Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Biên Hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 500:
* {{flagicon|Laos}} tỉnh [[Champasack|Champasak]], [[Lào]].
 
==Giao thông==
Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và là cửa ngõ quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong tương lai, khi Thành phố Biên Hòa trở thành Thành phố Trực thuộc Trung ương thì thành phố này sẽ là đầu mối giao thông cực kì quan trọng của cả nước, đầu tàu về giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, có 2 sân bay dân sự và quân sự lớn nhất Việt Nam ([[Sân bay Biên Hòa|Sân bay Quân sự Biên Hòa]], [[Sân bay quốc tế Long Thành|Sân bay Quốc tế Long Thành]]), Ga đường sắt lớn và tương đương với [[Ga Sài Gòn]] (nối tuyến đường sắt Thống Nhất và tuyến đường sắt Đông Tây), Mạng lưới cao tốc liên vùng, liên tỉnh, tuyến đường thủy phục vụ cho các cảng sông,...
===Giao thông đô thị===
Khi Chính phủ quy hoạch [[Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh|vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh]], đã có nhiều câu hỏi đặt ra cho sự phát triển thật sự của Biên Hòa cũng như tỉnh [[Đồng Nai]] về hạ tầng giao thông do việc hình thành đô thị của Thành phố quá sớm (Thành phố được quy hoạch từ thời pháp thuộc với quy mô dân số khoảng 200.000-300.000 người, tuy nhiên dân số Biên Hòa đã đạt ngưỡng 1 triệu người). Chính vì vậy, xác định được tầm quan trọng của giao thông Biên Hòa trong vai trò kinh tế cả nước. Đồng Nai bắt đầu quan tâm nhiều hơn các dự án giao thông tầm cỡ và đồng thời phát triển giao thông nội bộ từ đô thị về đến nông thôn và đặc biệt là Thành phố Biên Hòa.
 
Là Đại công trường về Giao thông, Thành phố Biên Hòa đang sở hữu các dự án:
* Cao Tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (kết nối Biên Hòa với Sân bay Long Thành và Thành phố Vũng Tàu; giảm tải cho QL51 sẽ mãn tải vào năm 2020)
* Đường Sắt Metro Bến Thành - Suối Tiên - Biên Hòa
* Đường Nguyễn Hữu Cảnh (trục trung tâm Thành phố)
* Hệ thống Cầu đường bộ Cù lao Phố kết nối giao thông đô thị, cầu Thống Nhất, cầu An Bình,..;
* Đường Hương Lộ 2 (kết nối Ngã 4 Vũng Tàu và trung tâm thành phố với Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây),
* Tuyến đường nối 3 quốc lộ huyết mạch (QL1A, QL1K & QL51)
*Bờ kè & đường ven sông Cái - đường Trần Phú
*Bờ kè & đường ven sông Đồng Nai - đường Nguyễn Văn Trị nối dài (Cầu Hóa An đến Bến Đò Trạm)
* Nút giao thông ngã tư Kẻ Sặt - Bệnh viện Thống Nhất, Ngã tư Phát triển, Ngã tư Bồn Nước
* Nâng cấp mở rộng đường Bùi Văn Hòa
* Nâng cấp cải tạo xây dựng mới các tuyến đường trong trung tâm thành phố
*Tuyến Đường sắt Bắc Nam đoạn Trảng Bom - Hòa Hưng (xây mới ga Biên Hòa về phía nam tại phường Phước Tân) và kết nối tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu
 
Các dự án đã hoàn thành như:
* Cầu Hóa An mới, Cầu Bửu Hòa, Cầu Hiệp Hòa, Đường Quốc lộ 1A tuyến tránh thành phố Biên Hòa (Võ Nguyên Giáp), [[Cầu Đồng Nai]] và tuyến 2 đầu cầu (Cầu vượt và hầm chui ngã Tư Vũng Tàu, Hầm chui ngã Tư Tam Hiệp, Cầu vượt ngã Tư Amata, Cầu vượt nút giao Tân Vạn, Hầm chui Tân Phong), [[Cầu Hóa An]] và tuyến 2 đầu cầu (Cầu vượt Ngã tư Cầu Mới và Ngã tư vòng xoay Hóa An), Cầu An Hảo, Đường Đặng Văn Trơn, Đường Điểu Xiển (Tuyến Chống ùn tắc QL1A đoạn qua phường Tân Hòa)
Các tuyến trục chính, cửa ngõ ra vào thành phố triệu dân cũng được đầu tư xây dựng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hạ tầng đô thị: [[Quốc lộ 1A]] ([[Xa lộ Hà Nội]]),, [[Quốc lộ 1K]] (đường Nguyễn Ái Quốc), [[Quốc lộ 51]], Trục đường Phạm Văn Thuận và đường Bùi Văn Hòa, Đường Huỳnh Văn Nghệ, Đường Đồng Khởi, Đường Võ Nguyên Giáp (tuyến tránh Quốc lộ 1A), Đường Bùi Hữu Nghĩa, Trục đường Lê Văn Duyệt và đường Đặng Văn Trơn
 
Hệ thống đường sắt Thống Nhất chạy ngang qua Biên Hòa với 2 ga chính là: [[ga Hố Nai]], [[ga Biên Hòa]]. Với 2 cầu đường sắt là cầu [[Cầu Ghềnh|Ghềnh]] và cầu [[Cầu Rạch Cát (Biên Hòa)|Rạch Cát]]; hai cầu này được xây dựng từ thời Pháp Thuộc đến nay và chỉ cho xe máy lưu thông sau nhiều sự kiện.
 
=== Tên đường Biên Hòa trước năm 1975 ===
Đường Thành Thái nay là đường Huỳnh Văn Lũy.
 
Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Hoàng Minh Châu.
 
Đường Trần Thượng Xuyên và Nguyễn Thái Học nay là đường Nguyễn Văn Trị.
 
Đại lộ Trịnh Hoài Đức và Quốc lộ 1 nay là đường 30 tháng 4.
 
Quốc lộ 1 nay là đường Hà Huy Giáp.
 
Đường Nguyễn Hữu Lễ và Hàm Nghi nay là đường Cách Mạng Tháng 8.
 
Đường Lê Văn Lễ nay là đường Nguyễn Thị Hiền.
 
===Đường hàng không ===
Sân Bay Biên Hòa là một trong những sân bay quân sự lớn nhất nước. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Sân bay Biên Hòa đã từng là căn cứ không quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam.
 
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, sân bay Biên Hòa được Không quân Nhân dân Việt Nam tiếp quản sử dụng quân sự. Đơn vị đóng quân: Trung đoàn không quân tiêm kích 935 (Đoàn Biên Hòa) thuộc sư đoàn 370 Biên chế trang bị sẵn sàng chiến đấu: Su 30 MK2V (đóng vai trò chủ lực), một số cường kích A37, tiêm kích F5.
 
Tháng 6 năm 2015, Quốc hội thông qua dự án [[Sân bay quốc tế Long Thành]] sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Sân bay nằm cách Thành phố Biên Hòa 20 km, sẽ tạo cho thuận lợi rất lớn đến đô thị công nghiệp triệu dân này.
 
===Đường thủy===
 
Với hệ thống sông Đồng Nai chảy qua và hệ thống kênh rạch lớn ăn sâu vào đất liền nên hoạt đường thủy tại đây cũng khá thuận tiện. Hệ thống cảng Đồng Nai là hệ thống cảng nội địa lớn nhất trên lưu vực sông Đồng Nai.
== Tham khảo ==
{{Tham khảo}}