Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Humer90 (thảo luận | đóng góp)
Humer90 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 195:
Dưới thời Pháp thuộc, địa chủ phong kiến tiếp tục được duy trì. Ngoài ra còn có thêm việc chiếm hữu diện tích lớn đất đai của [[thực dân Pháp]] và giáo hội [[Thiên Chúa giáo]]. Ở Bắc Kỳ, tính đến năm 1902, người Pháp đã chiếm hữu 182.000 héc ta đất trong đó có 50.000 héc ta ở các vùng trù phú nhất.<ref name="sgkdxl">[https://drive.google.com/file/d/0B1GYm-C3pkHWVnhrQm0wQ2dCS0k/view?pli=1 ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM, TẬP 2], trang 121, Đinh Xuân Lâm chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000.</ref> Sau khi chiếm đất, thực dân Pháp chủ yếu vẫn áp dụng phương pháp phát canh thu tô. Một số tư bản thực dân có kinh doanh trong những sở đồn điền mới theo lối tư bản chủ nghĩa, nhưng số này ít, chủ yếu là nhằm tận dụng nhân công rẻ mạt. Ngoài địa chủ Pháp, giáo hội Thiên Chúa chỉ riêng ở [[Nam Kỳ]] đã sở hữu 1/4 diện tích đất canh tác.<ref name="sgkdxl"/>
 
Ở Nam Kỳ, người Pháp sớm nhận thấy tiềm năng thu lợi nhuận từ nông nghiệp của vùng này<ref name=nong />. Tại đây, tính đến năm 1936, Pháp đã đào được 1360 km kênh chính, 2500 km kênh phụ với kinh phí lên đến 58 triệu Franc. Hệ thống kênh đào được thực hiện trong khoảng 80 năm ở Nam Kỳ đã làm thay đổi hẳn diện mạo nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long khiến diện tích đất canh tác được mở rộng, sản lượng lúa mỗi ngày một tăng, hình thành nên thị trường hàng hóa nông nghiệp. Giao thông vận tải cũng phát huy hiệu quả qua hệ thống đường thủy.<ref>Nguyễn Thanh Lợi. Tạp chí Xưa &Nay, số 286, số 6, 2007 </ref> Người Pháp thúc đẩy việc khai khẩn rừng tràm, đồng cỏ và các vùng đất thấp ở Nam Kỳ như [[Long Xuyên]], [[Châu Đốc]] và [[Đồng Tháp Mười]]<ref>Sơn Nam, Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam - Lưu ý, Nxb Trẻ, 2014</ref>. Trong nửa thế kỷ (1880-1937), diện tích trồng lúa tăng lên 420% (1880: 522.000 mẫu; 1937: 2,2 triệu mẫu), số lúa xuất cảng tăng lên 545% (1880 : 284.000 tấn; 1937: 1,5 triệu tấn), số dân tăng 260% (1880: 1,7 triệu, 1937: 4,5 triệu)<ref>Nguyễn Thế Anh. Việt Nam thời Pháp đô hộ, trang 181, Saigon : Lửa Thiêng, 1970</ref>. Do chínhChính sách khai hoang của người Pháp, ở Nam Kỳ làm xuất hiện tầng lớp đại địa chủ và tình trạng sở hữu ruộng đất ở Nam Kỳ có sự bất bình đẳng rất lớn do dân chúng khai hoang làm ruộng mà không biết nhiều địa chủ đã trả tiền cho chính quyền thực dân Pháp để được cấp giấy sở hữu toàn bộ vùng đất đó từ trước.
 
Đầu năm 1945, nông dân chiếm 95% dân số Việt Nam nhưng làm chủ không quá 30% diện tích ruộng đất. Riêng tầng lớp nông dân nghèo (không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất) chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ có khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất.<ref>[http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/20211/1/5.pdf NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ QUAN HỆ ĐỊA CHỦ - TÁ ĐIỀN Ở NAM BỘ THỜI KỲ CẬN ĐẠI], Lâm Quang Huyên, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần thứ 3.</ref>