Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n replaced: chống phát xít → chống phát xít (2) using AWB
Dòng 85:
Không giống như các lực lượng dân quân dân tộc chủ nghĩa khác tại Nam Tư, lực lượng du kích là một phong trào theo tư tưởng liên Nam Tư, thúc đẩy "tình huynh đệ và thống nhất" giữa các dân tộc Nam Tư, và đại diện cho các yếu tố cộng hòa, cánh tả, và nhân tố xã hội chủ nghĩa trong nền chính trị Nam Tư. Liên minh gồm các chính đảng, phe nhóm, và cá nhân nổi bật, đứng đằng sau phong trào là [[Mặt trận Giải phóng Nhân dân (Nam Tư)|Mặt trận Giải phóng Nhân dân]] (''Jedinstveni narodnooslobodilački front'', JNOF), do [[Đảng Cộng sản Nam Tư]] (KPJ) lãnh đạo.
 
Mặt trận hình thành một thực thể chính trị đại diện, [[Hội đồng [[chống phát xít]] của Giải phóng Nhân dân Nam Tư]] (AVNOJ, ''Antifašističko Vijeće Narodnog Oslobođenja Jugoslavije'').<ref name="autogenerated1">Tomasevich, Jozo; ''War and Revolution in Yugoslavia, 1941–1945: Occupation and Collaboration'', Volume 2; Stanford University Press, 2001 ISBN 0-8047-3615-4</ref> AVNOJ tổ chức hội nghị ban đầu ở vùng giải phóng [[Bihać]] vào ngày 26 tháng 11 năm 1942, và đã tuyên bố mình là Hội đồng Thảo luận của Nam Tư (tức quốc hội).<ref name="autogenerated1">Tomasevich, Jozo; ''War and Revolution in Yugoslavia, 1941–1945: Occupation and Collaboration'', Volume 2; Stanford University Press, 2001 ISBN 0-8047-3615-4</ref><ref name="Yugoslavia: a concise history">Benson, Leslie; ''Yugoslavia: a Concise History''; Palgrave Macmillan, 2001 ISBN 0-333-79241-6</ref><ref name="Yugoslavia as history">[[John R. Lampe|Lampe, John R.]]; ''Yugoslavia as History: Twice There Was a Country''; Cambridge University Press, 2000 ISBN 0-521-77401-2</ref>
 
Năm 1943, Du kích Nam Tư bắt đầu bị người Đức xem là một mối đe dọa lớn. Trong hai chiến dịch chính ''Fall Weiss'' (tháng 1 đến tháng 4 năm 1943) và ''Fall Schwartz'' (15 tháng 5 đến 16 tháng 6 năm 1943), khối Trục đã cố gắng để dập tắt cuộc kháng chiến của Nam Tư. Trong các trận chiến, được gọi tương ứng là [[trận Neretva]] và [[trận Sutjeska]], 20.000 lính Du kích đã phải chiến đấu với một lực lượng gồm 150.000 quân của khối Trục.<ref name="autogenerated1">Tomasevich, Jozo; ''War and Revolution in Yugoslavia, 1941–1945: Occupation and Collaboration'', Volume 2; Stanford University Press, 2001 ISBN 0-8047-3615-4</ref> Trong cả hai sự kiện, mặc dù bị thương vong nặng nề, chỉ huy quân Du kích Josip Broz Tito đã rút lui đến nơi an toàn.
 
Sau khi lực lượng chính của khối Trục rút lui, quân Du kích nổi lên và thậm chí còn mạnh hơn trước đó và họ chiếm được một phần lãnh thổ đáng kể của Nam Tư. Các sự kiện này đã nâng cao rất lớn vị thế của quân Du kích, và họ có được danh tiếng đối với người dân Nam Tư – khiến số người gia nhập tăng lên. Ngày 8 tháng 9 năm 1943, phát xít Ý đã đầu hàng lực lượng Đồng Minh, để khu vực chiếm đóng của họ tại Nam Tư cho quân Du kích. Tito đã tận dụng các sự kiện này để giải phóng vùng bờ biển [[Dalmatia]] và các thành phố tại đó. Do vậy, quân Du kích đã thu được các vũ khí, vật tư của Ý cùng các tình nguyện viên đến từ các thành phố trước đây bị sáp nhập vào [[Vương quốc Ý (1861-1946)|Ý]], và các tân binh Ý thông qua trao đổi với Đồng Minh.<ref name="Yugoslavia: a concise history" /><ref name="Yugoslavia as history" />
Dòng 95:
Trong các vấn đề khác, AVNOJ đã quyết định thành lập một cơ quan quản trị lâm thời, [[Ủy ban Quốc gia về Giải phóng Nam Tư]] (NKOJ, ''Nacionalni komitet oslobođenja Jugoslavije''), bổ nhiệm Josip Broz Tito làm Thủ tướng. Sau khi có được thành công trong cuộc họp năm 1943, Tito cũng được thăng hàm [[Nguyên soái Nam Tư]]. Các tin tức thuận lợi cũng đến từ Hội nghị Tehran, lực lượng Đồng Minh kết luận rằng Du kích Nam Tư sẽ được công nhận là phong trào kháng chiến Nam Tư của Đồng Minh và được cung cấp vật tư và hỗ trợ chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của khối Trục.<ref name="Yugoslavia as history" />
 
Khi tình thế quay sang bất lợi cho phe Trục vào năm 1944, quân Du kích Nam Tư tiếp tục chiếm giữ được những phần quan trọng của lãnh thổ Nam Tư. Với việc quân Đồng Minh đóng ở Ý, các hòn [[đảo]] của Nam Tư trên [[biển Adriatic]] trở thành một nơi lý tưởng để tiến hành kháng chiến. Ngày 17 tháng 6 năm 1944, căn cứ của quân Du kích trên đảo [[Vis (đảo)|Vis]] đã diễn ra cuộc họp giữa Josip Broz Tito, Thủ tướng của NKOJ (đại diện cho AVNOJ), và [[Ivan Šubašić]], Thủ tướng của chính phủ Nam Tư bảo hoàng lưu vong tại Luân Đôn.<ref name="autogenerated9">Martin, David; ''Ally Betrayed: The Uncensored Story of Tito and Mihailovich''; New York: Prentice Hall, 1946</ref> Các kết luận, được gọi là [[Hiệp ước Vis|Hiệp ước Tito-Šubašić]], đã trao sự công nhận của nhà vua cho AVNOJ và Liên bang Dân chủ Nam Tư (DFY) và quy định việc thành lập một chính phủ liên minh Nam Tư do Tito đứng đầu và Šubašić là ngoại trưởng, AVNOJ được công nhận là quốc hội Nam Tư lâm thời.<ref name="Yugoslavia as history" /> Chính phủ lưu vong tại Luân Đôn của [[Petar II của Nam Tư|vua Petar II]], một phần do áp lực từ Anh Quốc,<ref name="Walter R. Roberts 1987. Pp. 288">Walter R. Roberts. ''Tito, Mihailović, and the allies, 1941–1945''. Duke University Press, 1987. Pp. 288.</ref> đã công nhận thỏa thuận.<ref name="Walter R. Roberts 1987. Pp. 288">Walter R. Roberts. ''Tito, Mihailović, and the allies, 1941–1945''. Duke University Press, 1987. Pp. 288.</ref>
 
Cơ quan lập pháp của Liên bang Dân chủ Nam Tư, sau tháng 11 năm 1944, là Hội nghị Lâm thời.<ref name="Vojislav Koštunica 1985. Pp. 22">Vojislav Koštunica, Kosta Čavoški. ''Party pluralism or monism: social movements and the political system in Yugoslavia, 1944–1949''. East European Monographs, 1985. Pp. 22.</ref> Hiệp ước Tito-Šubašić năm 1944 đã tuyên bố rằng nhà nước liên bang này là một nền dân chủ đa nguyên và bảo đảm các quyền dân chủ tự do, tự do cá nhân, [[tự do ngôn luận]], [[tự do hội họp và lập hội|tự do lập hội]], [[tự do tín ngưỡng|tự do tôn giáo]] và [[tự do báo chí]].<ref name="Sabrina P. Ramet 2005. Pp. 167">Sabrina P. Ramet. The three Yugoslavias: state-building and legitimation, 1918–2005. Bloomington, Indiana, USA: Đại học Indiana Press. Pp. 167–168.</ref> Tuy nhiên đến tháng 1 năm 1945, Tito đã thay đổi trọng tâm trong chính phủ của ông từ chỗ nhấn mạnh về dân chủ đa nguyên, sang tuyên bố rằng mặt dù ông chấp thuận dân chủ, song không có "nhu cầu" về đa đảng, ông cho rằng đa đảng gây chia rẽ không cần thiết cho các nỗ lực chiến đấu của Nam Tư và rằng Mặt trận Nhân dân đại diện cho tất cả người dân Nam Tư.<ref name="Sabrina P. Ramet 2005. Pp. 167"/> Liên minh Mặt trận Nhân dân, đứng đầu là [[Đảng Cộng sản Nam Tư]] và tổng thư ký là Nguyên soái [[Josip Broz Tito]], là một phong trào lớn trong chính phủ. Các phong trào chính trị khác tham gia vào chính phủ còn bao gồm phong trào "Napred" do [[Milivoje Marković]] đại diện.<ref name="Vojislav Koštunica 1985. Pp. 22"/>
Dòng 101:
[[Beograd]], thủ đô của Nam Tư, đã [[tấn công Beograd|được giải phóng]] cùng với sự giúp đỡ của [[Hồng Quân|Hồng quân]] Liên Xô vào tháng 10 năm 1944, và việc thành lập một chính phủ mới của Nam Tư đã bị trì hoãn cho đến ngày 2 tháng 11 năm 1944, khi ký kết Hiệp định Beograd và thành lập chính phủ lâm thời. Các hiệp định cũng quy định rằng các cuộc bầu cử sau chiến tranh sẽ xác định hệ thống nhà nước trong tương lai trên mặt chính quyền và kinh tế.<ref name="Yugoslavia as history" />
 
Năm 1945, quân Du kích Nam Tư đã truy quét lực lượng khối Trục và giải phóng các phần lãnh thổ bị chiếm đóng còn lại. Ngày 20 tháng 3 năm 1945, quân Du kích đã phát động cuộc Tổng công kích nhằm đánh đuổi hoàn toàn người Đức và các lực lượng phối hợp còn lại của họ.<ref name="autogenerated1">Tomasevich, Jozo; ''War and Revolution in Yugoslavia, 1941–1945: Occupation and Collaboration'', Volume 2; Stanford University Press, 2001 ISBN 0-8047-3615-4</ref> Vào cuối tháng 4 năm 1945, các khu vực còn lại ở miền bắc Nam Tư đã được giải phóng, quân Nam Tư cũng giải phóng một số bộ phận ở miền nam lãnh thổ Đức (nay là Áo), và lãnh thổ Ý xung quanh [[Trieste]].
 
Sau đó, Nam Tư lại một lần nữa có được tình trạng toàn vẹn, và được quân Du kích mường tượng sẽ là "Liên bang Dân chủ", bao gồm sáu nước cộng hòa liên bang: Cộng hòa Liên bang Bosna và Hercegovina, Cộng hòa Liên bang Croatia, Cộng hòa Liên bang Macedonia, Cộng hòa Liên bang Montenegro, Cộng hòa Liên bang Serbia, và Cộng hòa Liên bang Slovenia.<ref name="Yugoslavia as history" /><ref name="The three Yugoslavias">Ramet, Sabrina P.; ''The Three Yugoslavias: State-building and Legitimation, 1918–2005''; Đại học Indiana Press, 2006 ISBN 0-253-34656-8</ref> Tuy nhiên, bản chất của chính phủ này vẫn chưa rõ ràng, và Tito đã rất miễn cưỡng để đưa Quốc vương Petar II đang lưu vong vào thành phần chính quyền Nam Tư sau chiến tranh theo yêu cầu của Winston Churchill. Tháng 2 năm 1945, Tito thừa nhận sự tồn tại của một hội đồng [[nhiếp chính]] đại diện cho Nhà vua: tuy nhiên hành động đầu tiên và duy nhất của hội đồng là ra tuyên bố vào ngày 7 tháng 3 về việc hình thành chính phủ mới do Tito làm thủ tướng.<ref>Walter R. Roberts, ''Tito, Mihailović, and the allies, 1941–1945'', Duke University Press, 1987, pages 312–313</ref> Bản chất của nhà nước vẫn chưa rõ ràng kể cả sau khi chiến tranh kết thúc, và ngày 26 tháng 6 năm 1945, quốc gia này đã ký vào [[Hiến chương Liên Hiệp Quốc]] chỉ với tên ''Nam Tư'', không nhắc đến một vương quốc hay nước cộng hòa.<ref>''Reports of Judgments, Advisory Opinions and Orders'', United Nations Publications, 2006, page 61</ref><ref>Konrad G. Bühler, ''State Succession and Membership in International Organizations: Legal Theories Versus Political Pragmatism'', Brill, 2001, page 252</ref>
Dòng 122:
{{chính|Thời kỳ Informbiro|Chia rẽ Tito-Stalin}}
 
Chia rẽ Tito–Stalin, hoặc chia rẽ Nam Tư-Liên Xô đã xảy ra vào [[mùa xuân]] và đầu [[mùa hạ|mùa hè]] năm 1948. Tên gọi của nó gắn liền với Josip Broz Tito, lúc đó đang là Thủ tướng Nam Tư (Chủ tịch Quốc hội Liên bang), và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Tại phương Tây, Tito được xem là một nhà lãnh đạo cộng sản trung kiên, chỉ đứng thứ hai sau Stalin tại khối phía đông. Tuy nhiên, Nam Tư phần lớn đã tự giải phóng được chính mình và sự trợ giúp của Hồng quân chỉ ở mức giới hạn,<ref name="autogenerated1">Tomasevich, Jozo; ''War and Revolution in Yugoslavia, 1941–1945: Occupation and Collaboration'', Volume 2; Stanford University Press, 2001 ISBN 0-8047-3615-4</ref> Nam Tư đi theo một chiều hướng độc lập, và liên tục có căng thẳng với Liên Xô. Nam Tư và chính phủ của nó tự xem mình là đồng minh của Moskva, trong khi Moskva xem Nam Tư là một quốc gia vệ tinh và thường xuyên đối xử với Nam Tư theo hướng này. Trước đó, hai bên đã có căng thẳng trên một số vấn đề, song từ sau cuộc họp Moskva, một cuộc đối đầu mở đã bắt đầu.<ref name="The three Yugoslavias" />
 
Tiếp đến là việc trao đổi thư tín trực tiếp giữa [[Đảng Cộng sản Liên Xô]] và [[Đảng Cộng sản Nam Tư]]. Đầu tiên, trong lá thư của ĐCS Liên Xô ngày 27 tháng 3 năm 1948, Liên Xô đã cáo buộc Nam Tư bôi nhọ nhà nước Xô viết thông qua các tuyên bố như "chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô đã không còn là cách mạng". Liên Xô cũng tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Nam Tư không "đủ dân chủ", và rằng nó không hành động như một đội quân tiên phong đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Liên Xô nói rằng họ [ĐCS Nam Tư] "không thể được xem như là một tổ chức đảng Cộng sản Marx-Lenin, Bolshevik". Bức thư cũng viết tên của một số quan chức cấp cao được Liên Xô xem là "Marxist mơ hồ" ([[Milovan Đilas]], [[Aleksandar Ranković]], [[Boris Kidrič]], và [[Svetozar Vukmanović-Tempo]]) và yêu cầu Tito thanh trừng họ. Các quan chức cộng sản như [[Andrija Hebrang (cha)|Andrija Hebrang]] và [[Sreten Žujović]] ủng hộ quan điểm của Liên Xô.<ref name="Yugoslavia as history" /><ref name="The three Yugoslavias" /> Tuy nhiên, khi Tito nhìn thấy bức thư, ông đã từ chối làm tổn hại đảng của mình, và sớm tự mình trả lời thư. Bức thư hồi đáp của Đảng Cộng sản Nam Tư vào ngày 13 tháng 4 năm 1948 đã phủ nhận mạnh mẽ các cáo buộc của Liên Xô, bảo vệ bản chất cách mạng của đảng.<ref name="The three Yugoslavias" />
 
Trong một bức thư trả lời dài 31 trang vào ngày 4 tháng 5 năm 1948, Liên Xô đã nhắc nhở Đảng Cộng sản Nam Tư về các khuyết điểm phạm phải và cần phải sửa chữa sai lầm của mình, và buộc tội ĐCS Nam Tư đã quá kiêu ngạo về thành công chống lại người Đức, duy trì quan điểm rằng Hồng quân "đã cứu họ khỏi bị hủy diệt" (một tuyên bố không hợp lý, do các du kích của Tito đã thành công trong các chiến dịch chống lại phe Trục bốn năm trước khi Hồng quân xuất hiện tại đó).<ref name="autogenerated1">Tomasevich, Jozo; ''War and Revolution in Yugoslavia, 1941–1945: Occupation and Collaboration'', Volume 2; Stanford University Press, 2001 ISBN 0-8047-3615-4</ref><ref name="The three Yugoslavias" /> Lần này, Xô viết nêu tên Josip Broz Tito và [[Edvard Kardelj]] là những kẻ "[[dị đoan]]" chính, trong khi bảo vệ Hebrang và Žujović. Đảng Cộng sản Nam Tư đáp trả bằng cách trục xuất Hebrang và Žujović ra khỏi đảng, và trả lời Liên Xô trong lá thư ngày 17 tháng 5 năm 1948 với những lời chỉ trích mạnh mẽ các nỗ lực của Liên Xô nhằm làm suy giảm ý nghĩa của phong trào kháng chiến Nam Tư.<ref name="The three Yugoslavias" />
 
Ngày 19 tháng 5 năm 1948, một bức thư của [[Mikhail Suslov|Mikhail A. Suslov]] đã thông báo với Josip Broz Tito rằng Cục Thông tin Cộng sản, hay Cominform (''Informbiro'' trong [[tiếng Serbia-Croatia]]), sẽ tổ chức một phiên họp vào ngày 28 tháng 6 năm 1948 tại [[Bucharest]] để giành gần như hoàn toàn cho "vấn đề Nam Tư". Cominform là một hiệp hội của các đảng cộng sản, là công cụ chính của Liên Xô để kiểm soát sự phát triển chính trị trong khối phía đông. Ngày tổ chức họp, 28 tháng 6, đã được Liên Xô lựa chọn cẩn thận vì đây là ngày kỉ niệm ba sự kiện gồm [[trận Kosovo]] (1389), the [[Vụ ám sát thái tử Áo-Hung|ám sát thái tử Ferdinand]] tại [[Sarajevo]] (1914), và việc thông qua [[Hiến pháp Vidovdan]] (1921).<ref name="The three Yugoslavias" />
Dòng 549:
 
===Ngôn ngữ===
Dân cư Nam Tư chủ yếu nói ba ngôn ngữ chính: [[tiếng Serbia-Croatia]], [[tiếng Slovene|tiếng Slovenia]] và [[tiếng Macedonia]].<ref name="Institutions of Advanced Societies">{{chú thích sách |url=http://www.google.com/books?hl=ro&lr=&id=9isLX6inKX0C&oi=fnd&pg=PA3&f=false#v=onepage&q&f=false |title=Institutions of Advanced Societies |publisher=University of Minnesota Press |year=1999 |isbn=0-8166-0168-2 |last=Rose |first=Arnold M.}}</ref> Tiếng Serbia-Croatia được nói tại các nước [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia|Serbia]], [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia|Croatia]], [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bosna và Hercegovina|Bosna và Hercegovina]], và [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Montenegro|Montenegro]] – với tổng cộng 12.390.000 người vào cuối thập niên 1980. Tiếng Slovenia có xấp xỉ 1.400.000 người nói tại [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia]], còn tiếng Macedonia có xấp xỉ 1.210.000 người nói tại [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Macedonia]]. Các dân tộc thiểu số cũng sử dụng ngôn ngữ của họ, với 506.000 nói [[tiếng Hungary|tiếng Hungaria]] (chủ yếu tại [[Tỉnh tự trị Xã hội chủ nghĩa Vojvodina]]), và khoảng 2.000.000 triệu người nói [[tiếng Albania]] tại CHXHCN Serbia và CHXHCN Macedonia. [[Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ]], [[tiếng România]] và [[tiếng Ý]] cũng được nói trên một mức độ thấp hơn.<ref name="Institutions of Advanced Societies">{{chú thích sách |url=http://www.google.com/books?hl=ro&lr=&id=9isLX6inKX0C&oi=fnd&pg=PA3&f=false#v=onepage&q&f=false |title=Institutions of Advanced Societies |publisher=University of Minnesota Press |year=1999 |isbn=0-8166-0168-2 |last=Rose |first=Arnold M.}}</ref>
 
Ba ngôn ngữ chính đều thuộc [[nhóm ngôn ngữ Nam Slav|Nam Slav]] nên hầu hết người dân từ các khu vực khác nhau có thể nghe hiểu lẫn nhau. Các tri thức hầu hết đều quen thuộc với cả ba ngôn ngữ, trong khi người dân thì khiêm tốn hơn, những người đến từ CHXHCN Slovenia và CHXHCN Macedonia có cơ hội học tiếng Serbia-Croatia khi phụng sự bắt buộc trong quân đội liên bang. Bản thân tiếng Serbia-Croatia có ba phương ngữ, [[phương ngữ Shtokavia|Shtokavia]], [[phương ngữ Kajkavia|Kajkavia]], và [[phương ngữ Chakavia|Chakavia]], trong đó phương ngữ Shtokavia là phương ngữ chính thức. Tiếng Serbia-Croatia chính thức (Shtokavia) lại được chia thành hai biến thể, biến thể Croatia (phía tây) và biến thể Serbia (phía đông), với khác biệt nhỏ khi nói.<ref name="Institutions of Advanced Societies">{{chú thích sách |url=http://www.google.com/books?hl=ro&lr=&id=9isLX6inKX0C&oi=fnd&pg=PA3&f=false#v=onepage&q&f=false |title=Institutions of Advanced Societies |publisher=University of Minnesota Press |year=1999 |isbn=0-8166-0168-2 |last=Rose |first=Arnold M.}}</ref>
 
Hai bảng chữ cái sử dụng tại Nam Tư là [[bảng chữ cái Latinh]] và [[bảng chữ cái Kirin]]. Cả hai bảng chữ cái đều được sửa đổi khi dùng trong tiếng Serbia-Croatia vào cuối thế kỉ 19, do đó bảng chữ cái Latinh của Serbia-Croatia còn được gọi là bảng chữ cái Latinh Gajica, trong khi bảng chữ cái Kirin thì được gọi là bảng chữ cái Kirin Serbia. Tiếng Serbia-Croatia sử dụng cả hai bảng chữ cái, tiếng Slovenia chỉ sử dụng bảng chữ cái Latinh, còn tiếng Macedonia chỉ sử dụng bảng chữ cái Kirin. Cũng nên lưu ý rằng biến thể Croatia của tiếng Serbia-Croatia chỉ dùng bảng chữ cái Latinh trong khi biến thể Serbia của ngôn ngữ này sử dụng cả bảng chữ cái Latinh và Kirin.<ref name="Institutions of Advanced Societies">{{chú thích sách |url=http://www.google.com/books?hl=ro&lr=&id=9isLX6inKX0C&oi=fnd&pg=PA3&f=false#v=onepage&q&f=false |title=Institutions of Advanced Societies |publisher=University of Minnesota Press |year=1999 |isbn=0-8166-0168-2 |last=Rose |first=Arnold M.}}</ref>
 
===Di cư===
Dòng 600:
Các sự kiện văn hóa trên khắp Nam Tư cũ bao gồm Dubrovačke ljetne igre, [[Liên hoan phim Pula]], [[Đêm thơ Struga]] và nhiều sự kiện khác. Nhạc pop và rock cũng là một bộ phận quan trọng trong văn hóa Nam Tư. Nam Tư là nhà nước cộng sản duy nhất tham gia [[Eurovision Song Contest|Eurovision]] và là một trong những nước tham gia cuộc thi này từ sớm nhất, ngay từ khi bắt đầu vào năm 1961 và thậm chí sớm hơn cả một số nước Tây Âu, và đã giành chiến thắng năm 1989. Lễ hội âm nhạc quần chúng đáng chú ý nhất là Liên hoan Split.
 
Trước khi Nam Tư sụp đổ trong thập niên 1990, liên bang này có một xã hội đa văn hóa dự trên ý nhiệm "tình huynh đệ và thống nhất" và ký ức về chiến thắng [[chống phát xít]] và các phần tử dân tộc chủ nghĩa của Du kích Nam Tư, có ý nghĩa như sự tái sinh của người dân Nam Tư. Tại CHLBXHCN Nam Tư, lịch sử đất nước trong Chiến tranh thế giới thứ hai được mô tả không chỉ là chiến đấu giữa Nam Tư và phe Trục mà còn là một cuộc đấu tranh giữa thiện và ác bên trong Nam Tư, trong đó các Du kích Nam Tư đa sắc tộc được miêu tả là "thiện" chống lại các thế lực bị người Nam Tư "ác" thao túng – lực lượng [[Ustaše]] của người Croatia và [[Chetniks]] của người Serb.<ref>Flere, Sergej. "The Broken Covenant of Tito's People: The Problem of Civil Religion in Communist Yugoslavia". ''East European Politics & Societies'', vol. 21, no. 4, November 2007. Sage, California: SAGE Publications. P. 685</ref> The SFRY was presented to its people as the leader of the non-aligned movement and that the SFRY was dedicated to creating a just, harmonious, [[Chủ nghĩa Marx|Marxist]] world.<ref>Flere, Sergej. P. 685</ref> Những nghệ sĩ có nguồn gốc từ các dân tộc khác nhau trong cả nước cũng đã trở nên nổi tiếng đối với các dân tộc khác, chẳng hạn như ca sĩ nhạc nhẹ-công chúng người Bosnia [[Lepa Brena]] đến từ Bosna và Hercegovina, người đã trở nên nổi tiếng tại Serbia, và ngành công nghiệp điện ảnh Nam Tư đã tránh được các yếu tố dân tộc chủ nghĩa cho đến thập niên 1990.<ref>Lampe, John R. P. 342</ref>
 
== Tham khảo ==
Dòng 627:
[[Thể loại:Cựu quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc]]
[[Thể loại:Cựu chính thể trong Chiến tranh Lạnh]]
[[CategoryThể loại:Nam Tư thập niên 1940|*]]
[[CategoryThể loại:Nam Tư thập niên 1950|*]]
[[CategoryThể loại:Nam Tư thập niên 1960|*]]
[[CategoryThể loại:Nam Tư thập niên 1970|*]]
[[CategoryThể loại:Nam Tư thập niên 1980|*]]
[[CategoryThể loại:Nam Tư thập niên 1990|*]]
[[CategoryThể loại:Kosovo thế kỷ 20]]
[[CategoryThể loại:Montenegro thế kỷ 20]]
[[Thể loại:Slovenia thế kỷ 20]]
[[Thể loại:Bosna và Hercegovina thuộc Nam Tư|.]]