Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiếu Từ Cao Hoàng hậu (Thanh Thái Tổ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28:
Việc Mạnh Cổ Triết Triết sinh thời có được phong Đại phi (大妃) hay Đại Phúc tấn không vẫn đang được các sử gia tranh luận, vì xét trình tự thời gian, bà qua đời sớm hơn Kế phi [[Phú Sát Cổn Đại]] những 17 năm. Kế phi mắc tội nên bị phế và ban chết năm Thiên Mệnh thứ 5 ([[1620]]), vào năm Mạnh Cổ Triết Triết qua đời, Phú Sát Cổn Đại vẫn chưa bị phế nên về lý, Mạnh Cổ Triết Triết không thể là Đại phi. Tuy nhiên, căn cứ vào việc Phú Sát Cổn Đại được an táng tại thành [[Hách Đồ A Lạp]], có thuyết cho rằng bà đã mất vào trước năm Thiên Mệnh thứ 4 ([[1619]]), khi đó Hậu Kim vẫn đang định đô tại đây<ref>{{chú thích web |url=http://www.guoxue.com/?p=1542 |title=天命五年后金国的大福晋|accessdate = ngày 22 tháng 6 năm 2017 |author=作者:徐文明 |date = ngày 2 tháng 12 năm 2002 |work= |publisher=国学网,原刊《甘肃民族研究》2000年第4期|language=Zh-hans }}</ref>.
 
Ngoài ra, có một điểm cần lưu ý là ở xã hội [[Mãn Châu]] trước khi nhập quan, quý tộc thừa hành chế độ ['''Một chồng, nhiều vợ, nhiều thiếp'''], một lúc có thể có hơn 1 Chínhchính thất và tất cả đều xưng là Phúc tấn. Trong chế độ này, giữa các Phúc tấn với nhau không phân biệt Đích-thứ rõ rệt, nếu cùng là Phúc tấn (có cưới gả đàng hoàng) thì được xem như nhau, con cái sinh ra cũng đều có quyền thừa kế. Nhân tư liệu lịch sử khuyết thiếu, giới giáo dục Trung Quốc hay đem chuyện Đích-thứ thuần Trung Nguyên mà lý giải địa vị các Phúc tấn thời trước Thanh, dẫn đến nhiều nhầm lẫn. Hơn nữa, thời điểm bà qua đời thì Nỗ Nhĩ Cáp Xích vẫn chưa xưng Đại hãn. Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích lên ngôi Đại hãn, lập nên [[Hậu Kim]], chính thê của Đại hãn được gọi là '''Đại Phúc tấn''' (大福晋), còn lại xưng là '''Trắc Phúc tấn''' (侧福晋) và '''Thứ Phúc tấn''' (庶福晋), lúc này Đích-thứ khác biệt mới hình thành.
 
Sách [[Mãn Châu thực lục]] (满洲实录) hoàn thiện thời Hoàng Thái Cực, ghi lại Mạnh Cổ Triết Triết có danh xưng [Dulimbai amba fujin], tức '''Trung thất Đại Phúc tấn''' (中室大福晋). Còn sách [[Thanh sử cảo]] viết: "''sau khi Mạnh Cổ Triết Triết qua đời, [[Ô Lạt Na Lạp A Ba Hợi]] được lập làm Đại Phúc tấn thay thế, còn gọi là '''Đại phi''' (大妃)''"<ref>《清史稿·列传一·后妃》继妃,富察氏......天命五年,妃得罪,死。子二......大妃,纳喇氏,乌喇贝勒满泰女。岁辛丑,归太祖,年十二。孝慈皇后崩,立为大妃。天命十一年七月,太祖有疾,浴於汤泉。八月,疾大渐,乘舟自太子河还,召大妃出迎,入浑河。庚戌,舟次叆鸡堡,上崩。辛亥,大妃殉焉,年三十七。同殉者,二庶妃。妃子三:阿济格、多尔衮、多铎。顺治初,多尔衮摄政,七年,上谥孝烈恭敏献哲仁和赞天俪圣武皇后,祔太庙。八年,多尔衮得罪,罢谥,出庙。</ref><ref>《爱新觉罗宗谱·星源集庆》大妃乌喇纳喇氏.满泰贝勒之女.庚寅年生.辛丑年来归.癸卯年立为大妃.天命十一年丙寅八月十一日.太祖遗命以殉.十二日甍.年三十七岁.顺治七年八月.追谥孝烈武皇后.升附太庙......</ref>. Như vậy có thể thấy rõ, vị thế Mạnh Cổ Triết Triết chính là Đại Phúc tấn, không kém gì Cổn Đại hay A Ba Hợi.