Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hỗ trợ không lực tầm gần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
 
Hỗ trợ bằng không quân đòi hỏi sự phối hợp tuyệt vời với lực lượng mặt đất, sự phối hợp này thường được xử lý bởi các bộ phận chuyên môn như Quan sát hỏa lực chung (Joint Fires Observers), (viết tắt: JFO), Bộ phận điều khiển tấn công cuối cùng (Joint Terminal Attack Controllers) (viết tắt: JTAC) và Bộ phận điều khiển không quân chuyển tiếp (viết tắt: FAC).
 
==Máy bay==
[[Tập tin:A-10 firing AGM-65.JPEG|thumb|Một chiếc A-10 Thunderbolt II bắn một tên lửa [[AGM-65 Maverick]].]]
 
Nhiều máy bay có thể cáng đáng toàn bộ vai trò hỗ trợ trên không. [[Trực thăng quân sự]] thường được sử dụng để hỗ trợ từ trên không và được phối hợp chặt chẽ với các hoạt động trên mặt đất. Ở hầu hết quân đội các quốc gia, chúng được điều hành bởi lục quân chứ không phải là không quân. Máy bay chiến đấu và máy bay tấn công mặt đất như [[Fairchild Republic A-10 Thunderbolt II|A-10 Thunderbolt II]] hỗ trợ từ trên không tầm gần bằng tên lửa, tên lửa hành trình, bom cỡ nhỏ, và vũ khí tự động khác.
 
Trong [[Thế chiến II]], máy bay ném bom bổ nhào và máy bay chiến đấu đã được sử dụng để hỗ trợ trên không. Máy bay ném bom bổ nhào ném bom với độ chính xác cao hơn so với máy bay ném bom theo độ cao quy định, vì sự thay đổi độ cao đột ngột khiến các xạ thủ phòng không khó bắn hạ hơn. [[Junkers Ju 87]] ''Stuka'' là một ví dụ nổi tiếng về máy bay ném bom bổ nhào với khả năng ném bom chính xác đã được sử dụng thành công. Nó được gắn còi thổi gió trên thiết bị hạ cánh của nó để tăng cường tác động tâm lý. Một số biến thể của Stuka được trang bị pháo chống tăng 337 mm.
 
Khác với [[North American A-36 Apache|A-36]], một chiếc [[North American P-51 Mustang|P-51]] được sửa đổi với hệ thống phanh bổ nhào, người Mỹ và Anh không sử dụng máy bay CAS chuyên dụng nào trong Thế chiến II, họ thích máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom chiến đấu có thể được đưa vào dịch vụ CAS. Trong khi một số như [[Hawker Typhoon]] và [[P-47 Thunderbolt]], thực hiện một cách điêu luyện vai trò đó, có một số lý do đã ngăn cản hầu hết các máy bay chiến đấu phát triển trên nền tảng CAS hiệu quả. Máy bay chiến đấu thường được tối ưu hóa cho các hoạt động tầm cao mà không có bom hoặc vật liệu bên ngoài khác, chúng bay với bom ở độ cao thấp vì vậy nhanh chóng tiêu tốn nhiên liệu. Đại bác phải được gắn riêng để oanh tạc tốt, việc bắn phá cần một điểm hội tụ xa hơn và thấp hơn so với chiến đấu trên không.
 
So với các đồng minh trong Thế chiến II, Liên Xô đã sử dụng máy bay tấn công mặt đất được thiết kế đặc biệt nhiều hơn Anh và Mỹ. Những máy bay loại này bao gồm [[Ilyushin Il-2]], thiết kế máy bay quân sự được sản xuất nhiều nhất trong tất cả lịch sử hàng không. Liên Xô cũng sử dụng [[Polikarpov Po-2]], một loại máy bay hai tầng, làm máy bay tấn công mặt đất.
 
[[Tập tin:F-18 leans left.JPG|thumb|left|Một máy bay của hải quân Mỹ [[Boeing F/A-18E/F Super Hornet|F/A-18F Super Hornet]] hỗ trợ trên không tại Afghanistan năm 2009]]
 
Máy bay chiến đấu [[Hawker Sea Fury]] của Hải quân Hoàng gia,[[Vought F4U Corsair]] và [[Douglas A-1 Skyraider]] của Hoa Kỳ đã được vận hành trong [[Chiến tranh Triều Tiên]] và sau đó tiếp tục được sử dụng trong [[Chiến tranh Việt Nam]].
 
Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã sử dụng các máy bay cánh cố định và cánh quay, máy bay chở hàng được trang bị bệ súng để chiến đấu như là máy bay hỗ trợ trên không và ném bom chiến thuật hỗ trợ. Đầu tiên trong số này là [[AC-47 Spooky]]. Các mẫu sau này bao gồm [[Fairchild AC-119]] và [[Lockheed AC-130]]; sau đó được sử dụng rộng rãi ở Afghanistan và Iraq.
 
[[Tập tin:B-1 Afghanistan December 08.JPG|thumb|[[B-1B Lancer]] hỗ trợ trên không tại Afghanistan vào năm 2008]]
[[Tập tin:GBU-38 munition explosions in Iraq.jpg|thumb|[[B-1B Lancer]] với quả [[Bom tấn công trực diện phối hợp|GBU-38]], chiến trường Iraq]]
 
==Tham khảo==