Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tương tác cơ bản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Trong [[cơ học cổ điển]], lực cơ bản là các lực không bao giờ biến mất dưới phép biến đổi [[hệ quy chiếu]]. Trong cơ học cổ điển cũng tồn tại [[lực quán tính]] không thể quy về các lực cơ bản. Tuy nhiên loại lực này được coi là "lực ảo", do luôn tìm được hệ quy chiếu mà lực này biến mất (gọi là [[hệ quy chiếu|hệ quy chiếu quán tính]]).
 
Mô hình [[vật lý hiện đại]] cho thấy có bốn loại tương tác cơ bản trong tự nhiên: [[tương tác hấp dẫn]], [[điện từ học|tương tác điện từ]], [[tương tác mạnh]] và [[tương tác yếu]].
 
Trong cuộc sống hằng ngày, các lực mà chúng ta hay bắt gặp đều chủ yếu có nguồn gốc từ lực điện từ; ngoại trừ lực hấp dẫn từ [[Trái Đất]]. Ví dụ như các lực khi có va chạm cơ học giữa các vật thể thông dụng đều quy về lực tương tác giữa các [[phân tử]] hay [[nguyên tử]], cụ thể là [[điện từ học|lực điện từ]] giữa [[hạt nhân nguyên tử|hạt nhân]] và [[electron]] của chúng. Lực cơ học này bao gồm [[phản lực]] giữa các vật rắn, [[lực đẩy Archimedes|lực đẩy Acsimét]] trong các [[chất lỏng]] và [[chất khí]], [[ma sát|lực ma sát]] giữa các bề mặt, lực nâng cánh [[máy bay]] trong [[khí động lực học]], [[sức căng bề mặt]] hay các lực điện từ thể hiện ở mức độ phân tử. Các [[phản ứng hóa học]] cũng được điều khiển bởi lực điện từ, như khi chúng tạo ra lực đẩy trong [[động cơ đốt trong]]. Các đồ điện, như [[động cơ điện]], hiển nhiên sử dụng theo phương thức trực tiếp lực điện từ.