Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2020/Tuần 03”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “<noinclude>{{Thứ tự bài chọn lọc | Tuần 2 | Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2020/Tuần 4|Tu…”
 
Thẻ: Trang đổi hướng mới
 
Dòng 1:
<noinclude>{{Thứ#đổi tự[[Wikipedia:Bài bàiviết chọn lọc/2020/Tuần 3]]
| [[Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2020/Tuần 2|Tuần 2]]
| [[Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2020/Tuần 4|Tuần 4]]}}</noinclude>{{Khung hình Trang Chính
| [[Tập tin:Fred Barnard07.jpg|phải|100px]]
}}
'''[[Thiên kiến xác nhận]]''' là một khuynh hướng của con người ưa chuộng những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc [[giả thuyết]] của chính họ. Con người biểu hiện [[thiên kiến]] hoặc [[định kiến]] này khi họ thu thập hoặc ghi nhớ thông tin một cách có chọn lọc theo cảm quan của mình, hoặc khi họ diễn giải nó một cách thiên vị và thường đi kèm với sự từ chối xem xét các góc nhìn khác. Ảnh hưởng của thiên kiến xác nhận mạnh hơn đối với các vấn đề liên quan tới [[cảm xúc]], hoặc những niềm tin đã ăn sâu vào [[tâm thức]]. Người ta cũng có xu hướng diễn dịch bằng chứng không rõ ràng để ủng hộ cho lập trường có sẵn của họ. Sự tìm kiếm bằng chứng, giải thích và ghi nhớ một cách thiên vị cũng được viện dẫn để giải thích phân cực thái độ (khi bất đồng trở nên cực đoan hơn mặc dù các bên khác nhau đều tiếp xúc với cùng một bằng chứng), tín điều cố chấp (khi những tín điều vẫn tồn tại ngay cả khi bằng chứng rằng nó sai lầm đã được đưa ra), hiệu ứng ưu tiên phi lý (khi người ta tin tưởng hơn vào thông tin nhận trước trong một loạt thông tin), tương quan ảo tưởng (khi người ta nhận thức một cách sai lầm về mối tương quan giữa hai sự kiện hoặc tình huống). Một loạt các thí nghiệm trong những năm 1960 đề xuất rằng con người có xu hướng thiên vị những gì xác nhận niềm tin hiện có của họ. Các nghiên cứu sau đó đã giải thích lại những kết quả này như một khuynh hướng kiểm tra ý niệm một chiều, tập trung vào một khả năng và bỏ qua những khả năng khác. Trong một số tình huống, khuynh hướng này có thể làm lệch lạc [[nhận thức]] và kết luận của con người. Quyết định sai lầm do những thiên kiến này ​​đã được thấy trong các bối cảnh chính trị và tổ chức. {{xem tiếp|Thiên kiến xác nhận}}