Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Triều Quốc Mẫu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Xuất thân: Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 6:
Đại Việt sử ký toàn thư có viết: "Vua [Đinh Tiên Hoàng] họ Đinh, tên húy là Bộ Lĩnh, người ở [[động Hoa Lư]], châu Đại Hoàng (nay là huyện [[Gia Viễn]], tỉnh [[Ninh Bình]]) là con trai [[Đinh Công Trứ]], Thứ sử Hoan Châu. Dẹp yên các sứ quân, tự lập làm đế... Vua còn nhỏ mồ côi cha, mẹ là họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền Sơn Thần trong động".<ref>[http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/nhung-bi-an-ve-than-the-hoang-de-dinh-tien-hoang-265487.html Những bí ẩn về thân thế Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng]</ref> Đền Sơn Thần tức là đền Long Viên ở xã Đề Cốc. Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi: “Long Viên: Ở xã Đề Cốc, nhà mẹ Đinh Tiên Hoàng ở đấy, tức chỗ cũ của Đinh Tiên Hoàng lúc còn ẩn náu, nền nhà cũ này vẫn còn nên gọi là “Long Viên”, trước mặt trong ra sông, có cầu Ngực, cầu Phanh, bên tả vườn có gò bằng phẳng, tức là chỗ bày trận cờ lau”. Xã Đề Cốc xưa, ngày nay chính là thôn Mỹ Hạ, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan. Điều đó khẳng định quê của bà Đàm Thị là thôn Mỹ Hạ, xã Gia Thủy (huyện [[Nho Quan]], [[Ninh Bình]]).
 
Theo truyền thuyết địa phương, Bà Đàm Thị Thiềm sinh thành tại Đào Vũ, Mỹ Đề, xã Đề Cốc, Tổng Đề Cốc, huyện Yên Hoa, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình, là con gái của Đàm Viên Ngoại. Bà sinh ngày 15/8, thuở nhỏ đã hát hay và giỏi cung kiếm, được quan thứ sử người châu Đại Hoàng là Đinh Công Trứ khi đón về phủ Hoan Châu. Ngày 15/2/924 (năm giápGiáp thânThân), bà Đàm Thị Thiềm Nương đã sinh ra Đinh Bộ Lĩnh.<ref>[http://nhoquan.ninhbinh.gov.vn/huyennhoquan/1223/27423/40480/97810/Xa-Gia-Thuy/UBND-Xa-Gia-Thuy.aspx UBND Xã Gia Thủy-truyền thống văn hóa, di tích, danh thắng của địa phương]</ref>
 
Sau khi [[Đinh Công Trứ]] mất ở Hoan Châu, bà Đàm Thị mới đưa [[Đinh Bộ Lĩnh]] về quê ngoại ở. Thấy [[Đinh Bộ Lĩnh]] “kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn”, Điều đó thể hiện bà Đàm Thị rất thương yêu, quan tâm và động viên [[Đinh Bộ Lĩnh]] luyện tập quân sự ngay khi con trai còn nhỏ tuổi. Với tài trí hơn người, [[Đinh Bộ Lĩnh]] con bà được tôn làm Tù trưởng sách Đào Áo (nay thuộc các xã Gia Hưng, Gia Phú, Liên Sơn, huyện [[Gia Viễn]], tỉnh [[Ninh Bình]]).<ref>[http://quankhu2.vn/ky-niem-1050-nam-nha-nuoc-dai-co-viet-968-2018-cong-lao-dong-gop-cua-dinh-tien-hoang-trong-tien-trinh-lich-su-dan-toc/ KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT (968-2018): Công lao đóng góp của Đinh Tiên Hoàng trong tiến trình lịch sử dân tộc]</ref>