Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Công Mỹ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 9:
Năm 1925, ông Mỹ đã hưởng ứng biểu tình đòi Pháp thả cụ [[Phan Bội Châu]], sau đó bị Pháp buộc thôi học ở [[Trường Sư phạm Hà Nội]] vì tham gia dán truyền đơn. Về [[Hải Phòng]] dạy học tư, ông vẫn hoạt động cách mạng và làm trưởng ban cổ động [[Hội Truyền bá quốc ngữ]].
 
Ngày 8/9/1945, ông Nguyễn Công Mỹ được Chính phủ mới bổ nhiệm chức vụ [[tổngTổng giámGiám đốc Nha Bình dân học vụ]] đầu tiên của [[Việt Nam Dân chủ cộngCộng hòa]].<ref>[https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Sac-lenh-17-dat-binh-dan-hoc-vu-35863.aspx Sắc lệnh 17 đặt Bình dân học vụ]</ref>
 
Để xác định chính sách và phương thức phù hợp cho phong trào xóa mù chữ rộng khắp cả nước, ông Nguyễn Công Mỹ và Chính phủ liên tiếp tổ chức nhiều khóa huấn luyện ở [[Hà Nội]] và khu vực. Lớp đầu tiên dành cho cán bộ phụ trách ở các tỉnh về mang tên “khóa Hồ Chí Minh” gồm 79 người, trong đó có 15 nữ. Trong buổi lễ khai giảng, Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] đến dự và nêu rõ ba nhiệm vụ cấp bách trước mắt là “''chống nạn đói, nạn thất học, nạn ngoại xâm''” và khẳng định “''chống nạn thất học cũng như chống ngoại xâm''”. Ông Nguyễn Công Mỹ đã đứng lên đại diện đội ngũ bình dân học vụ hứa sẽ thực hiện tốt những nhiệm vụ quốc dân này.