Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Anh teo 99 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Mai Ngọc Xuân
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 737:
{{chính|Bút hiệu của Hồ Chí Minh}}
<!--{{Expert}} start--><!-- Expert end-->
Sau nhiều năm hoạt động trong nước và ngoài nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng rất nhiều bí danh và tên gọi khác nhau để đánh lạc hướng kẻ thù. Tuy nhiên, danh xưng Hồ Chí Minh được chọn là tên gọi chính thức của ông và được nhiều người chấp nhận nhất. Theo một số tài liệu thì ông bắt đầu sử dụng danh xưng '''Hồ Chí Minh''' từ năm [[1940]] nhưng không ai biết cho đến khi bị chính quyền [[Trung Quốc]] bắt do nghi ngờ là gián điệp vào năm [[1942]]. Từ đó ông bắt đầu công khai và dùng tên gọi Hồ Chí Minh với mọi người. Và từ đó trở đi danh xưng '''Hồ Chí Minh''' đã trở thành tên gọi chính thức của ông.<ref>{{Chú thích web|url=http://thuvienkiengiang.vn/sach-moi/899-tim-hieu-ve-chu-tich-ho-chi-minh-nhung-ten-goi-bi-danh-but-danh-cua-chu-tich-ho-chi-minh.html|tiêu đề=Tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Những Tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh|ngày truy cập = ngày 25 tháng 12 năm 2011 |url lưu trữ=https://archive.is/CefRy|ngày lưu trữ = ngày 7 tháng 7 năm 2013}}</ref>
 
Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ [[1942]]) và tên tự Nguyễn Tất Thành (阮必成), trong cuộc đời mình, ông còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như ''Văn Ba'' (khi làm phụ bếp trên tàu biển, [[1911]]); ''Paul Tất Thành'' ([[1912]]); ''Nguyễn Ái Quốc'' (阮愛國, từ [[1919]]); ''Lý Thụy'' (李瑞, khi ở [[Quảng Châu]], [[1924]]–), ''Vương'' (Wang) ([[1925]]–[[1927|27]], [[1940]]), ''Tống Văn Sơ'' ([[1931]]–[[1933|33]]), ''Hồ Quang'' ([[1938]]–[[1940|40]]), ''Trần'' ([[1940]]) (khi ở [[Trung Quốc]]); ''Chín'' (khi ở [[Xiêm La]], [[1928]]–[[1930|30]]) và được gọi là Thầu (ông cụ) Chín; ''Lin'' (khi ở [[Liên Xô]], [[1934]]–[[1938|38]]); ''Chen Vang'' (trong giấy tờ đi đường từ [[Pháp]] sang [[Liên Xô]] năm [[1923]]); ông cũng còn được gọi là ''Bác Hồ'', ''Bok Hồ'', ''Cụ Hồ''. Khi ở [[Việt Bắc]] ông thường dùng bí danh ''Thu'', ''Thu Sơn'' và được người dân địa phương gọi là ''Ông Ké'', ''Già Thu''. Tổng thống Indonesia [[Sukarno]] gọi ông là ''"Bung Hồ"'' (Anh Cả Hồ).
 
Ông dùng 173 bút danh khi viết sách, báo:<ref>[http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/Ky-2-Ban-thao-cua-Bac-Ho-duoc-de-cu-la-Di-san-tu-lieu-the-gioi-n20090410085752438.htm Bản thảo của Bác Hồ được đề cử là Di sản tư liệu thế giới], Phí Thị Mùi ([[Bảo tàng Hồ Chí Minh]]), Báo Thể thao và Văn hóa, 11/4/2009.</ref> Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N; P.C. Lin, P.C. Line ([[1938]], [[Trung Quốc]]), Line ([[1938]], [[Trung Quốc]]), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng ([[1948]]–[[1950|50]]), A.G, X.Y.Z ([[1947]]–[[1950|50]]), G., Lê Nhân, Lê, Lê Ba, Lê Nông, Lê Thanh Long, L.T., T.L. ([[1955]]–[[1969|69]]), T.Lan ([[1955]]–[[1969|69]]), Tuyết Lan, Thanh Lan, Đin ([[1950]]–[[1953|53]]), Tân Trào, Đ.X (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo ''Cứu quốc'' năm [[1953]]), C.B (trên báo ''Nhân dân'' [[1951]]–[[1957|57]]), V.K., K.C., C.K., Trần Lực ([[1948]]–[[1961|61]]), C.S, Chiến Sĩ, Chiến Đấu, La Lập, Nói Thật, Thu Giang, K.V., Trầm Lam, Luật sư TH. Lam, Nguyễn Kim, K.O, Việt Hồng...
 
[[Trần Dân Tiên]] được một số người nghiên cứu ngoài [[Việt Nam]] gán cho là một bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng không có bằng chứng để xác thực.
 
==Giai thoại==