Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Toa Đô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 9:
Năm 1281, Toa Đô được cử làm hữu thừa hành tỉnh Chiêm Thành. Tháng 12 năm 1282, Toa Đô chỉ huy một [[hạm đội]] 20 vạn quân với 1 ngàn thuyền<ref>Về lực lượng của Toa Đô, các sử liệu Việt Nam ghi các con số khác nhau. Đại Việt sử ký Bản kỷ toàn thư quyền 5 ghi là 50 vạn. Còn Việt Nam sử lược lại ghi chỉ 10 vạn.</ref> xuất phát từ Quảng Châu đi tấn công [[Chiêm Thành]]. Đây là một phần của kế hoạch giáp công đánh [[Đại Việt]], theo đó Toa Đô sau khi đánh xong Chiêm Thành sẽ từ phía Nam đánh lên. Còn đại quân của [[Thoát Hoan]] sẽ từ phía Bắc đánh xuống.
 
Ngày 30 tháng 12 năm 1282, quân Toa Đô đến bờ biển gần kinh đô [[Đồ Bàn|Vijaya]] của Chiêm Thành. Toa Đô cử sứ giả đi dụ hàng, nhưng vua tôi Chiêm Thành không tuân phục. Mãi đến ngày 13 tháng 2 năm 1283, Toa Đô mới ra lệnh đánh. Toa Đô chia quân làm 3 cánh. Cánh chủ lực gồm 3 nghìn quân do đích thân Toa Đô chỉ huy chia làm 3 mũi tấn công vào mặt phía Nam của tòa thành gỗ mà quân Chiêm Thành đang giữ để bảo vệ kinh đô. Cánh thứ hai tấn công mặt Bắc. Cánh thứ ba tấn công mặt Đông. Tuy nhiên, chưa đến trận địa thì quân của Toa Đô đã gặp phải biển động khiến số thuyền bị vỡ mất 7, 8 phần mười. Tuy vậy, đến chiều tối quân Toa Đô đã chiếm được thành.<ref>Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 151.</ref>
 
Ngày 17 tháng 2 năm 1283, Toa Đô tiến đánh kinh đô Vijaya. Ngày 21, quân Toa Đô tiến vào kinh thành sau khi quân Chiêm Thành đã bỏ kinh đô, rút lên núi rừng.<ref>Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 149.</ref>