Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bách khoa toàn thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Dòng 1:
== Những công trình bách khoa toàn thư đầu tiên ==
Ý tưởng tập hợp mọi kiến thức của thế giới vào trong tầm tay tại một nơi nhất định có từ thời [[Thư viện Alexandria]] và [[Pergamon]] cổ đại. Nhiều tác giả thời cổ đại (như [[Aristoteles|Aristotle]]) đã cố gắng tập hợp lại toàn bộ kiến thức của nhân loại. Một trong những soạn giả bách khoa thư cổ đáng chú ý nhất là [[Pliny già]] (thế kỷ thứ nhất Công nguyên) đã viết bộ ''[[Naturalis historia]]'' (Lịch sử tự nhiên), gồm 37 tập về thế giới tự nhiên và trở nên cực kỳ phổ biến ở [[Tây Âu]] trong suốt thời kỳ [[Trung Cổ|Trung cổ]].
 
[[Hoàng đế Trung Quốc]] [[Minh Thành Tổ|Thành Tổ]] [[nhà Minh]] đã trực tiếp trông coi việc biên soạn bộ [[Vĩnh Lạc đại điển]] (永樂大典), là một trong những bộ bách khoa thư lớn nhất trong lịch sử, được hoàn thành vào năm [[1408]] và bao gồm hơn 11.000 tập viết tay, trong số đó chỉ có 400 tập còn tồn tại đến ngày nay.
 
Trong triều đại tiếp theo, hoàng đế [[Người Hoa|Trung Quốc]] [[Càn Long]] [[nhà Thanh]] đã sáng tác 40.000 bài thơ rồi đưa vào trong một thư viện 4 khu với 4,7 triệu trang viết cùng với hàng ngàn bài luận. Bộ [[Tứ khố toàn thư]] (四庫全書) có thể sánh với bách khoa thư kiểu phương Tây.
 
[[Triết học Hồi giáo thời kỳ đầu|Việc biên soạn kiến thức Hồi giáo thời kỳ đầu]] vào thời Trung cổ đã tạo ra nhiều công trình toàn diện, và có một số đóng góp mà ngày nay chúng ta gọi là [[phương pháp khoa học]], [[phương pháp lịch sử]] và [[phương pháp trích dẫn]]. Những công trình đáng kể bao gồm bách khoa thư khoa học của [[Razi|Abu Bakr al-Razi]], bộ [[Mutazilite]] gồm 270 quyển rất phong phú về nội dung của [[Al-Kindi]], và bách khoa thư y học của [[Ibn Sina]] là một công trình tham khảo có giá trị hàng thế kỷ. Cũng phải kể tới các tác phẩm về lịch sử vạn vật (hay còn gọi là xã hội học) của [[Asharite]]s, [[al-Tabri]], [[al-Masudi]], [[Ibn Rustah]], [[al-Athir]] và [[Ibn Khaldun]], trong đó bộ [[Muqadimmah]] đề cao nguyên tắc mà ngày nay hoàn toàn tiếp tục được áp dụng, đó là phải luôn luôn thận trọng kiểm chứng mọi kết luận trong các bài viết. Những học giả này có một ảnh hưởng đáng kể đối với các phương pháp nghiên cứu và biên soạn, một phần do thông lệ [[isnad]] của Hồi giáo nhấn mạnh sự trung thực so với bài viết gốc, cũng như việc kiểm chứng nguồn tham khảo, và việc luôn đặt lại vấn đề khi nghiên cứu.
 
== Bách khoa thư hiện đại ==
[[Tập tin:Ad Encyclopaedia-Britannica 05-1913.jpg|nhỏ|trái|300px|Quảng cáo năm 1913 của [[Encyclopædia Britannica]].]]