Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Âm nhạc Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Homologen (thảo luận | đóng góp)
Homologen (thảo luận | đóng góp)
Dòng 143:
====Miền Nam====
Ở [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam]], với sự tự do, đa dạng hơn trong chủ đề sáng tác nghệ thuật, các nhạc sĩ đã viết các ca khúc thuộc nhiều thể loại. Dòng nhạc tiền chiến được Cung Tiến, Phạm Đình Chương tiếp tục. Một số nhạc sĩ trẻ như [[Ngô Thụy Miên]], [[Từ Công Phụng]], [[Lê Uyên Phương]], [[Vũ Thành An]] sáng tác các bản tình ca mới. Dòng [[nhạc vàng]] xuất hiện với các tên tuổi tiêu biểu [[Hoàng Thi Thơ]], [[Trúc Phương]], [[Lam Phương]]. Văn hóa Âu Mỹ tràn ngập miền Nam dẫn đến sự hình thành dòng [[nhạc trẻ]]. Bên cạnh đó là các phong trào [[Du ca]] và dòng nhạc phản chiến. Một nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc phản chiến này và cả tình ca là [[Trịnh Công Sơn]].
 
[[Tập tin:HoangThiTho.jpg|nhỏ|phải|150px|Hoàng Thi Thơ]]
Khác với miền Bắc, ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, các nghệ sĩ về cơ bản được tự do sáng tác. Cũng như [[điện ảnh Việt Nam|điện ảnh]], tân nhạc ở miền Nam thời kỳ này hình thành một thị trường sôi động. Các dòng [[Nhạc tiền chiến|nhạc tiến chiến]], [[Tình khúc 1954-1975|tình khúc]], [[nhạc vàng]] đều có đông đảo người nghe và các nghệ sĩ riêng. Dòng [[nhạc tiền chiến]] được các giọng ca hàng đầu như [[Thái Thanh (ca sĩ)|Thái Thanh]], [[Khánh Ly]], [[Lệ Thu]], [[Hà Thanh]], [[Duy Trác]] tiếp tục. Nhạc vàng của các nhạc sĩ [[Hoàng Thi Thơ]], [[Trần Thiện Thanh]], [[Lam Phương]] được các ca sĩ [[Duy Khánh]], [[Chế Linh]], [[Thanh Thúy (sinh 1943)|Thanh Thúy]], [[Thanh Tuyền (ca sĩ)|Thanh Tuyền]],... thể hiện. Các tình khúc mới của [[Ngô Thụy Miên]], [[Lê Uyên Phương]], [[Từ Công Phụng]], [[Vũ Thành An]] được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt qua các tiếng hát [[Khánh Ly]], [[Lê Uyên]], [[Lệ Thu]]. Một số [[ca sĩ]], nhạc sĩ, ban nhạc trẻ xuất hiện đánh dấu sự ra đời của dòng [[nhạc trẻ]] như [[Elvis Phương]], [[Nguyễn Trung Cang]], [[Quốc Dũng]], [[Lê Hựu Hà]]. Các hãng [[Sơn Ca (băng nhạc)|băng nhạc Sơn Ca]], Trường Sơn, Shotguns... được phát hành đều đặn.
 
Dòng 172:
{{bài chi tiết|Nhạc vàng}}
Bên cạnh các tình khúc, dòng nhạc vàng cũng đặc biệt phổ biến. Với các bài hát giai điệu nhẹ nhàng, đơn giản, dòng nhạc này đã thu hút một số lượng lớn khán giả bình dân. Trong hồi ký của mình{{ref|phamduy}}, [[Phạm Duy]] viết: "Đầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm - mệnh danh là nhạc vàng - với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến."
[[Tập tin:HoangThiTho.jpg|nhỏ|phải|150px|Hoàng Thi Thơ]]
 
Từ trước [[1963]], các nhạc sĩ [[Hoàng Thi Thơ]], [[Lam Phương]] đã soạn các bản như ''Gạo trắng trăng thanh'', ''Chiều hành quân'',... Nhưng phải tới sau 1963, khi nền [[Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam]] bắt đầu thì các bài hát về Tình và Lính mới trở nên thực sự phổ biến. Đây cũng là hai đề tài chủ yếu của nhạc vàng.