Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đà Nẵng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 557:
Sau ngày [[chiến tranh Việt Nam]] chấm dứt, cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng còn lại gần như nguyên vẹn nhưng quy mô ngành công nghiệp vẫn nhỏ bé, đồng thời đất đai ven thành phố bị bỏ hoang<ref>{{harv|Dương & ctg|2001|p=336.}}</ref>. Trải qua kế hoạch năm năm 1976-1980, thành phố đạt được một số thành tựu như công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 14,7%/năm, tổ chức khai hoang được 700 ha đất,...<ref>{{harv|Dương & ctg|2001|p=349.}}</ref> Tổng kết kế hoạch năm năm 1981-1985 kế tiếp, sản lượng công nghiệp thành phố trong năm 1985 tăng 47% so với năm 1982; số thu ngân sách năm 1985 gấp 5,3 lần so với năm 1983.<ref>{{harv|Dương & ctg|2001|pp=357-358.}}</ref> Tuy vậy, giai đoạn 1986-1990 chứng kiến khó khăn chung của cả nền kinh tế, trong đó có kinh tế Đà Nẵng. Giá trị sản xuất công nghiệp bị sụt giảm, năm 1990 chỉ bằng 95,5% so với năm 1985; một số cơ sở phải dừng hoạt động hoặc giải thể; số lượng xí nghiệp quốc doanh sụt giảm từ 64 xuống còn 59<ref name="ph41">{{harv|Phạm|2000|p=41.}}</ref>. Từ sau năm 1991, kinh tế thành phố dần đi vào ổn định và tăng trưởng. Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1998 là 15,6%/năm, cao hơn trung bình của cả nước<ref name="ph41" />. Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, GDP bình quân giai đoạn 1997-8/2000 tăng 9,66%/năm<ref>{{harv|Dương & ctg|2001|p=386.}}</ref>; tỉ lệ đói nghèo giảm từ 8,79% của năm 1997 xuống còn hơn 2% vào năm 2000<ref>{{harv|Dương & ctg|2001|p=397.}}</ref>. Năm 2003, Đà Nẵng chiếm 1,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn Việt Nam, tăng so với mức 1,31% của năm 1996 (năm cuối cùng còn thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng)<ref name="b91">{{harv|Bùi|2008|p=91.}}</ref>. Cũng trong năm này, [[tổng sản phẩm nội địa]] (GDP) của thành phố đạt 4.822,3 tỷ đồng Việt Nam, tăng 1,86 lần so với năm 1997 (giá so sánh 1994)<ref name="b91" />. Từ năm 2015-2020, Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,5 - 7%/năm<ref>{{Chú thích web|url=http://www.baodanang.vn/channel/5434/201509/toan-van-du-thao-bao-cao-chinh-tri-trinh-dai-hoi-xii-cua-dang-2441378/|tiêu đề=Báo Đà Nẵng}}</ref>. Tổng sản phẩm nội địa theo giá hiện hành ([[Tổng sản phẩm nội địa|GRDP]]) trên địa bàn năm 2019 là 109.150 tỷ đồng tương đương 4,74 tỷ USD,<ref>{{Chú thích web|url=http://ctk.danang.gov.vn/TabID/59/CID/2/ItemID/219/default.aspx|tiêu đề=Báo cáo sơ bộ kinh tế - xã hội Đà Nẵng năm 2012 của Cục Thống kê Đà Nẵng|ngày truy cập=ngày 16 tháng 4 năm 2013|nhà xuất bản=Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng}}</ref> xếp thứ 17 cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 94,52 triệu đồng tương đương với 4.105 USD xếp thứ 10 cả nước, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,47%'''<ref name=":032">{{Chú thích web|url=http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=42034&idcm=224|title=Tình hình kinh tế, xã hội Đà Nẵng năm 2018|last=|first=|date=|website=Bộ Kế hoạch và Đầu tư|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=Ngày 12 tháng 10 năm 2019}}</ref>''', xếp thứ 60 cả nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt gần 106.600 tỷ đồng.
 
Lực lượng lao động của thành phố năm 2005 là 386.487 người đến năm 2010 đã tăng lên 462.980 người, chiếm 49,14% dân số. Đây là nguồn cung đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, nhất là chất lượng lao động ngày một tăng; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 37% năm 2005 tăng lên 50% năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 25,5% năm 2005 lên 37% năm 2010.<ref>{{Chú thích web|tiêu đề=Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2015 (Xem toàn văn đề án)|url=http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dbgt_asxh/thanh_pho_3_co?p_pers_id=17724575&p_folder_id=&p_main_news_id=18161293|nhà xuất bản=Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng |ngày truy cập = ngày 2 tháng 5 năm 2013}}</ref> Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 đạt gần 32,9988 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,623 tỷ đồng, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,365 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2019 ước đạt hơn 4239.500712 tỷ đồng, tăng 2.84% so với năm 2018. <ref>{{chú thích báo|title=Đà Nẵng thất thu ngân sách vì suy thoái|url=http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/da-nang-that-thu-ngan-sach-vi-suy-thoai-2724463.html|publisher=Báo Vnxpress|accessdate = ngày 2 tháng 5 năm 2013 |author=Nguyễn Đông |date = ngày 4 tháng 12 năm 2012}}</ref>Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019là2019 là hơn 28.170 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 24.420 tỷ đồng<ref>{{Chú thích web|url=http://www.baodanang.vn/channel/5404/201601/cuc-thue-va-cuc-hai-quan-da-nang-phan-dau-vuot-thu-ngan-sach-2465313/|tiêu đề=Báo Đà Nẵng}}</ref>
 
Đà Nẵng có nền kinh tế khá đa dạng bao gồm cả [[công nghiệp]], [[nông nghiệp]] cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2019 là 57%, công nghiệp - xây dựng là 41% và nông nghiệp là 2%.<ref>{{Chú thích web|tiêu đề=Cơ cấu GDP thành phố Đà Nẵng theo ngành kinh tế|url=http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/chien_luoc_phat_trien/tinh_hinh_kinh_te_xa_hoi/so_lieu_thong_ke?p_pers_id=&p_folder_id=907968&p_main_news_id=31673753&p_year_sel=|nhà xuất bản=Cổng thông tin thành phố|ngày truy cập = ngày 2 tháng 5 năm 2013}}</ref> Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%. Đà Nẵng cũng là nơi đặt hội sở của Tập đoàn Sun Group (Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời) được thành lập năm 2007 và hiện nay tập đoàn có nhiều dự án lớn trên khắp các tỉnh thành của đất nước.