Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Mường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.71.206.184 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Dohoangnam182
Thẻ: Lùi tất cả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 32:
Từ lâu, người Mường đã có ý thức tạo dựng cho mình một bộ chữ viết ghi lại tiếng nói của tổ tiên mình. Hiện nay trong nhân dân vẫn còn lưu lại một số văn bản người xưa sử dụng chữ Hán để ghi lại tiếng Mường. Hiện chưa ai có thể dịch được. Tất nhiên việc này không chỉ ở người Mường, bản thân người Việt hàng nghìn năm sử dụng chữ Hán làm chữ viết quốc gia, để bây giờ hàng vạn sách của người xưa để lại có rất ít người đọc được. Các đình, chùa, miếu mạo, am đài... trong Nam, ngoài Bắc của người Việt thờ người Việt, song các đại tự, hoành phi, câu đối, gia phả... đều viết bằng chữ Hán, con cháu về thắp hương nhìn không biết là những chữ gì... Quả là việc khó khăn, vì chữ Hán rất khó học, nên việc dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Mường càng khó hơn.
 
Sau Cách mạng tháng 8 - 1945, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam chính thức sử dụng bộ chữ Quốc ngữ là bộ chữ cho tiếng Việt. Từ đây tiếng Hán không còn sử dụng nhiều. Nhờ có chữ Quốc ngữ nên người Việt Nam học chữ rất nhanh, trong một thời gian ngắn đã có gần 100% dân số biết đọc, biết viết, thật là một kì tích.
 
Cũng từ đây các nhân sĩ, trí thức người Mường bắt đầu sử dụng chữ Quốc ngữ để ghi lại tiếng Mường. Kết quả là hàng vạn câu thơ Mo Mường được sưu tầm, nhiều ấn phẩm được xuất bản, song mỗi tác giả ghi một kiểu khác nhau, người đọc rất khó đọc. Một điều nữa, tuy tiếng Việt và tiếng Mường gần gũi, có rất nhiều từ đồng âm, song có nhiều âm trong tiếng Việt không có, chữ Quốc ngữ càng không có các nguyên tắc để đọc các âm này, như âm: w (wơ̒), tl (tlơ̒)..., âm l cuối âm tiết như: mâl - mây, păl - bay, kâl - cây...