Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ấn Độ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Tuanminh01 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 116.100.130.44
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 111:
[[Tập tin:Big Temple-Temple.jpg|thumb|right|upright|Tháp làm bằng đá granit của [[đền Brihadeeswarar]] tại [[Thanjavur]], bang nam bộ [[Tamil Nadu]] được hoàn thành vào năm 1010, dưới [[triều Chola]].]]
 
Thời kỳ Ấn Độ trung đại đầu kéo dài từ năm 600 đến năm 1200, có đặc điểm là các vương quốc mang tính khu vực và đa dạng văn hóa.{{sfn|Stein|1998|p = 132}} Khi người cai trị phần lớn đồng bằng Ấn-Hằng từ 606 đến 647 là Hoàng đế [[Harsha]] cố gắng khuếch trương về phía nam, ông chiến bại trước quân chủ của [[triều Chalukya]] ngự trị tại Deccan.{{sfn|Stein|1998|pp = 119–120}} Khi người thừa tự của Harsha (Trần Gia Bảo) nỗ lực khuếch trương về phía đông, ông ta chiến bại trước quân chủ của [[Đế quốc Pala|Pala]] ngự trị tại [[Bengal]].{{sfn|Stein|1998|pp = 119–120}} Khi triều Chalukya nỗ lực khuếch trương về phía nam, họ chiến bại trước [[triều Pallava]] ở xa hơn về phía nam, triều Pallava lại đối đầu với [[Vương triều Pandya|triều Pandya]] và triều Chola ở xa hơn nữa về phía nam.{{sfn|Stein|1998|pp = 119–120}} Không quân chủ nào trong giai đoạn này có thể thiết lập nên một đế quốc và kiểm soát liên tục các vùng đất nằm xa vùng lãnh thổ lõi của mình.{{sfn|Stein|1998|p = 132}} Trong thời kỳ này, các mục dân có đất đai bị phát quang để phát triển kinh tế nông nghiệp được thu nhận vào trong xã hội đẳng cấp, trở thành tầng lớp thống trị phi truyền thống mới.{{sfn|Stein|1998|pp = 121–122}} Hệ thống đẳng cấp do đó bắt đầu thể hiện những khác biệt giữa các vùng.{{sfn|Stein|1998|pp = 121–122}}
 
Trong thế kỷ VI và VII, các bài thánh ca cầu nguyện đầu tiên được sáng tác bằng tiếng Tamil.{{sfn|Stein|1998|p = 123}} Toàn Ấn Độ mô phỏng theo điều đó và khiến cho Ấn Độ giáo tái khởi, và toàn bộ các ngôn ngữ hiện đại trên tiểu lục địa có sự phát triển.{{sfn|Stein|1998|p = 123}} Các vương thất lớn nhỏ tại Ấn Độ cùng các đền thờ mà họ bảo trợ thu hút một lượng rất lớn các thần dân đến kinh thành, các kinh thành cũng trở thành những trung tâm kinh tế.{{sfn|Stein|1998|p = 124}} Các đô thị thánh đường với kính cỡ khác nhau bắt đầu xuất hiện khắp nơi khi Ấn Độ trải qua một quá trình đô thị hóa nữa.{{sfn|Stein|1998|p = 124}} Đến thế kỷ VIII và IX, các ảnh hưởng của Ấn Độ được nhận thấy tại Đông Nam Á, khi mà văn hóa và hệ thống chính trị Nam Á được truyền bá ra các vùng đất mà nay là một phần của [[Myanmar]], [[Thái Lan]], [[Lào]], [[Campuchia]], [[Việt Nam]], [[Malaysia]], và [[Java]].{{sfn|Stein|1998|pp = 127–128}} Các thương nhân, học giả, và đôi khi là quân nhân Ấn Độ tham gia vào sự truyền bá này; người Đông Nam Á cũng có sự chủ động, nhiều người lưu lại một thời gian trong các trường dòng Ấn Độ và dịch các văn bản Phật giáo và Ấn Độ giáo sang ngôn ngữ của họ.{{sfn|Stein|1998|pp = 127–128}}
Dòng 120:
[[Tập tin:Moghul.1590-95гг.jpg|thumb|left|upright|Các họa sĩ và thư pháp gia đang làm việc (1590–1595), dưới thời [[Đế quốc Mogul]].]]
 
Đầu [[Thế kỷ 16|thế kỷ XVI]], bắc bộ Ấn Độ khi đó nằm dưới quyền cai trị của các quân chủ mà phần lớn theo Hồi giáo,{{sfn|Robb|2001|p = 80}} song một lần nữa lại sụp đổ trước tính linh động và hỏa lực vượt trội của một thế hệ các chiến binh Trung Á mới.{{sfn|Stein|1998|p = 164}} [[Đế quốc Mogul]] ( Bé Sục) ra đời song không nghiền nát các xã hội địa phương, mà thay vào đó là cân bằng và bình định họ thông qua các thủ tục quản trị mới{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 115}}{{sfn|Robb|2001|pp = 90–91}} cùng giới tinh hoa cầm quyền vốn có đặc điểm đa dạng và bao dung,{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 17}} tạo ra một nền cai trị có hệ thống hơn, tập trung hóa và thống nhất.{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 152}} Nhằm tránh xiềng xích bộ lạc và bản sắc Hồi giáo, đặc biệt là dưới thời [[Akbar]], người Mogul đoàn kết đế chế rộng lớn của họ thông qua lòng trung thành đối với một hoàng đế có địa vị gần như thần thánh, biểu đạt một nền văn hóa Ba Tư hóa.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|p = 17}} Các chính sách kinh tế quốc gia của Mogul, vốn có phần lớn nguồn thu đến từ nông nghiệp{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 158}} và yêu cầu các khoản thuế phải trả theo tiền bạc được quản lý chặt,{{sfn|Stein|1998|p = 169}} khiến cho các nông dân và thợ thủ công tiến vào những thị trường lớn hơn.{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 152}} Đế quốc giữ được tình hình tương đối hòa bình trong phần lớn thế kỷ XVII, và đây là một yếu tố giúp mở rộng kinh tế Ấn Độ,{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 152}} kết quả là sự bảo trợ lớn hơn đối với hội họa, các loại hình văn chương, dệt, và kiến trúc.{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 186}} Các nhóm xã hội mới kết hợp tại bắc bộ và tây bộ Ấn Độ, như Maratha, [[Rajput]], và Sikh, giành được tham vọng về quân sự và quản trị dưới chế độ Mogul, và thông qua cộng tác hoặc tai họa, họ thu được cả sự công nhận và kinh nghiệm quân sự.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 23–24}} Sự mở rộng thương mại dưới chế độ Mogul giúp cho giới tinh hoa thương mại và chính trị Ấn Độ mới dọc theo các bờ biển nam bộ và đông bộ nổi bật lên.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 23–24}} Khi đế quốc tan rã, nhiều người trong giới tinh hoa này có thể theo đuổi và kiểm soát được công việc của họ.{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 256}}
 
Đầu [[Thế kỷ 18|thế kỷ XVIII]], khi mà ranh giới giữa thống trị thương mại và chính trị ngày càng bị lu mờ, một số công ty mậu dịch phương Tây, bao gồm [[Công ty Đông Ấn Anh]], thiết lập nên các tiền đồn ven biển.{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 286}}{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 44–49}} Công ty Đông Ấn Anh có quyền kiểm soát đối với các vùng biển, tiềm lực lớn hơn, có khả năng huấn luyện quân sự cùng công nghệ tiến bộ hơn, do vậy thu hút một bộ phận giới tinh hoa Ấn Độ. Nhờ đó, Công ty Đông Ấn Anh gặp thuận lợi trong việc giành quyền kiểm soát đối với vùng [[Bengal]] vào năm 1765 và gạt các công ty châu Âu khác ra ngoài lề.{{sfn|Robb|2001|pp = 98–100}}{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 286}}{{sfn|Ludden|2002|pp = 128–132}}{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 51–55}} Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục tiếp cận được sự giàu có của Bengal, và sau khi tăng cường sức mạng và quy mô quân đội thì Công ty có năng lực thôn tính hoặc khuất phục hầu hết Ấn Độ vào thập niên 1820.{{sfn|Metcalf|Metcalf|2006|pp = 68–71}} Ấn Độ sau đó không còn là nhà xuất khẩu hàng hóa chế tạo như một thời gian dài trước đó, mà trở thành một nơi cung cấp nguyên liệu cho [[Đế quốc Anh]], và nhiều sử gia xem đây là lúc thời kỳ thực dân tại Ấn Độ bắt đầu.{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 286}} Đương thời, do quyền lực kinh tế bị Nghị viện Anh Quốc tước bỏ một cách nghiêm trọng và do bản thân trên thực tế là một cánh tay nối dài của chính phủ Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu có ý thức hơn trong việc tiến vào các hoạt động phi kinh tế như giáo dục, cải cách xã hội, và văn hóa.{{sfn|Asher|Talbot|2008|p = 289}}
Dòng 174:
Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất trên thế giới.{{sfn|United Nations Population Division}} Đây là một nước [[cộng hòa nghị viện]] với một [[hệ thống đa đảng]],{{sfn|Burnell|Calvert|1999|p = 125}} có sáu chính đảng cấp quốc gia được công nhận, bao gồm [[Đảng Quốc Đại Ấn Độ|Đảng Quốc đại Ấn Độ]] và [[Đảng Bharatiya Janata]] (Đảng Nhân dân Ấn Độ), và trên 40 chính đảng cấp địa phương.{{sfn|Election Commission of India}} Đảng Quốc đại được nhận định là có tư tưởng trung-tả hay là "tự do" trong văn hóa chính trị Ấn Độ, còn Đảng Bharatiya Janata có tư tưởng trung-hữu hay là "bảo thủ". Trong hầu hết giai đoạn từ 1950 — tức khi Ấn Độ lần đầu tiên trở thành một nước cộng hòa — đến cuối thập niên 1980, Đảng Quốc đại nắm giữ đa số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, kể từ đó, Đảng Quốc đại ngày càng chia sẻ nhiều hơn vũ đài chính trị với Đảng Bharatiya Janata,{{sfn|Sarkar|2007|p = 84}} cũng như với các chính đảng cấp địa phương mạnh khác trong các một liên minh đa đảng.{{sfn|Chander|2004|p = 117}}
 
Trong ba cuộc tổng tuyển cử đầu tiên tại nước Cộng hòa Ấn Độ, tức vào các năm 1951, 1957, và 1962, Đảng Quốc đại do [[Jawaharlal Nehru]] lãnh đạo đã dễ dàng giành chiến thắng. Khi Jawaharlal Nehru qua đời vào năm 1964, [[Lal Bahadur Shastri]] trở thành thủ tướng trong một thời gian ngắn; người kế vị sau khi Lal Bahadur Shastri qua đời năm 1966 là [[Indira Gandhi]], người này lãnh đạo Đảng Quốc đại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1967 và 1971. Sau khi quần chúng bất mãn vì tình trạng khẩn cấp mà bà tuyên bố vào năm 1975, Đảng Quốc đại thất cử vào năm 1977; đa số cử tri khi đó bỏ phiếu cho [[Đảng Janata]] mới thành lập và phản đối tình trạng khẩn cấp. Chính phủ của Đảng Janata kéo dài hơn ba năm. Đảng Quốc đại lại được bầu lên nắm quyền vào năm 1980, và trải qua thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo vào năm 1984 khi Indira Gandhi bị ám sát; kế nhiệm bà là người con trai [[Rajiv Gandhi]] (Hindusss), người này dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm đó. Đảng Quốc đại lại thất cử vào năm 1989 trước một liên minh Mặt trận Quốc gia, lãnh đạo liên minh này là Đảng [[Janata Dal]] mới thành lập và liên minh với Mặt trận Cánh tả; chính phủ của liên minh này tồn tại chưa đầy hai năm.{{sfn|Bhambhri|1992|pp = 118, 143}} Các cuộc bầu cử lại được tổ chức vào năm 1991; lần này không đảng nào giành được đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, Đảng Quốc đại có thể thành lập nên một chính phủ thiểu số do [[P. V. Narasimha Rao]] lãnh đạo với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất.{{sfn|The Hindu 2008}}
 
Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1996 là hai năm bất ổn chính trị, một vài liên minh đoản mệnh chia sẻ quyền lực. Đảng Bharatiya Janata lập nên một chính phủ tồn tại một thời gian ngắn trong năm 1996; sau đó là hai chính phủ do liên minh Mặt trận Thống nhất thành lập. Năm 1998, Đảng Bharatiya Janata có thể thành lập nên một liên minh thắng lợi là [[Liên minh Dân chủ Quốc gia (Ấn Độ)|Liên minh Dân chủ Quốc gia]] do [[Atal Bihari Vajpayee]] lãnh đạo. Chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia trở thành chính phủ phi Quốc đại, chính phủ liên minh đầu tiên hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm.{{sfn|Dunleavy|Diwakar|Dunleavy|2007}} Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, một lần nữa không có đảng nào giành đa số tuyệt đối, song lần này Đảng Quốc đại nổi lên với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất, họ thành lập một liên minh thắng lợi là [[Liên minh Cấp tiến Quốc gia]] (UPA). Liên minh nhận được sự ủng hộ của các đảng tả khuynh và các thành viên quốc hội phản đối Đảng Bharatiya Janata. Liên minh Cấp tiến Quốc gia trở lại nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009 với số ghế cao hơn, và không còn cần phải có sự ủng hộ từ các đảng cộng sản tại Ấn Độ.{{sfn|Kulke|Rothermund|2004|p = 384}} Năm đó, [[Manmohan Singh]] trở thành thủ tướng đầu tiên được tái cử cho một nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp kể từ thời Jawaharlal Nehru.{{sfn|Business Standard|2009}} Trong [[Tổng tuyển cử Ấn Độ, 2014|tổng tuyển cử năm 2014]], đảng Bharatiya Janata trở thành chính đảng đầu tiên kể từ năm 1984 giành được đa số ghế và có thể cầm quyền mà không cần sự ủng hộ từ các chính đảng khác.{{sfn|DNA|2014}}