Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Homologen (thảo luận | đóng góp)
Homologen (thảo luận | đóng góp)
Dòng 219:
Trong suốt thời gian chiến tranh Miền Bắc luôn khẳng định là chỉ chi viện toàn diện về mọi mặt để hỗ trợ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bao gồm cả phối hợp chỉ đạo quân sự chứ không can thiệp trực tiếp vào chính sách đối nội - ngoại của Mặt trận<ref>[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=35427&print=true Hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước], Tạp chí cộng sản, 30/9/2015</ref>. Sau chiến tranh, nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn khẳng định cách mạng miền Nam là một bộ phận của cách mạng cả nước, nhưng trong vài năm đầu tiên các hoạt động vũ trang do các cấp chỉ huy địa phương tự quyết định ngoài các chỉ thị từ trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại miền Bắc.
 
Philippe Devillers, nhà phân tích người Pháp nhận định: những người kháng chiến buộc phải hành động, cho dù có sự hỗ trợ từ Hà Nội hay không, bởi các đồng đội của họ bị bắt, bị bỏ tù và bị tra tấn. Ông này công bố tài liệu của ''Nambo Veterans of the Resistance Association'', tháng 3/1960, Mặt trận tuyên bố kêu gọi "đấu tranh" để ''"giải phóng mình từkhỏi sự phục tùng Mỹ, loại bỏ tất cả các căn cứ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, trục xuất các cố vấn quân sự Mỹ..."'' và kết thúc ''"chế độ thực dân và chế độ độc tài phát xít của nhà Ngô"''. Ông cũng nhận định ''"chính quyền Sài Gòn cuối cùng đã phá hủy sự tin tưởng của người dân, mà nó đã giành được trong những năm đầu, và thực tế đã đưa họ vào cuộc nổi loạn và tuyệt vọng"''. Arthur Schlesinger, Jr. cũng có nhận định tương tự.
 
Ủy ban giám sát thi hành Hiệp định lại không thể kiểm tra hết các cơ sở để khẳng định khả năng hai bên sử dụng vũ lực. Năm 1959 và 1961 Ủy ban này đã công bố rằng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã trắng trợn vi phạm các quy định kiểm soát vũ khí của Hiệp định Geneva, cho dù lưu ý vấn đề lật đổ ở miền Nam Việt Nam.