Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Nhân Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 273:
Theo thiên ''Tổ linh định mệnh'' (Linh hồn của Tổ định ngôi) trong sách [[Nam Ông mộng lục]] của [[Hồ Nguyên Trừng]] – quan [[nhà Minh]] gốc Việt đầu [[thế kỷ XV]], khi Trần Anh Tông cùng các vương tử nhận bọc [[xá-lợi]] của Điều ngự, một số hạt xá-lợi bay vào tay áo Hoàng tử [[Trần Minh Tông|Trần Mạnh]], rồi tỏa ra ánh sáng. Khi được lấy ra, xá-lợi lại bay vào. Theo Hồ Nguyên Trừng, Anh Tông bấy giờ chưa có con với vợ đích, chỉ có Hoàng tử Mạnh là con người vợ thứ. Nhà vua định chờ sinh con đích rồi chọn người nối ngôi. Cho nên việc xá-lợi bay vào ống tay áo Mạnh có nghĩa anh linh Điều Ngự nhắc Anh Tông phải truyền ngôi cho Mạnh. Sau khi vua Anh Tông khấn rằng: ''"Đâu dám không phụng mệnh"'', xá-lợi mới không bay nữa. Anh Tông lập Trần Mạnh làm Hoàng thái tử, tức vua [[Trần Minh Tông]] sau này.{{sfn|Hồ Nguyên Trừng|1999|pp=59-62}}{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=220}}
 
[[Tập tin:Tháp Huệ Quang.jpg|trái|thumb|Tháp Huệ Quang, nơi chứa một phần xá lợi của Trần Nhân Tông.|327x327px200px]]
[[File:Lăng Trần Nhân Tông.jpg|nhỏ|250px|Lăng Trần Nhân Tông ở Long Hưng, Thái Bình]]
Theo ''Thánh đăng ngữ lục'' và ''Tam tổ thực lục'', xá lợi của Điều ngự được Anh Tông chia làm ba phần, tôn trí vào ba nơi: lăng Quy Đức (phủ Long Hưng), bảo tháp Huệ Quang tại chùa Hoa Yên (Yên Tử) và chùa Phổ Minh (Thiên Trường).<ref name="thanhdangnguluan"/><ref name="dangngoaiphan1"/> Đại Việt Sử ký Toàn thư còn kể, trước khi đưa về lăng Quy Đức, di hài Nhân Tông Điều ngự được quàn tạm ở điện Diên Hiền. Các quan và nhân dân đổ về cung điện rất đông, cho nên đến gần giờ rước, đoàn linh cữu vẫn chưa đi được. Vua Anh Tông sai Chi hậu thánh chưởng Trịnh Trọng Tử, chỉ huy các quân Hải khẩu và Hổ dực, tìm cách khiến đoàn người giãn ra. Trọng Tử bèn sai quân Hải khẩu, Hổ dực đến trước thềm Thiên Trì, ngồi theo hàng lối rồi hát khúc Long ngâm. Nhiều người nghe thấy, chạy đến xem, từ đấy đoàn linh cữu mới đi được về lăng Quy Đức. Tại đây, Điều ngự được hợp táng với vợ đầu là Khâm Từ Bảo Thánh Thái hoàng thái hậu.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=222}} Triều đình dâng ông [[miếu hiệu]] là [[Nhân Tông]] và [[thụy hiệu]] '''Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế''' (法天崇道應世化民隆慈顯惠聖文神武元明睿孝皇帝).{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=222}} Anh Tông còn dâng pháp hiệu '''Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật''' (大聖陳朝竹林頭陀靜慧覺皇調御祖佛), lại sai đắp hai pho tượng vàng thờ ông ở chùa Vân Yên (Yên Tử) và chùa Báo Ân (Siêu Loại).<ref name="thanhdangnguluan"/><ref name="dangngoaiphan1"/>
Dòng 284:
 
==Tác phẩm==
[[Tập tin:Trần Nhân Tông.jpg|phải|thumb|250px200px|Tượng thờ Trần Nhân Tông ở [[Huế]], do người đời sau tạc.]]
 
Trần Nhân Tông được xem là một [[nhà thơ]], nhà văn hóa tiêu biểu của [[Đại Việt]] thời [[Trung Cổ|trung đại]].{{sfn|Nhiều tác giả|1988|pp=451–455}} Tác phẩm của ông bao gồm: