Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phân biệt đối xử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
'''Phân biệt đối xử''' hay là '''kỳ thị''' là một thuật ngữ [[xã hội học]] nhằm chỉ tới một sự đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân loại tầng lớp hay đẳng cấp. Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi, [[định kiến]] đối với một nhóm khác. Nó bao gồm việc loại bỏ hoặc hạn chế các thành viên trong một nhóm khỏi những cơ hội mà những nhóm khác được tiếp cận.<ref>Introduction to sociology. 7th ed. New York: [[W. W. Norton & Company]] Inc, 2009. page 324. Print.</ref> [[Liên Hiệp Quốc]] giải thích như sau: "Những hành vi phân biệt đối xử có nhiều hình thức, nhưng tất cả chúng đều có liên quan đến một số hình thức loại trừ và từ chối".<ref>{{PDF|[http://cyberschoolbus.un.org/discrim/id_8_ud_print.asp United Nations CyberSchoolBus: What is discrimination?]}}</ref>
 
Những chủ đề/khía cạnh tạo ra sự phân biệt đối xử trong xã hội rất đa dạng: [[giới tính]], [[độ tuổi]], [[chủng tộc]], [[sắc tộc]], [[quốc tịch]], [[người khuyết tật]], người mắc [[bệnh tâm thần]], [[bệnh truyền nhiễm]], [[thiên hướng tình dục]], mắc nghiện [[ma túy]], [[vai trò xã hội]], chức vị trong chính quyền, chênh lệch [[giàu]] - [[nghèo]], tư tưởng về [[tôn giáo]], [[quan điểm chính trị]], sự tham gia các đảng phái chính trị, [[trình độ học vấn]], [[con trưởng]] - [[con thứ]], [[con đẻ]] - [[con nuôi]], [[dân bản địa]] - [[dân nhập cư]], [[nghĩa vụ quân sự]]... Thực tế, trong xã hội có tới hàng trăm yếu tố/khía cạnh tạo ra sự phân biệt đối xử mà không một ai và không bộ luật nào có thể liệt kê hết được.
 
==Xem thêm==