Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Tiên Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 229:
[[Ninh Bình]] hiện còn ít nhất 23 di tích thờ Đinh Tiên Hoàng,<ref>Xem cuốn Cố đô Hoa Lư Nhà xuất bản VHDT, Nguyễn Đăng Trò trang 124</ref><ref>[http://www.vietdulieu.com/web/guest/the-thao/view?assetpublish=96265&entries=tin%20the%20thao Những di tích đền thờ Đinh Tiên Hoàng]</ref> và nhiều nơi phối thờ Vua với các vị thần khác. Các đền thờ Vua đều nằm ở phía bắc tỉnh [[Ninh Bình]] (trong khi các đền thờ [[Lê Đại Hành]] lại nằm ở nửa phía nam của tỉnh này). Các đền, đình tiêu biểu như: [[đền Vua Đinh Tiên Hoàng]], đình Yên Trạch, đình Yên Thành, Phủ Đại ở khu di tích [[cố đô Hoa Lư]], xã Trường Yên; đình Trung Trữ xã [[Ninh Giang, Hoa Lư]]; Núi Kỳ Lân và [[đền thờ Đinh Bộ Lĩnh]] ở xã Gia Phương; đình Viến và đền thung Lau ở [[động Hoa Lư]]; đình Kính Chúc và đình Thượng Kính Chúc, xã Gia Phú, huyện [[Gia Viễn]]; di tích Đàn Tế Trời ở đồi Thờ, xã Quỳnh Lưu; đền Vua Đinh ở thôn Lão Cầu, xã Văn Phú; các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba ở xã Gia Thủy và các đình thôn Lược, đền Bóng, đình Ngọc Mỹ thôn Me, đình Vua làng Xát, đền làng Đông Thịnh ở xã Sơn Lai huyện [[Nho Quan]].
 
[[Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định]] gồm có [[Đền Vua Đinh (Yên Thắng)|đền vua Đinh ở xã Yên Thắng]],; đình Viết ở xã Yên Chính; đình Thượng Đồng, đền Thượng Thôn, đình Cát Lũy, đình Tân Cầu ở xã Yên Tiến, đình Đằng Động ở xã Yên Hồng [[Ý Yên]]; đình Bườn xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc; đình làng việt cổ Bách Cốc, [[Vụ Bản]]; đền vua Đinh ở Giao Thủy, Khu tưởng niệm Vua Đinh ở xã Xuân Kiên, Xuân Trường… [[Hà Nam]] có [[đền Lăng]] ở [[Thanh Liêm]]; đình Lạc Nhuế, đền Thượng ở xã Đồng Hóa và Miếu Trung làng Đặng Xá ở Văn Xá, [[Kim Bảng]]; đền Ung Liêm ở [[Phủ Lý]], đình Yến ở xã Thanh Hà… Hà Nội có đền Đinh Tiên Hoàng Đế ở làng Vài, xã Hợp Thanh huyện Mỹ Đức với lễ hội mở hàng năm, [[đền Bách Linh]] ở Hòa Nam, Ứng Hòa đúc tượng thờ Vua Đinh cùng bài vị thờ 99 vị thần khác hay đền thờ ở làng Cổ Điển, Tứ Hiệp, Thanh Trì…
 
Xa hơn là Đà Nẵng có đền thờ vua Đinh ở xã Hoà Khương, [[Hoà Vang]]; Quảng Nam có tượng Vua Đinh trong nhà thờ Tộc Đinh ở Hạ Nông, Điện Bàn; [[Lạng Sơn]] có [[đình Pác Mòng]] thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở thôn Quảng Trung xã Quảng Lạc, [[thành phố Lạng Sơn]];<ref>[http://www.langson.gov.vn/nguoidan/node/149 Lễ hội Lạng Sơn- Lễ hội Đình Pác Mòng]</ref> [[Thanh Hóa]] có đền Vua Đinh ở làng Quan Thành, Thọ Tân, [[Triệu Sơn]]; Bắc Kạn có đền Phja Đeng thuộc xã Cường Lợi huyện Na Rì thờ Vua Đinh. Hưng Yên có đình Phù Liệt ở xã Thắng Lợi, Văn Giang thờ Vua Đinh và ngũ vị đại vương giúp vua dẹp loạn.<ref>[http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_xahoi/_mobile_tintucxh/item/16471602.html Ðình Phù Liệt, một danh thắng lịch sử]</ref> Thái Bình có miếu Vua Đinh ở xã Song An, Vũ Thư và chùa Kỳ Bá ở thành phố Thái Bình; Vĩnh Phúc có chùa An Hòa, Vĩnh Yên với ngôi tổ đường thờ Vua Đinh Tiên Hoàng; Phú Thọ có [[đình Nông Trang]] là nơi thờ Đinh Bộ Lĩnh gắn với sự kiện hưởng ứng của dân địa phương khi vua về đây dẹp 2 sứ quân họ Kiều;<ref>[http://phutho.gov.vn/gioi-thieu/-/vcmsviewcontent/q4Mj/110/52390/le-hoi-inh-nong-trang.html;jsessionid=ACCFE1D6174694E492A0D6455C7DD2E0 Lễ hội đình Nông Trang]</ref> Người Mường [[Hòa Bình]] thờ vua Đinh ở đình Sóc Bai (hay đình Xác Bái) ở xã Yên Bồng, Lạc Thủy; [[Đăk Lăk]] có đình Cao Phong<ref>[http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=2994 Đỉnh Cao Phong với tín ngưỡng của người Mường xa xứ (Số 89/2006)]</ref> ở Hòa Thắng, [[Buôn Ma Thuột]]; Quảng Bình có nơi thờ Vua Đinh ở Đồng Hới; Thừa Thiên Huế có miếu Lịch Đại Đế vương thờ Vua Đinh cùng với các vị Vua Hồng Bàng là những vị vua khai sáng... Tượng đài anh hùng Đinh Bộ Lĩnh ở [[Thành phố Hồ Chí Minh]] được dựng ở suối Tiên và công viên Tao Đàn. Tại trung tâm [[thành phố Ninh Bình]] đã xây dựng khu [[quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế]].