Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Chiêu Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎Vây cánh Trần Chân đuổi vua khỏi kinh thành: chính tả, replaced: xoay sở → xoay xở using AWB
Dòng 89:
''Đại Việt Sử ký Toàn thư'' – bộ quốc sử [[Đại Việt]] được hoàn tất vào thời [[nhà Lê trung hưng|Lê Trung hưng]] đã phê phán Chiêu Tông về việc nghe lời gièm giết Trần Chân:{{Sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=576-578}}
{{Cquote|
''[[Trần Chân (tướng thời Lê sơ)|Trần Chân]] ở triều Lê, có công lao không phải là nhỏ. Đương lúc giặc Cảo tiếm hiệu cướp ngôi ở [[Đông Kinh]], Chân đem quân một lữ đêm ngày xoay sởxở đánh lại, đến hơn mười ngày mà tên đầu sỏ Cảo phải rút chạy. Đến khi giặc Cảo lại đánh đến Bồ Đề, Chân đem mấy ngàn quân vượt sông tiến đánh, chưa tới mươi ngày mà đồ đảng của Cảo tan vỡ, mặt trời mặt trăng của nhà Lê lại sáng, tông miếu của nhà Lê lại được thờ, so với [[Thần My]] khôi phục [[nhà Hạ]], [[Cát Phủ]] khuông phù [[nhà Chu]] có khác gì đâu. Thế mà khi giặc lớn chưa dẹp, bọn gian dương dòm ngó, trên thì vua ngu tối tin lời dèm, trong thì mẫu hậu gian phi gây họa, đến nỗi gọi vào cung cấm giết kẻ tướng thần, so với [[Lý Cao Tông]] giết [[Phạm Bỉnh Di|Bỉnh Di]], [[Giản Định Đế|Trần Giản Định]] giết [[Đặng Tất]]; kẻ có công bị ngờ vực, người vô tội bị giết hại, ngậm oan nuốt hận, trời đất không hay, há chẳng đau xót lắm ư?''|||[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]}}
 
Nhóm thủ hạ của Trần Chân là [[Nguyễn Kính]], [[Hoàng Duy Nhạc]], [[Nguyễn Áng]], [[Nguyễn Hiêu]], [[Cao Xuân Thì]] họp binh với nhau ở chùa Yên Lãng (nay là [[chùa Láng]], [[quận Đống Đa]],[[Hà Nội]]) đánh sát vào kinh thành. Chiêu Tông nghe tin, đang đem trốn vào [[Gia Lâm]]. Bấy giờ, Vĩnh Hưng hầu [[Trịnh Tuy]] đóng quân ở xứ [[Sơn Nam]] có hơn 1 vạn người, nghe tin nhà vua chạy ra ngoài, quân lính đều tan rã. Quân Sơn Tây của Nguyễn Kính, Hoàng Duy Nhạc thả sức cướp phá, trong thành sạch không, kinh sư thành bãi săn bắn, đánh cá. Chiêu Tông cho gọi Nguyễn Hoằng Dụ ra đánh Nguyễn Kính. Nhưng Hoằng Dụ lưỡng lự không đi.{{Sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=576-578}} Chiêu Tông bèn sai Cung Kiệm hầu Hà Văn Chính, Cối Khê bá Lê Đại Đỗ đi triệu [[Mạc Đăng Dung]] đang trấn thủ Hải Dương về cứu.{{Sfn|Nhiều tác giả|1993|p=579}}