Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tia sét”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 49:
Sét loại CG có thể mang điện tích dương hoặc âm, nó được xác định bởi hướng của [[dòng điện]] (tương tự như hướng [[điện một chiều|dòng điện thông thường]]) từ đám mây xuống mặt đất. Hầu hết sét đánh từ mây xuống đất là âm, có nghĩa là một lượng điện tích âm được truyền xuống mặt đất và các [[electron]] di chuyển xuống dưới dọc theo một luồng hạt mang điện, hay một "kênh dẫn sét". Điều ngược lại xảy ra khi có một tia sét CG dương, trong đó các electron di chuyển theo hướng lên trên dọc theo kênh sét và một lượng điện tích dương được truyền xuống mặt đất. Sét dương ít phổ biến hơn sét âm và trung bình chỉ chiếm chưa đến 5% tổng số trường hợp sét đánh. <ref>{{cite web | title = NWS JetStream – The Positive and Negative Side of Lightning | publisher = [[National Oceanic and Atmospheric Administration]] | url = http://www.srh.noaa.gov/jetstream/lightning/positive.htm | accessdate = September 25, 2007 | url-status = live | archiveurl = https://web.archive.org/web/20070705205815/http://www.srh.noaa.gov/jetstream/lightning/positive.htm | archivedate = July 5, 2007 | df = mdy-all }}</ref>
 
Trái với suy nghĩ trước đây, các tia sét dương không nhất thiết bắt nguồn từ vùng đỉnh mây hoặc vùng tích điện dương phía trên và rồi đánh vào khu vực không có mưa ngoài vùng có dông bão. Niềm tin này dựa trên ý tưởng lỗi thời rằng các kênh ion dẫn sét là đơn cực trong tự nhiên và có nguồn gốc từ khu vực điện tích tương ứng của chúng. Sét dương có xu hướng xuất hiện với cường độ mạnh hơn loại âm. Sét dương có thể hình thành trong điều kiện có [[gió đứt]] thẳng đứng di chuyển phần điện tích dương phía trên của đám mây xuống, hoặc khi vùng tích điện phía dưới đám mây hơn bị mất đi trong giai đoạn tiêu tan của cơn dông, để lại vùng điện tích dương chính phía trên và khi đođó sẽ sinh sét.
 
Khi loại sét duơng xuất hiện một lượng cực lớn các sóng ELF và VLF sẽ được tạo ra. Một tia sét âm trung bình mang theo dòng điện 30.000 [[ampe]] (30 kA) và truyền [[điện lượng]] cỡ 15 [[coulomb]] và năng lượng khoảng 1 [[joule|gigajoule]]. Tia sét dương đánh xuống đất trung bình có cường độ khoảng gấp đôi dòng cực đại của sét âm điển hình và dòng điện cực đại chúng tạo ra lên tới 400 kA và điện tích ngưỡng vài trăm coulomb.<ref>V.A. Rakov, M.A. Uman, Positive and bipolar lightning discharges to ground, in: Light. Phys. Eff., Cambridge University Press, 2003: pp. 214–240</ref><ref name="U.A.BakshiM.V.Bakshi2009">{{cite book|author1=U.A.Bakshi|author2=M.V.Bakshi|title=Power System – II|url=https://books.google.com/books?id=oOj4NjQ8xGQC&pg=SA12-PA5|date=1 January 2009|publisher=Technical Publications|isbn=978-81-8431-536-3|page=12|url-status=live|archiveurl=https://web.archive.org/web/20170312135216/https://books.google.com/books?id=oOj4NjQ8xGQC&pg=SA12-PA5|archivedate=March 12, 2017|df=mdy-all}}</ref> Do sức mạnh khủng khiếp hơn của chúng, cũng như vì thiếu cảnh báo, sét duơng đánh nguy hiểm hơn một cách đáng kể. Do xu hướng đã nói ở trên, đối với các tia đánh xuống mặt đất duơng thường tạo ra những dòng điện rất lớn và dòng kéo dài, chúng có khả năng làm nóng các bề mặt lên mức cao hơn nhiều làm tăng khả năng phát sinh các đám cháy. Sét dương có thể là nguồn gốc của các loại sét hướng lên và sét thượng tầng khí quyển. Nó thường xuất hiện trong các cơn [[bão tuyết]], [[bão tuyết điện]] hay khoảng kết thúc của một cơn dông.