Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Vĩnh Phúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
 
==Thời kỳ hoạt động ở Trung Quốc==
Lưu Vĩnh Phúc sinh ra ở Hợp Phố, vùng cực tây nam tỉnh [[Quảng Đông]], gần với [[Việt Nam]] và biển, thuộc giống [[Người Khách Gia|Hakka]] (người "Hẹ", âm [[Từ Hán-Việt|Hán Việt]]: Khách gia). Cha mẹ ông nghèo cùng cực, không có nghề nghiệp, nhà cửa, và Lưu Vĩnh Phúc đến tận cuối đời cũng không biết chữ. Cuối năm 1853, khi cả bố mẹ và chú lần lượt qua đời vì bệnh tật và đói kém, Lưu Vĩnh Phúc thậm chí không có nổi chiếc áo quan để chôn họ. Cậu thiếu niên Lưu Vĩnh Phúc phải sống lang thang trên đường phố để kiếm miếng ăn. Năm 21 tuổi, Lưu Vĩnh Phúc xin làm thuộc hạ của [[Ngô Lăng Vân]] (Wu Yuan-ch’ing), người tự xưng là Ngô Vương, là dư đảng [[Thái Bình Thiên Quốc|Thái Bình Thiên quốc]], bản doanh đóng gần [[Nam Ninh]], để nhận được khẩu phần trợ cấp và cuối cùng trở thành một người có ảnh hưởng dưới trướng Ngô Vương. Khi Ngô Lăng Vân bị giết (1863), có thời gian Lưu Vĩnh Phúc đem bộ thuộc của mình đi theo Vương Sĩ Lâm và Hoàng Tư Nùng ở châu Thượng Tư (Quảng Tây) đi cướp ở nhiều nơi, sau mới gia nhập trở lại với [[Ngô Côn]], con trai và là người kế nghiệp Ngô Vương. Do cuộc sống kham khổ, cộng với buồn chán, Lưu Vĩnh Phúc xin với Ngô Á Chung (Wu Ah-chung, tức Ngô Côn) cho tiến hành các cuộc viễn chinh nhằm cướp bóc ở phần bên kia biên giới [[Tên gọi Việt Nam#Đại Nam|Đại Nam]] (quốc hiệu Việt Nam từ thời vua [[Minh Mạng]]), cũng là để tránh sức ép quân sự của [[nhà Thanh]], lúc đó đang tìm cách đặt lại quyền kiểm soát ở vùng [[Lưỡng Quảng]]. Dẫn theo 200 đồng đảng thân tín, dùng một lá cờ màu đen làm kỳ hiệu của mình, Lưu Vĩnh Phúc vượt biên giới vào Đại Nam năm 1865.
 
==Thời kỳ hoạt động ở Việt Nam==