Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 102:
[[Tập tin:Song Taizu.jpg|thumb|200px|left|[[Tống Thái Tổ|Triệu Khuông Dận]]]]
 
Quân chủ khai quốc của triều Tống là [[Triệu Khuông Dẫn]], Triệu Khuông Dẫn nguyên là "Điện tiền đô điểm kiểm" (tức thống lĩnh cấm quân) của triều [[Hậu Chu]], do có chiến công xuất chúng nên được [[Hậu Chu Thế Tông]] tín nhiệm, trở thành thân tín của hoàng đế. Năm Hiển Đức thứ 6 (959), Hậu Chu Thế Tông băng hà, [[Hậu Chu Cung Đế|Cung Đế]] kế vị khi còn nhỏ, Triệu Khuông Dẫn trong lòng có ý muốn thay thế. Tết năm Hiển Đức thứ 7 (960), bè đảng của Triệu Khuông Dẫn tạo tin tình báo giả rằng quân Liêu nam hạ, tể tướng [[Phạm Chất]] liền lệnh Triệu Khuông Dẫn xuất quân khỏi kinh thành chống địch. Ngày ba tháng giêng, Triệu Khuông Dẫn đến đóng tại Trần Kiều dịch, tối hôm đó khi Triệu Khuông Dẫn đang ngủ say thì bị tướng sĩ dưới quyền khoác hoàng bào lên người (tức "Hoàng bào gia thân"), hô to "vạn tuế", được lập làm Thiên tử, tức Tống Thái Tổ. Triều thần Hậu Chu khi biết tin thì trong thành đã rỗng không, chỉ có thể thừa nhận hiện thực. Hậu Chu Cung Đế bị buộc phải [[thoái vị|tốnthoái vị]].{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈宋代 第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|publisher=地球出版社|year=1993年|pages=第206頁|isbn=9577140475|language=zh-tw}}}} Triệu Khuông Dẫn từng giữ chức [[Thương Khâu|Quy Đức]] tiết độ sứ, trú tại Tống châu, trong thời kỳ [[Xuân Thu]] thì Tống châu là lãnh địa của [[Tống (nước)|nước Tống]], do vậy định quốc hiệu là "Tống",{{RefTag|name=徐俊}} định đô tại Khai Phong, cải [[niên hiệu|nguyên]] Kiến Long.
 
Năm Kiến Long thứ nhất, Tống Thái Tổ bình định hai cuộc nổi loạn của [[Lý Quân]] và [[Lý Trọng Tiến]]. Nghe theo ý kiến của [[Triệu Phổ]], Tống Thái Tổ hai lần tiến hành "bôi tửu thích binh quyền" vào tháng 7 năm Kiến Long thứ 2 (961) và tháng 10 năm Khai Bảo thứ 2 (969), tước đoạt quyền chỉ huy quân sự của các tướng quân nắm giữ trọng binh: Thạch Thủ Tín, Vương Thẩm Cơ, Cao Hoài Đức, La Ngạn Côi và các võ tướng địa phương, giao cho hư chức, chuyển sang dùng quan văn trị quân đội, đồng thời đem toàn bộ đại quyền quân sự và tài chính tập trung vào trung ương. Lưỡng Tống do vậy tránh được cục diện phiên trấn cát cứ như [[nhà Đường|thời Đường]]. Tuy nhiên, quốc sách này khiến năng lực quân sự địa phương giảm thiểu, khiến triều Tống cuối cùng ở thế yếu trong chiến tranh với bên ngoài{{RefTag|1={{chú thích sách|author=[[黄仁宇]]|title=《[[中國大歷史]]》〈第十一章 北宋:大膽的試驗〉|pages=第153頁|publisher=聯經出版事業股份有限公司|isbn=957-08-1068-8|language=zh-tw}}}}.