Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Đông Minh (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Hugopako
Thẻ: Lùi tất cả
Đã lùi lại sửa đổi 57388673 của Keo010122 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 153:
Các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá khác nhau, đôi khi trái ngược về cách chiến đấu của các quân đội đối thủ của người Mông Cổ. Nhiều phương pháp chiến đấu chống lại bị xem là sai lầm. Ví dụ, sai lầm của vua [[Muhammad II của Khwarezm]] là ông đã phân tán quân đội của mình trên khắp các thành trì, không cho quân Mông Cổ một trận chiến quyết định, ông đã bỏ lỡ cơ hội trong khi các thành trì đã đánh lạc hướng các bộ phận của quân đội Mông Cổ tới vài tháng. Đồng thời, việc rút quân trong các trận đánh dã chiến với quân Mông Cổ thường được coi là sai lầm của các tướng lĩnh châu Âu, vì chiến thắng trên thực địa đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại sự cai trị của Mông Cổ (như Trận sông Sinyukha, [[Trận Kulikovo]]).
 
==Chiến thuật==
[[Tập tin:Mōko Shūrai Ekotoba.jpg|thumb|400px|Trận đánh giữa quân Mông Cổ và samurai. Các chiến binh Mông Cổ, ngoài cung tên còn sử dụng bom chứa đầy thuốc súng - Tranh cuộn Nhật Bản thế kỷ 13]]
 
[[Chiến thuật quân sự|Chiến thuật]] của quân Mông Cổ dựa vào việc làm thiệt hại kẻ thù bằng cách điều động và bắn cung với lực lượng kỵ binh hạng nhẹ, sau đó một kỵ binh giáp nặng sẽ đánh kẻ thù suy yếu và mất tinh thần, mà như một quy luật họ không thể chịu đựng được. Người Mông Cổ đã tìm cách quyết định kết quả ở giai đoạn đầu của trận đánh để tránh tổn thất lớn. Kỵ binh nhẹ Mông Cổ tác chiến trong một đội hình hỗn hợp tràn ngập mũi tên địch. Việc bắn tên hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự huấn luyện chu đáo binh lính và tầm bắn xa của mũi tên. Thực hiện bắn cung diễn ra trong khoảng thời gian ngắn gây ra tổn thất nặng nề cho kẻ thù. Người Mông Cổ đã sử dụng thành công chiến thuật [[giả vờ rút lui]] để làm rối loạn kẻ thù, nếu kẻ thù chịu được các cuộc [[Tấn công (quân sự)|tấn công]] đầu tiên, cũng như chịu được [[phục kích]]. Mặt khác, người Mông Cổ thường cho kẻ thù [[Mở để Kết thúc|cơ hội rút lui]] để đánh họ ngay lúc rút quân. Kỹ thuật di chuyển vòng rất phổ biến, các cung thủ Mông Cổ sẽ xếp thành một vòng tròn trước mặt kẻ thù và bắt đầu di chuyển, tắm kẻ thù trong mưa mũi tên. Người Mông Cổ chỉ [[đánh sáp lá cà]] khi kẻ thù suy yếu và hàng ngũ của kẻ thù mất tinh thần. Sau đó, quân Mông Cổ tấn công bằng những đợt lính đánh tiên phong, cố gắng [[đánh tạt sườn]] của kẻ thù. Trận đánh được hoàn tất bởi một cuộc cuộc tấn công kỵ binh hạng nặng nhằm vào vị trí dễ bị tổn thương nhất trong hàng tổ chức của kẻ thù. Kỵ binh nặng được tổ chức thành [[đội hình kết hợp]]. Trong trận đánh cận chiến, quân Mông Cổ phân chia quân thành các đơn vị riêng biệt, do đó luân phiên đưa đơn vị mới vào trận chiến. Nếu diễn biến trận đánh không thuận lợi cho quân Mông Cổ, thì họ ném bớt trang bị để tăng độ chính xác và tốc độ bắn. Trong trường hợp thất bại, quân Mông Cổ sẽ [[rút lui]] một cách phối hợp, mỗi chiến binh dưới áp lực đe dọa của hình phạt nghiêm khắc, họ phải làm tốt điều này.<ref>''Ю. С. Худяков'' Вооружение центрально-азиатских кочевников в эпоху раннего и развитого средневековья — Новосибирск, «Наука», 1991</ref>
 
[[Tập tin:Рисунок № 9 к статье «История военного искусства». ВЭС (СПб, 1911-1915).jpg|thumb|trái|282px|<center> [[Đội hình chiến thuật|Đội hình chiến đấu]] của quân Mông Cổ <br><small>từ bài báo "Lịch sử nghệ thuật quân sự"» <br /> («[[Từ điển bách khoa quân sự Sytin]]»; năm 1913)</small></center>]]
 
Trước trận đánh, một đội tiên phong gồm binh lính vũ trang nhẹ tiến về phía trước. Nhiệm vụ của họh là tắm quân đội kẻ thù trong mưa mũi tên, làm bị thương ngựa chiến, gây đảo lộn đội hình kết hợp và dẫn đến hỗn loạn. Đội tiên phong được theo sau bởi quân cánh phải và quân cánh trái. Họ cũng có đội tiên phong riêng. Đối với quân đội Mông Cổ trước trận đánh, tiêu chuẩn là tổ chức quân thành 5 hàng. Các hàng cuối cùng bao gồm các chiến binh được vũ trang mạnh mẽ, thường là kỵ binh giáp nặng nằm ở hai hàng đầu tiên, và các đội kỵ binh vũ trang nhẹ thường xuất kích tiên phong qua các khoảng trống trong hàng của kỵ binh giáp nặng.<ref name="Тарнбул"/> Quân cánh trái chiến đấu từ xa, chủ yếu tấn công kẻ thù bằng cung tên. Cánh phải là lực lượng chính của cuộc tấn công. Nhiệm vụ của quân cánh phải là tiếp cận hoặc vượt qua đội hình trung tâm của kẻ thù, cắt ngang họ tìm cách giết chết chỉ huy. Cả hai cánh được giữ liên kết phía sau bởi các lực lượng chính của quân đội, các chiến binh vũ trang mạnh mẽ và đội cận vệ của hãn. Bên sườn đội cận vệ của hãn thường được đặt phía sau lưng của lực lượng chính.<ref name=HW /> Trong trận đánh, quân Mông Cổ luôn sẵn sàng thực hiện một cuộc tấn công quyết định hoặc đẩy lùi đòn đánh của kẻ thù. Theo [[Giovanni da Pian del Carpine]], các tướng lĩnh không bao giờ tham gia chiến đấu, họ chỉ giữ vai trò điều binh suốt trận đánh.
 
[[Tập tin:Battle of Mohi.svg|thumb|200px|Tổ chức trong [[trận Mohi]]. Việc phân chia đội hình quân Mông Cổ thành nhiều đơn vị riêng biệt được quan sát rõ ràng.]]
 
Trong trận đánh, người Mông Cổ âm thầm thực hiện tất cả mọi cách thức, như sử dụng cờ trắng và đen vào ban ngày và đèn lồng vào ban đêm. Một cuộc tấn công quyết định luôn được ra hiệu cho toàn quân bằng trống nakkara được vận chuyển bằng lạc đà. Một cuộc [[tấn công trực diện]] luôn kết hợp với các cuộc tấn công vào [[Đánh tạt sườn|sườn]] và [[Đánh tập hậu|phía sau]] để gây bất ngờ cho kẻ thù. Trong lúc [[bao vây]], quân Mông Cổ luôn để lại cho quân thù một đường để rút lui, vì họ hiểu rằng nếu quân thù bị bao vây hoàn toàn thì họ sẽ chiến đấu quyết liệt hơn. Sau khi đánh bại kẻ thù trong trận chiến, quân Mông Cổ tổ chức truy kích. Việc này có thể kéo dài vài ngày và chủ yếu do kỵ binh hạng nhẹ thực hiện.
 
Bất chấp tất cả những lợi thế rõ ràng nhưng quân đội Mông Cổ đôi khi phải chịu đựng thất bại liên quan đến một số tính toán sai lầm về chiến thuật. Ví dụ nổi bật nhất là [[trận Ain Jalut]], khi quân [[Mamluk]] giả vờ rút lui, kéo quân Mông Cổ đến nơi họ phục kích. Quân Mamluk nhanh chóng tận dụng tình huống có lợi mà tổ chức phản công, họ đánh quân Mông Cổ từ ba phía và đánh bại kỵ binh Mông Cổ.<ref>[http://www.vostlit.info/Texts/rus16/Rasidaddin_4/frametext2.html ''Рашид ад-Дин'' Сборник летописей Т. 3]</ref>
 
==Ghi chú==
{{tham khảo|group=~}}
==Tham khảo==
{{tham khảo|30em}}
{{tham khảo|group=~}}
 
{{Đế quốc Mông Cổ}}