Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bách khoa toàn thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Dòng 1:
== Bách khoa thư hiện đại ==
[[Tập tin:Ad Encyclopaedia-Britannica 05-1913.jpg|nhỏ|trái|300px|Quảng cáo năm 1913 của [[Encyclopædia Britannica]].]]
 
Ý tưởng hiện đại về việc xây dựng các bộ bách khoa thư dưới dạng in, đa dụng và phân phối rộng rãi xuất hiện ngay trước thời [[Denis Diderot]] và các [[soạn giả bách khoa thư]] [[thế kỷ thứ 18]].
 
Mặc dù [[John Harris]] được coi là người đã định khổ sách mà ngày nay đã trở nên phổ biến cho bách khoa thư từ năm [[1704]] với bộ ''[[Lexicon technicum]]'', thực tế ngay từ năm [[1646]], thầy thuốc và triết gia người Anh [[Thomas Browne]] đã đặc biệt dùng từ ''encyclopaedia'' trong lời tựa cho tác phẩm của mình là ''[[Pseudodoxia Epidemica]]'' hay ''Vulgar Errors'' (Các lỗi thông thường). Browne đã cấu trúc bách khoa thư của mình dựa trên lược đồ có tiếng một thời của thời kỳ [[Phục Hưng|Phục hưng]], lược đồ này gọi nôm na là 'nấc sáng tạo' tức là theo như kiểu leo bậc thang từ thế giới khoáng vật đến thế giới thực vật, động vật, con người, hành tinh và cuối cùng là thế giới vũ trụ. Bộ sách tập hợp những lỗi thông thường vào thời đó được Browne liệt kê đã trở thành bách khoa thư gia đình phổ biến đầu tiên ở Anh. Sự phổ biến của nó được khẳng định thông qua việc nó được tái bản ít nhất là năm lần, mỗi lần đều có sửa chữa và bổ sung, lần xuất bản cuối cùng là vào năm [[1672]]. ''Pseudodoxia Epidemica'' cũng xuất hiện trong tủ sách của nhiều học giả châu Âu trong suốt cuối [[thế kỷ 17]] và đầu [[thế kỷ 18]]. Nó được dịch sang [[tiếng Pháp]], [[tiếng Hà Lan]] và [[tiếng Đức]] cũng như [[latinh|tiếng La tinh]]. Vì vậy nó được coi là những cuốn sách hữu dụng nhất cho người đọc.
 
[[Ephraim Chambers]] xuất bản tác phẩm ''Cyclopaedia'' vào năm [[1723]]. Bản dịch tiếng Pháp của nó trở thành nguồn cảm hứng cho việc ra đời bộ ''[[Encyclopédie]]'', có lẽ là bách khoa thư sớm đạt được thành công nhất, do [[Jean le Rond d'Alembert]] và [[Denis Diderot]] biên soạn và hoàn thành vào năm [[1772]] bao gồm 28 tập, 71.818 đề mục, 2.885 hình minh họa. Bộ ''[[Encyclopædia Britannica]]'' nổi tiếng xuất hiện một cách khiêm tốn lúc ban đầu ở [[Scotland]]: từ năm [[1768]] đến [[1797]] chỉ có ba ấn bản.
 
Những năm đầu của [[thế kỷ 19]] chứng kiến sự thăng hoa của các bách khoa thư xuất bản ở [[Anh]], [[châu Âu]] và [[Hoa Kỳ|Mỹ]]. Ở Anh bộ ''[[Rees's Cyclopaedia]]'' ([[1802]]–[[1819]]) chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ về những cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp thời kỳ đó. Điểm nổi bật của những ấn bản này là những hình minh họa chất lượng cao do những nhà chạm khắc như [[Wilson Lowry]] tạo ra, và các hình nghệ thuật do những chuyên gia như [[John Farey, Jr.]] phác họa. Nhiều bộ bách khoa thư xuất bản ở [[Scotland]], là kết quả của thời kỳ [[Khai sáng Scotland]], do nền giáo dục ở đây có chất lượng trung bình cao hơn hẳn những vùng còn lại ở Anh.
 
''Encyclopædia Britannica'' xuất hiện dưới nhiều ấn bản xuyên suốt thế kỷ, cùng với sự phát triển của [[giáo dục đại chúng]] và các học viện [[Mechanics Institutes]] ở Anh, [[Hiệp hội phổ biến kiến thức hữu dụng]] tiên phong cho ra đời các ''[[Penny Cyclopaedia]]'' (Bách khoa ba xu), tên này có nghĩa là các số được phát hành hằng tuần và với giá rẻ như [[báo chí]] thông thường.
 
Vào [[thế kỷ 20|thế kỷ thứ 20]], ''Encyclopædia Britannica'' đạt đến lần tái bản thứ mười lăm, và những bách khoa thư giá rẻ như ''[[Bách khoa thư Harmsworth]]'' và ''[[Everyman's Encyclopaedia]]'' (Bách khoa thư cho mọi người) trở nên phổ biến.
 
Gần đây có nhiều bách khoa toàn thư cũng được xuất bản [[trực tuyến và ngoại tuyến|trực tuyến]], [[Wikipedia]] là một ví dụ.
 
Bách khoa thư truyền thống thường được soạn bởi các [[soạn giả]] có [[trình độ hàn lâm]]. Tuy nhiên với [[Wikipedia]] thì lại khác, dự án này bắt đầu từ năm [[2001]] với mục đích là tạo ra một bách khoa thư mở đối với tất cả mọi người. Bất kỳ ai cũng đều có thể sửa chữa, bổ sung [[văn bản]], [[hình ảnh]] và [[âm thanh]] trên đó. Nội dung của nó tuân theo giấy phép [[bản quyền công cộng]] (''copyleft'') tự do ([[Giấy phép Tài liệu Tự do GNU|GFDL]]). Đến năm [[2004]] dự án đã có tổng cộng hơn một triệu [[mục từ]] với hơn 80 [[ngôn ngữ]] khác nhau.
 
== Việc biên soạn bách khoa thư ==