Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điệu phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 14:
 
== Xuất thân cao quý ==
Sử sách không ghi năm sinh của Điệu phi, chỉ biết bà xuất thân từ gia tộc [[Bột Nhi Chỉ Cân|Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị]] (博爾濟吉特氏), thuộc bộ tộc [[Khoa Nhĩ Thấm]] của [[Mông Cổ]]. Tổ phụ của bà chính[[Trại Tang]] (宰桑), sinhthân phụ của Trác Lễ Khác Đồ Thân vương [[Ngô Khắc Thiện]] (吴克善), Cố Sơn Bối tử [[Sát Hãn]] (察罕), Hòa Thạc Đạt Nhĩ Hãn Thân vương [[Mãn Châu Tập Lễ]] (滿珠習禮), [[Mẫn Huệ Cung Hòa Nguyên phi]] và [[Hiếu Trang Văn hoàng hậu|Hiếu Trang Hoàng thái hậu]]. Thân phụ của bà chính là Mãn Châu Tập Lễ, anh trai của HoàngHiếu Trang Thái hậu, chính là thân phụ của Điệu phi.
 
Theo vai vế gia tộc, bà là cháu gọi Hoàng thái hậu là cô mẫu, là biểu muội của Thuận Trị Đế, đường muội của [[Bát Nhĩ Tế Cát Đặc phế hậu|Phế hậu Tĩnh phi]] và đường cô của [[Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu]].
 
== Đại Thanh Tần phi ==
Từ nhỏ bà được nuôi dạy trong cung, gọi là ['''Cung trung đãi niên ;''' 幼待年宫中], Hán ngữ gọi ['''Đồng dưỡng tức'''; 童養媳], mang nghĩa tương tự với ''"nàng dâu nuôi từ nhỏ"'' trong dân gian. Có thể do sống trong cung lâu năm và có quan hệ họ hàng nên Thuận Trị Đế cảm thấy thân thiết, gần gũi với bà. Đương thời, chế độ hậu cung chưa hoàn thiện, cũng có thể vì bà chưa chính thức trở thành tần phi nên chưa có phong hào chính thức, chỉ gọi là '''Thứ phi''' ( 庶妃).
 
=== Bất hạnh hoăng thệ ===
Dòng 44:
Điệu phi là người qua đời sớm nhất trong 32 hậu phi của Thuận Trị. Khi bà mất, [[Hiếu lăng]] dù đã được chọn làm nơi ['''vạn niên đại cát'''] cho hoàng đế (dưới chân núi Xương Thụy thuộc địa phận huyện Cảnh, [[Tuân Hóa]], tỉnh [[Hà Bắc]]) song vẫn còn chưa được khởi công xây dựng. Thuận Trị quyết định an táng Điệu phi bên cạnh Hoàng lăng để hi vọng tương lai có thể cùng bà bầu bạn nơi cửu tuyền. Vì vậy, ông hạ lệnh xây cho Điệu phi một tòa Phi viên tẩm, đến ngày 8 tháng 9 cùng năm thì hạ huyệt, gọi là [ Điệu phi viên tẩm]. Sau đó 2 ngày, Thuận Trị phái Nội đại thần Ba Đồ Lỗ công [[Ngao Bái]] (khi ấy đang là trọng thần của triều đình, tâm phúc của hoàng đế) đặc biệt vượt đường xa đi cúng tế Điệu phi. Những điều này cho thấy, Thuận Trị đế dành cho bà một tình cảm đặc biệt.
 
Sau này, quan quách của Hiếu Hiến Đoan Kính hoàng hậu tức Hoàng quý phi [[Đổng Ngạc phi|Đổng Ngạc thị]], (sau được truy phong Hiếu Đoan Kính Hoàng hậu), [[Trinh phi]], [[Khác phi]] cũng được đặt ở Điệu phi viên tẩm 1 thời gian. Cho đến 60 năm sau, ngày 7 tháng 4 năm Khang Hi thứ 57, kim quan của Điệu phi và ba vị nói trên được đưa đến an táng tại Hiếu Đông lăng. Bảo đỉnh của bà tọa lạc ở vị trí tôn quý nhất trong 28 vị tần phi.
 
Sau khi kim quan của Điệu phi được dời đi, Điệu phi viên tẩm khi xưa Thuận Trị đế xây dựng cho bà không còn mộ chủ, năm tháng trôi qua ngày một hoang phế, đến những năm cuối triều Thanh đã chẳng còn tồn tại.