Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Văn Thái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 168:
Ngày [[22 tháng 5]] năm [[1946]], [[Vệ quốc đoàn]] được đổi tên thành [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]],<ref>[http://laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1946/194605/194605220001 Sắc lệnh 71/SN về tổ chức Quân đội Quốc gia Việt Nam]</ref> chính thức trở thành quân đội chính quy, đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Bấy giờ, mặc dù [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)|Hiệp định sơ bộ]] và [[Tạm ước 14 tháng 9]] đều được ký và có hiệu lực, nhưng quân Pháp liên tục gây sức ép để tạo cớ dùng vũ lực để tái chiếm [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]] của Pháp. Trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Hoàng Văn Thái chỉ đạo công tác tổ chức thống nhất biên chế quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị, chuẩn bị chiến tranh. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự,<ref>[http://www.lendang.com/mainsites/index.php?option=com_content&task=view&id=285&Itemid=50 Đại cương lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục, dẫn tại]</ref> chuẩn bị sẵn sàng khi các biện pháp ngoại giao thất bại.
 
Ngày 20/11/1946 ông Hoàng Văn Thái, nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân sự Ủy viên Hội, được cử làm Cục trưởng Cục Quân huấn (thay Phan Phác) kiêm chỉ huy Quân đội Tiếp phòng Việt Nam (thay [[Lê Thiết Hùng]]).<ref>[https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh-214-cu-can-bo-giu-chuc-vu-Bo-quoc-phong-36142.aspx Sắc lệnh 214]</ref> Khi quân Pháp gây hấn ở [[Hải Phòng]], trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng, Hoàng Văn Thái đã trực tiếp chỉ đạo mặt trận Hải Phòng từ ngày 20 đến 27 tháng 11 năm 1946. Khi [[Toàn quốc kháng chiến|Kháng chiến toàn quốc]] bùng nổ tại Hà Nội, Hoàng Văn Thái cùng với Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp là những người phê duyệt kế hoạch tác chiến của Tư lệnh Mặt trận Hà Nội [[Vương Thừa Vũ]], xây dựng thế trận liên hoàn và khu vực tác chiến nhằm kìm giữ, tiêu hao quân Pháp trong thành phố trong thời gian 2 tháng, đủ thời gian ổn định chính quyền và quân đội cho kháng chiến lâu dài.
 
Sau khi làm người Pháp thất bại trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, để xây dựng một lực lượng chủ lực mạnh, ngày [[26 tháng 8]] năm 1947, một [[đại đoàn]] chủ lực được thành lập lấy tên là Đại đoàn Độc Lập<ref>[http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=556 Sắc lệnh 76/SL ngày 26 tháng 8 năm 1947].</ref> và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được cử kiêm chức Đại đoàn trưởng.<ref>[http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=394&type=html Sắc lệnh 77/SL ngày 26 tháng 8 năm 1947].</ref> Tuy nhiên, vào ngày [[7 tháng 10]] năm 1947, người Pháp mở [[Chiến dịch Việt Bắc|Chiến dịch Léa]] tấn công lên căn cứ địa [[Việt Bắc]] hòng tiêu diệt đầu não kháng chiến. Các đơn vị dự định tập trung để tổ chức đại đoàn phải phân tán trở lại về các mặt trận. Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được phân công kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 3, góp phần không nhỏ cho cuộc phản công thắng lợi trong [[Chiến dịch Việt Bắc|Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947]].