Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ quy chiếu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Leminhthu297 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của HugoAWB
Thẻ: Lùi tất cả
Tl5102 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
Hệ quy chiếu trong [[cơ học cổ điển]] cũng được phân ra hai loại, hệ quy chiếu [[quán tính]] và hệ quy chiếu phi quán tính.
 
'''Hệ quy chiếu phi quán tính''' được định nghĩa là hệ quy chiếu trong đó không xuất hiện [[lực quán tính]] (Có một định nghĩa khác: '''Hệ quy chiếu quán tính''' là hệ quy chiếu mà trong đó chuyển động của hạt tự do (hạt không chịu tác động của lực nào) là chuyển động thẳng đều.). Điều này có nghĩa là mọi [[lực]] tác động lên các vật thể trong hệ quy chiếu này đều có thể quy về các [[tương tác cơ bản|lực cơ bản]]. Theo [[các định luật của Newton về chuyển động|định luật thứ nhất của Newton]] khi không bao hàm lực quán tính, một vật trong hệ quy chiếu quán tính sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hay [[chuyển động thẳng đều]] khi tổng các [[tương tác cơ bản|lực cơ bản]] tác dụng lên vật bằng không. Tương tự [[các định luật của Newton về chuyển động|định luật thứ hai của Newton]] hay các định luật cơ học khác, khi chỉ bao hàm [[tương tác cơ bản|lực cơ bản]], sẽ chỉ đúng trong hệ quy chiếu quán tính, nơi không có lực quán tính. Một định nghĩa khác, không dựa vào định nghĩa của lực quán tính, được [[Lev Landau]] đưa ra<ref name=LandauMechanics>{{cite book|last=Landau|first=L. D.|last2=Lifshitz|first2=E. M.|title=Mechanics|date=1960|publisher=Pergamon Press|pages=4–6}}</ref> là:
:''Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu mô tả [[không gian]] và [[thời gian]] một cách [[đồng nhất]], [[đẳng hướng]], và không phụ thuộc vào thời gian.''
 
'''Hệ quy chiếu phi quán tính''' là hệ quy chiếu có xuất hiện [[lực quán tính]]. Trong cơ học cổ điển, chúng là các hệ quy chiếu chuyển động có [[gia tốc]] so với hệ quy chiếu quán tính. Trong hệ quy chiếu này dạng của các [[định luật vật lý|định luật]] [[cơ học cổ điển]] chỉ chứa các lực cơ bản có thể thay đổi so với trong các hệ quy chiếu quán tính, do có thêm lực quán tính. Các định luật cơ học bao gồm cả lực quán tính sẽ không cần thay đổi.
 
Trong cơ học cổ điển, một hệ quy chiếu [[chuyển động]] không có [[gia tốc]] (thẳng đều hoặc đứng yên) so với một hệ quy chiếu quán tính khác thì cũng sẽ là hệ quy chiếu quán tính. [[Nguyên lý tương đối Galileo|Nguyên lý Galileo]] phát biểu trong cơ học cổ điển coi mọi hiện tượng cơ học đều xảy ra như nhau trong các hệ quy chiếu [[quán tính]]. Sau này [[Albert Einstein]] mở rộng tính chất này và cho rằng tất cả các quá trình [[vật lý học|vật lý]] đều xảy ra như nhau trong hệ quy chiếu [[quán tính]] ([[thuyết tương đối hẹp|lý thuyết tương đối hẹp]]) rồi rộng hơn nữa là mọi quá trình [[vật lý học|vật lý]] đều xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu ([[thuyết tương đối rộng|lý thuyết tương đối rộng]]).