ giết hại 3.000 người, những thảm án khác xảy ra dưới thời Vĩnh Lạc chính là bằng chứng “hạ bệ” Chu Đệ. Cùng với người cha tàn độc Chu Nguyên Chương, cha con họ Chu đã lưu tiếng xấu trong sử sách dù trên thực tế, cả hai đều là những người có tài và có công với Minh triều.
 
=== Qua đời ===