Khác biệt giữa bản sửa đổi của “George Harrison”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thêm liên kết
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 45:
Năm 1960, [[Allan Williams]] sắp xếp cho nhóm – lúc đó đã trở thành [[The Beatles]] – đi trình diễn tại hộp đêm Kaiserkeller của Bruno Koschmider ở [[Hamburg]]{{sfn|Miles|1997|pp=57–58}}. Những bài học về âm nhạc của Harrison có được chính từ những buổi diễn dài hơi cùng [[The Beatles]], ngoài ra còn qua [[Tony Sheridan]] khi họ thường chơi nền phía sau; và đó chính là nguồn gốc của các chơi đàn đặc trưng và tính cách ít nói của ông, khiến ông có biệt danh "Beatle trầm lặng"<ref>{{harvnb|Leng|2006|pp=2–6}}; {{chú thích báo |url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/entertainment/1432634.stm |title=George Harrison: The quiet Beatle |publisher=BBC News |accessdate=ngày 1 tháng 1 năm 2013 |date=ngày 30 tháng 11 năm 2001}}.</ref>. Chuyến đi đầu tiên của ban nhạc ở Hamburg phải kết thúc sớm hơn dự tính khi Harrison bị trục xuất do còn quá nhỏ tuổi để được xuất hiện tại các [[Câu lạc bộ giải trí|hộp đêm]]{{sfn|Miles|2001|p=27}}. Khi [[Brian Epstein]] tiếp quản nhóm vào tháng 12 năm 1961, ông liền tiến hành quảng bá ban nhạc và cuối cùng tìm được cho họ hợp đồng thu âm với hãng [[EMI]]<ref>{{harvnb|Babiuk|2002|p=59}}; {{harvnb|Miles|1997|pp=84–88}}.</ref>. Đĩa đơn đầu tay của nhóm "[[Love Me Do]]" chỉ có được vị trí thứ 7 tại ''Record Retailer'', song khi album đầu tay của họ ''[[Please Please Me]]'' được phát hành vào đầu năm 1963, thời kỳ [[Beatlemania]] chính thức bắt đầu<ref>{{harvnb|Greene|2006|p=34}}; {{harvnb|Lewisohn|1992|pp=59–60}}.</ref>. Trong album thứ hai của nhóm ''[[With the Beatles]]'' (1963), Harrison đã có sáng tác tự viết đầu tiên với ca khúc "[[Don't Bother Me]]"{{sfn|Everett|2001|p=193}}.
 
Với ''[[Rubber Soul]]'' (1965), Harrison đã mang âm hưởng của [[folk rock]] từ [[The Byrds]] và [[Bob Dylan]] vào các sáng tác của The Beatles, đặc biệt là việc ông sử dụng nhạc cụ Ấn Độ là chiếc [[sitar]] trong ca khúc "[[Norwegian Wood (This Bird Has Flown)]]"<ref>{{harvnb|Unterberger|2002|pp=180–181}}; {{harvnb|Leng|2006|p=19}}; {{harvnb|Everett|2001|pp=313–315}}.</ref>{{#tag:ref|Trong ''Rubber Soul'', Harrison còn sáng tác 2 ca khúc là "[[If I Needed Someone]]" và "[[Think for Yourself]]"{{sfn|Womack|2007|pp=124–125}}.|group="gc"}}. Sau này, ông có nói ''[[Rubber Soul]]'' là "album [của [[The Beatles]]] mà tôi yêu thích nhất"{{sfn|The Beatles|2000|p=194}}. Album tiếp theo của họ, ''[[Revolver]]'' (1966), có tận 3 sáng tác của ông là "[[Taxman]]", "[[Love You To]]" và "[[I Want to Tell You]]"<ref>{{harvnb|Leng|2006|p=19}}; {{harvnb|Schaffner|1980|pp=75–78}}.</ref>. Việc chơi chiếc [[tanpura]] trong ca khúc "[[Tomorrow Never Knows]]" của [[John Lennon|Lennon]] là một minh chứng cho sự tìm tòi các nhạc cụ phương Đông của ban nhạc{{sfn|Everett|1999|pp=35–36}}. Chiếc [[tabla]] mà The Beatles sử dụng trong "[[Love You To]]" có lẽ chính là chiếc chìa khóa đầu tiên giúp họ khai phá âm nhạc Ấn Độ{{sfn|Everett|1999|pp=40–42}}. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc David Reck, bài hát đó đã tiên phong trong âm nhạc quần chúng một thứ hình mẫu kinh điển của âm nhạc châu Á được trình bày bởi các nghệ sĩ phương Đông một cách đầy tôn trọng và không một chút châm biếm<ref>{{harvnb|Leng|2006|p=22}}: (nguồn phụ); {{chú thích tạp chí |last=Reck |first=D. B. |title=Beatles Orientalis: Influences from Asia in a Popular Song Form|work=Asian Music |volume=XVI |year=1985 |pages=83–150}}: (nguồn chính).</ref>. Harrison cũng là người đi đầu trong việc mang những nhạc cụ không-phương-Tây khác tới ban nhạc, điển hình là chiếc [[swarmandal]] trong "[[Strawberry Fields Forever]]"{{sfn|Winn|2009|p=74}}.
 
[[Tập tin:Don Grierson with George Harrison Golden Apple Award.jpeg|200px|nhỏ|phải|George Harrison (trái) traonhận giải thưởng ''Golden Apple Award'' cho Don Grierson ngày 31 tháng 10 năm 1968]]
Tới cuối năm [[1966]], những quan tâm của Harrison đã đưa [[The Beatles]] đi xa hơn, minh chứng bằng việc họ đã đưa rất nhiều [[guru]] cùng các thiền sư lên bìa album huyền thoại ''[[Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band]]''{{sfn|Tillery|2011|pp=59–60}}{{#tag:ref|Những guru xuất hiện trên bìa của ''Sgt. Pepper'' theo yêu cầu của Harrison bao gồm [[Mahavatar Babaji]], [[Lahiri Mahasaya]], [[Sri Yukteswar]] và [[Paramahansa Yogananda]]{{sfn|Tillery|2011|p=81}}. Họ đều thuộc Self-Realization Fellowship (SRF) – một tổ chức truyền giáo toàn cầu được thành lập bởi Yogananda vào năm 1920<ref>{{chú thích web |url=http://www.yogananda-srf.org/About_Self-Realization_Fellowship.aspx |title=About Self-Realization Fellowship |accessdate= |format= |work=}}</ref>, sau đó trở thành phi lợi nhuận vào năm 1935<ref>[[s:SRF Articles of Incorporation 1935|Articles of Incorporation]]</ref>.|group="gc"}}. Trong album này, ông đã một mình đảm trách sáng tác và trình bày ca khúc mang âm hưởng [[Ấn Độ]] "[[Within You Without You]]"<ref>{{harvnb|Everett|1999|pp=111–112}}; {{harvnb|Leng|2006|pp=29–30}}.</ref>. Ông đã chơi sitar và tambura, trong khi phần bè với [[esraj]], swarmandal và tabla được chơi bởi các nghệ sĩ từ Trung tâm Âm nhạc châu Á của thành phố [[Luân Đôn|London]]{{sfn|Lavezzoli|2006|pp=178–179}}{{#tag:ref|Những ví dụ khác về việc Harrison sử dụng nhạc cụ Ấn Độ trong các tác phẩm của The Beatles có thể kể tới việc chơi tambura trong ca khúc "[[Getting Better]]" (1967) của McCartney và "[[Lucy in the Sky with Diamonds]]" (1967) của Lennon, ngoài ra là sitar và tambura trong ca khúc "[[Across the Universe]]" (1968) cũng của Lennon.{{sfn|Everett|1999|pp=103–106, 156–158}}|group="gc"|}}. Tới năm [[1968]], ca khúc "[[The Inner Light]]" mà ông viết được thu ở phòng thu của EMI tại [[Mumbai|Bombay]] đã được chơi cùng vô số nhạc cụ Ấn Độ{{sfn|Tillery|2011|p=63}}: đây cũng là ca khúc đầu tiên của Harrison trở thành đĩa đơn cho [[The Beatles]] khi nằm ở mặt B của ca khúc "[[Lady Madonna]]"{{sfn|Tillery|2011|p=63}}. Lấy cảm hứng từ [[Đạo đức kinh]], ca khúc này đề cập nhiều tới [[Ấn Độ giáo]] và thiền học, ngoài ra còn mang nhiều tính Karnatak hơn chứ không theo kiểu Hindustani như trong các sáng tác trước đó của ông cùng thể loại này<ref>{{harvnb|Harrison|2002|p=118}}; {{harvnb|Lavezzoli|2006|p=183}}; {{harvnb|Tillery|2011|p=87}}.</ref>.
 
[[Bob Dylan]] cùng [[The Band]] cũng có nhiều ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp của Harrison trong [[The Beatles]]{{sfn|Leng|2006|p=52}}. Ông thiết lập một tình bạn lớn với Dylan, tự tìm thấy mình trong những công việc chung về âm nhạc cùng The Band và hơn hết được tôn trọng như một thành viên trong nhóm chứ không như với [[The Beatles]] khi mà [[John Lennon|Lennon]] và [[Paul McCartney|McCartney]] chiếm hầu hết những sáng tác và hoạt động của ban nhạc. Điều đó góp phần dẫn tới tính đối đầu trong các sáng tác của Harrison và làm ngày một lớn lên mong muốn trong ông là được rời khỏi nhóm{{sfn|Leng|2006|pp=39–52}}. Trong quãng thời gian thu âm ''[[The Beatles (album)|Album trắng]]'', sự căng thẳng gia tăng, và tay trống [[Ringo Starr]] đã bỏ nhóm một thời gian{{sfn|Lewisohn|1992|pp=295–296}}. Với album này, Harrison đã đóng góp ca khúc nổi tiếng "[[While My Guitar Gently Weeps]]" (với [[Eric Clapton]] chơi lead), ngoài ra còn có "[[Piggies]]", "[[Long, Long, Long]]" và "[[Savoy Truffle]]"<ref>{{harvnb|Everett|1999|pp=200–202}}: "While My Guitar Gently Weeps"; {{harvnb|Harry|2003|p=254}}: "Long, Long, Long"; {{harvnb|Harry|2003|p=329}}: "Savoy Truffle"; {{harvnb|Greene|2006|p=110}}: "Piggies".</ref>. Những căng thẳng và đối đầu trong quá trình quay phim và thu âm tại trường quay của hãng Twickenham vào [[Tháng một|tháng 1]] năm [[1969]] sau này được thâu và chỉnh sửa thành bộ phim ''[[Let It Be (phim)|Let It Be]]''{{sfn|Leng|2006|pp=39–52}}. Chán nản vì điều kiện làm việc nghèo nàn và thiếu nhiệt tình, cùng với đó là những lời chê bai mà [[John Lennon|Lennon]] cũng từng phải nhận lấy khi tham gia với [[The Beatles]] và nhất là thái độ trịch thượng từ [[Paul McCartney|McCartney]], Harrison tuyên bố rời nhóm vào ngày 10 tháng 1, song cuối cùng đồng ý quay trở lại chỉ đúng 20 ngày sau{{sfn|Doggett|2009|pp=60–63}}.
 
{{Listen|pos=right|filename=Norwegian Wood (This Bird Has Flown).ogg|title="Norwegian Wood" (1965)|description=Tiếng sitar của Harrison trong ca khúc "[[Norwegian Wood (This Bird Has Flown)]]" là lần đầu tiên một ca khúc nhạc rock phương Tây sử dụng nhạc cụ phương Đông|format=ogg|filename2=While My Guitar Gently Weeps.ogg|title2="While My Guitar Gently Weeps" (1968)|description2=Không hài lòng với phần chơi lead của mình, Harrison đã mời tay guitar trẻ và người bạn thân thiết sau này [[Eric Clapton]] tới hoàn thiện phần chơi guitar trong ca khúc "[[While My Guitar Gently Weeps]]"|format2=[[Ogg]]|filename3=Here Comes the Sun.ogg|title3="Here Comes the Sun" (1969)|description3= Harrison đã viết nên "[[Here Comes the Sun]]" tại vườn nhà Clapton sau những tranh cãi tại phòng thu với The Beatles|format3=[[Ogg]]}}
Mối quan hệ giữa các thành viên vẫn tiếp tục gặp nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện album cuối cùng của họ, ''[[Abbey Road]]''{{sfn|Miles|2001|p=354}}. Ấn bản LP này có 2 ca khúc được hâm mộ nhất của Harrison là "[[Here Comes the Sun]]" và "[[Something]]", trong đó "Something" trở thành đĩa đơn mặt A duy nhất của ông cho ban nhạc, cũng là đĩa đơn đầu tiên của The Beatles đạt vị trí quán quân mà không do [[Lennon-McCartney]] sáng tác<ref>{{harvnb|Gould|2007|p=576}}; {{harvnb|Bronson|1992|p=262}}.</ref>. Năm 1969, [[Frank Sinatra]] hát lại ca khúc này và gọi nó là ''"ca khúc hay nhất của 50 năm trở lại đây"''{{sfn|Fricke|2002|p=178}}. [[Lennon]] đánh giá đây là bài hát hay nhất trong ''[[Abbey Road]]'', và thực tế nó đã trở thành ca khúc được hát lại nhiều nhất của [[The Beatles]] chỉ sau "[[Yesterday]]"<ref>{{harvnb|Spignesi|Lewis|2009|p=97}}: "Something" là ca khúc của The Beatles được hát lại nhiều nhất chỉ sau "Yesterday"; {{harvnb|Gilmore|2002|p=39}}: Lennon coi "Something" là ca khúc xuất sắc nhất của ''Abbey Road''.</ref>. Nhà nghiên cứu Peter Lavezzoli viết: ''"Harrison cuối cùng đã đạt tới trình độ của một người viết nhạc thuần thục... với 2 đóng góp kinh điển trong bản LP cuối cùng của The Beatles."''{{sfn|Lavezzoli|2006|p=185}}
 
[[Tháng tư|Tháng 4]] năm [[1970]], khi ca khúc "[[For You Blue]]" của Harrison được phát hành nằm trong mặt B của đĩa đơn "[[The Long and Winding Road]]" của The Beatles (do [[Paul McCartney|McCartney]] sáng tác), ông đã có trong tay đĩa đơn quán quân thứ 2 trong sự nghiệp{{sfn|Bronson|1992|p=275}}. Sự trưởng thành trông thấy của Harrison trong vai trò sáng tác cũng như sự khiên cưỡng của [[The Beatles]] trong việc đưa các bài hát của ông vào album của họ rốt cuộc đã giúp ông nắm giữ trong tay một lượng lớn các sáng tác chưa phát hành rất có ích cho sự nghiệp solo sau này{{sfn|Howard|2004|pp=36–37}}. Cho dù việc sáng tác của Harrison ngày một trở nên xuất sắc thì trong mỗi album của nhóm cũng chỉ có một vài ca khúc của ông, và chính điều này đã thúc đẩy việc [[The Beatles tan rã|tan rã]] của ban nhạc{{sfn|George-Warren|2001|p=413}}. Ngày [[4 tháng 1]] năm [[1970]], Harrison có buổi thu âm cuối cùng cùng [[The Beatles]] khi hoàn thiện ca khúc "[[I Me Mine]]" cùng [[Ringo Starr|Starr]] và [[Paul McCartney|McCartney]]{{sfn|Lewisohn|1988|p=195}}.