Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Dòng 245:
[[Lý Nhân Tông]] là vua trị vì lâu nhất trong [[lịch sử Việt Nam]] (56 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của [[nhà Tống]] trên [[sông Cầu|sông Như Nguyệt]] thời [[Lý Nhân Tông]] thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành dưới thời [[Lý Thánh Tông|Thánh Tông]], do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của [[Phật giáo|đạo Phật]] có thể cho rằng việc làm thất đức của Thái hậu [[Ỷ Lan]] (sát hại Hoàng thái hậu [[Thượng Dương hoàng hậu|Thượng Dương]] và các cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.
 
Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu, đó cũng là điều không may cho nhà Lý. Nhờ nền móng vững chắc do 3 đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng các phụ chính đời sau như [[Đỗ Anh Vũ]], [[Đỗ Kính Tu]], [[Đàm Dĩ Mông]] không thể sánh được với Thái hậu [[Ỷ Lan]], [[Lý Thường Kiệt]], [[Lý Đạo Thành]]. [[Tô Hiến Thành]] tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua [[Lý Cao Tông|Cao Tông]] trở thành một vua Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần vào triều phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do [[Nhà Tống|nhà Nam Tống]] khi đó cũng đã yếu mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà Lý tới khi chuyển ngôi cho [[nhà Trần]], [[ViệtĐại NamViệt]] không bị nước láng giềng lớn ở phương Bắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê đầu Mạc sau này.
 
==Địa giới hành chính và hệ thống quan lại==