Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Quang Bí”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
==Tiểu sử==
Lê Quang Bí sinh năm 1506, hiệu là Hối Trai, là con của Trạng nguyên [[Lê Nại]], cháu bốn đời của Lê Cảnh Tuân.
 
Lê Quang Bí sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 27 tuổi, Lê Nại đã đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ - đệ nhất danh Trạng nguyên trong khoa thi lấy đỗ 55 tiến sĩ ở khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời [[Lê Uy Mục]]. Lê Nại thi cả năm trường đều đỗ thủ khoa, sau làm đến chức Hữu thị lang bộ Hộ. Khi Lê Nại mất còn được truy tặng tước Đạo Trạch Bá.
Dòng 24:
Năm 1563, quan quân [[Lưỡng Quảng]] nhà Minh mới sai người đưa Lê Quang Bí tới [[Bắc Kinh]] triều kiến vua Minh. Nhân dịp vua mới là Mạc Mậu Hợp cũng sai hầu mệnh gửi cho ông 25 lạng bạc để thưởng lạo. Khi Lê Quang Bí tới [[Bắc Kinh]], lại bị lưu ở sứ quán thêm vài năm nữa. Viên Đại học sĩ triều Minh là Lý Xuân Phương thương Quang Bí ở trong nước nhà Minh đã 18 năm.
 
Năm 1566, vua mới nhà Minh là Mục Tông mới cho ông trở về nước. Người Minh ví ông như [[Tô Vũ]] đi sứ đến lúc bạc đều mới được trở về<ref>Tô Vũ phụng mệnh nhà Hán đi sứ Hung Nô, cũng bị Hung Nô giữ lại 19 năm, sai đi chăn dê. Mãi sau khi nhà Hán cho Vương Chiêu Quân sang làm vợ vua Hung Nô (''[[Chiêu Quân]] cống Hồ''), Tô Vũ mới được trở về Hán. Tấm gương trung thành với nhà Hán của Tô Vũ rất nổi tiếng trong lịch sử</ref>
 
Trong suốt 18 năm đi sứ bị giam giữ, Lê Quang Bí vẫn luôn giữ gìn phẩm hạnh và kỷ cương phép nước, không làm ô danh cho tổ quốc mình.
 
Năm Bính Dần, niên hiệu Sùng Khang thứ nhất (1566) đời Mạc Hậu Hợp, ông trở về nước. Ngày 25 tháng Giêng năm ấy, nhà Mạc sai Lại Bộ thượng thư kiêm Đông Các đại học sĩ Kế Khê bá [[Giáp Hải]], và Đông các hiệu thư Phạm Duy Quyết, lên tận đầu địa giới [[Lạng Sơn]] để đón sứ thần Lê Quang Bí. Lúc được cử đi sứ, Lê Quang Bí mới 41 tuổi, tóc còn xanh mà lúc trở về nước , ông vừa tròn 60 tuổi, đầu tóc đã bạc trắng.
 
Về đến tổ quốc, Lê Quang Bí được Mạc Hậu Hợp phong cho chức thượng thư, lại phong cho tước Tô quận công, ví ông với vị trung thần [[nhà Hán]] là Tô Vũ.
 
==Tập thơ ''Tô công phụng sứ''==
Tương truyền trong thời gian bị giữ lại ở Nam Ninh, Lê Quang Bí còn sáng tác tập thơ “Tô Công Phụng sứ”, gồm 24 bài [[Đường luật]], thuật lại chuyện Tô Vũ đời nhà Hán đi sứ sang [[Hung Nô]], để gửi gắm tâm sự của mình.
 
Dòng 58:
:Tấc niềm bộc bạch hàng thư lụa,
:Phó mặc bên trời chiếc nhạn bay.
 
==Chú thích==
<references />
 
==Tham khảo==
Hàng 70 ⟶ 73:
[[Thể loại: Quan nhà Mạc]]
[[Thể loại: Người Hải Dương]]
[[Thể loại: Người Thanh Hóa]]
[[Thể loại: Nhà ngoại giao Việt Nam]]
[[Thể loại: Sinh 1506]]