Khác biệt giữa bản sửa đổi của “George VI của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 97:
Albert lên ngôi, lấy vương hiệu "George VI", ý muốn khẳng định sự tiếp nối với [[George V của Anh|vua cha]] và khôi phục lòng tin của dân vào vương triều.<ref>Howarth, p. 66; Judd, p. 141</ref> Buổi đầu George VI làm vua, ông phải đương đầu với nhiều câu hỏi xoay quanh việc đặt tước hiệu, danh hiệu, và địa vị mới cho vua trước. Tháng 12 năm 1936, khi tuyên bố thoái vị qua đài phát thanh, Edward đã được giới thiệu là "Vương tử Điện hạ Edward".<ref>Judd, p. 144; Sinclair, p. 224</ref> Nhưng George VI thấy nên tước bỏ quyền sở hữu các tước hiệu, danh hiệu hoàng gia của Edward, kể cả cách xưng hô "Điện hạ".<ref>Howarth, p. 143</ref> Cuối cùng George quyết định giáng Edward xuống làm "[[Công tước Windsor]]", vẫn xưng Điện hạ, nhưng vợ con, hậu duệ đều không được phép giữ danh hiệu hoàng gia. Đây cũng là việc làm đầu tiên của George trên ngôi vị Quốc vương. Sau đó, George mua [[lâu đài Balmoral]] và [[tòa nhà Sandringham]] từ tay Edward, vì đây là tài sản riêng của vua trước và không thể được tự động chuyển nhượng cho George.<ref>Ziegler, p. 326</ref> Ba ngày sau khi nhận nhường ngôi, nhân ngày sinh nhật thứ 41 của mình, tân vương trao tặng vương hậu Elizabeth [[Huân chương Hiệp sĩ Garter]].<ref>Bradford, p. 223</ref>
 
Lễ đăng quang của George VI được cử hành tại tu viện Westminster ngày 12 tháng 5 năm 1937 &ndash; cũng chính ngày này từng được dự kiến là ngày đăng quang của Edward VIII. Vương mẫu hậu Mary không theo cổ tục, thân hành đi dự lễ để động viên con trai.<ref>Bradford, p. 214</ref> Từ thời Nữ vương Victoria, các vua Anh còn kiêm làm Hoàng đế Ấn Độ; cha của George VI là George V từng có lễ đăng quang riêng tại [[Delhi]]; nhưng George VI không làm theo, vì sợ một nghi lễ tốn kém như vậy sẽ gây gánh nặng cho [[Ấn Độ thuộc Anh|chính phủ Ấn Độ]].<ref>Vickers, p. 175</ref> Thêm vào đó, phong trào độc lập Ấn Độ lúc này đã bùng phát rất mạnh mẽ, nên hoàng gia rất có thể sẽ không nhận được sự đón chào nồng nhiệt trên vùng đất [[Nam Á]] này.<ref>Bradford, p. 209</ref> George VI có hai chuyến đi tới [[Pháp]] và [[Bắc Mỹ]], cả hai nơi này đều hứa hẹn những lợi ích lớn cho Anh Quốc nếu Âu chiến lại nổ ra.<ref>Bradford, pp. 269, 281</ref>
 
Thời kỳ đầu làm vua của George VI đánh dấu sự gia tăng nguy cơ chiến tranh bùng nổ tại châu Âu. Nhà vua có nghĩa vụ theo hiến pháp phải hỗ trợ chính sách thỏa hiệp, xoa dịu [[Đức Quốc xã]] của thủ tướng [[Neville Chamberlain]].<ref name="matthew"/><ref>Sinclair, p. 230</ref> Tuy nhiên, khi Chamberlain trở về Anh sau [[hiệp ước München]] năm 1938, nhà vua và vương hậu đã mời Chamberlain cùng hiện diện trên ban công [[điện Buckingham]]. Việc nhà vua, vương hậu cùng 1 chính trị gia xuất hiện trước công chúng là một sự kiện "vô tiền khoáng hậu" vì trước kia chỉ có hoàng gia được quyền đứng trên ban công điện Buckingham.<ref name="matthew" /> Chính sách của Chamberlain thỏa hiệp với Đức được công chúng ủng hộ khá rộng rãi, nhưng bị một số thành viên [[Viện Thứ dân Anh|Viện Thứ dân]] chống đối mạnh mẽ. Sử gia [[John Grigg (nhà văn)|John Grigg]] đã phê phán việc George cộng tác với Chamberlain là "hành vi đi ngược hiến pháp nhất của một quốc quân Anh thế kỷ này".<ref>[[Christopher Hitchens|Hitchens, Christopher]] (1 April 2002), [https://www.theguardian.com/uk/2002/apr/01/queenmother.monarchy9 "Mourning will be brief"], ''The Guardian'', retrieved 1 May 2009</ref>