Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 63:
{{xem thêm|Thần Hy Lạp nguyên thủy|Cây phả hệ các vị thần Hy Lạp|Danh sách các vị thần Hy Lạp}}
 
Các "huyền thoại khởi thủy" hay "huyền thoại sáng tạo" thể hiện một nỗ lực nhằm làm cho vũ trụ trở nên có thể hiểu được theo ngôn ngữ con người và giải thích nguồn gốc thế giới<ref name="Klattx">Klatt-Brazouski, ''Ancient Greek and Roman Mythology'', 10</ref>. Phiên bản được chấp nhận rộng rãi hơn cả trước nay, dù không phải là một ghi chép triết lý về sự bắt đầu của tạo vật, được thuật lại bởi [[Hēsíodos]], trong ''[[Thần phả]]'' (''[[:el:Θεογονία|Theogonía]]'') của ông. Ông mở đầu với [[Chaos (thần thoại)|Chaos]], một thứ hư vô. Từ thứ trống rỗng này sinh ra [[Gaia (thần thoại)|Gaia]] (Trái Đất) và vài tạo vật thần thánh sơ khai khác: [[Eros]] (Tình Yêu), [[Abyss]] (tức [[Tartarus]]), và [[Erebus]]<ref name="Theogony116-138">Hesiod, ''Theogony'', [[s:Theogony|116–138]]</ref>. Không có sự trợ giúp của phái nam nào, Gaia cho ra đời [[Uranus (thần thoại)|Uranus]] (Bầu Trời) mà về sau thụ thai với bà. Từ sự kết hợp này mà sinh ra trước hết các [[Titan (thần thoại)|Titan]] - 6 nam: [[Coeus]], [[Crius]], [[Cronus]], [[Hyperion (thần thoại)|Hyperion]], [[Iapetus (thần thoại)|Iapetus]], và [[Oceanus]]; và 6 nữ: [[Mnemosyne]], [[Phoebe (thần thoại)|Phoebe]], [[Rhea (thần thoại)|Rhea]], [[Theia]], [[Themis]], và [[Tethys (thần thoại)|Tethys]]. Sau khi Cronus được sinh ra, Gaia và Uranus quyết định không sinh thêm Titan nào nữa. Thế hệ con tiếp theo của Gaia-Uranus là các quỷ khổng lồ một mắt [[Cyclops]] và [[Hecatonchires]] hay những Kẻ-Trăm-Tay, tất cả chúng bị ném vào Địa ngục Tartarus bởi Uranus. Điều này làm Gaia giận dữ. Cronus ("kẻ xảo quyệt, trẻ trung và tàn bạo nhất trong số những đứa con của Gaia"<ref name="Theogony116-138"/>), bị Gaia thuyết phục giết cha mình. Khi Cronus bắt đầu chém Uranus, ông ta nguyền rủa Cronos rằng một ngày nào đó, con trai của chính hắn sẽ soán ngôi hắn. Lúc đầu ông không tin nhưng sau khi đã giết cha mình, Cronus bắt đầu thấy sợ lời nguyền của UranuUranus. Sau đó, Cronus trở thành người cai trị các Titan, rồi lấy Rhea, tức chị gái, làm vợ và các Titan khác trở thành triều đình của ông ta.
 
Khi Rhea sinh con, ông lập tức nuốt đứa con đó vào bụng. Rhea ghét điều này và lừa ông bằng cách giấu Zeus và quấn một hòn đá trong chiếc khăn tã, thứ mà Cronus nuốt. Khi Zeus đủ lớn, ông cho Cronus uống một thứ thuốc mê khiến ông ta nôn mửa, tuôn những đứa trẻ khác của Rhea ra ngoài cùng với hòn đá, vốn nằm trong dạ dày Cronus bấy lâu. Zeus sau đó đương đầu với Cronus trong một cuộc chiến kéo dài mười năm tranh ngôi chúa tể các vị thần, thường được gọi là cuộc chiến với các Titan (Τιτανομαχία, Titanomachía) do phần lớn các Titan tham chiến ở phe Cronus. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của các Cyclops (mà Zeus giải phóng từ Tartarus), Zeus và các anh chị em đã chiến thắng, trong khi Cronus và các Titan bị quẳng xuống giam ở [[Tartarus]]<ref name="Theogony713-735">Hesiod, ''Theogony'', [[s:Theogony|713–735]]</ref>. Zeus lấy chị gái của mình là Hera và 6 anh chị em chia nhau cai quản thế giới. Ai cũng cho mình là có công lớn nhất nên đều muốn được cai trị bầu trời (đỉnh Olympia), Zeus bèn chọn cách rút thăm và có sau đó: Poseidon cai quản biển cả, Zeus là bầu trời, không may cho Hades, ông phải cai quản địa ngục.
Dòng 101:
[[Tập tin:Eleusinian hydria Antikensammlung Berlin 1984.46 n2.jpg|nhỏ|[[Demeter]] và [[Metanira]] trên họa tiết một bình nước sơn đỏ Apulia, khoảng 340 tr.CN ([[Bảo tang Altes]], [[Paris]]).]]
 
Trong một truyện kể khác, dựa trên một mô-típ cổ tích lâu đời<ref name="Nilsson50">M.P. Nilsson, ''Greek Popular Religion'', [http://www.sacred-texts.com/cla/gpr/gpr07.htm#fr_50 50]</ref>, và phản ánh một chủ đề tương tự, [[Demeter]] đang tìm kiếm con gái của mình, [[Persephone (thần thoại)|Persephone]], mang hình dáng một bà lão gọi là Doso, và nhận sự chào đón hiếu khách từ [[Celeus]], vuahoàng hậu thành [[Eleusis]] ở [[Attica, Hy Lạp|Attica]]. Như một quà tặng đáp lại, Demeter quyết định làm cho con trai Celeus là [[Demophon|Demophoon]] trở thành một vị thần, nhưng bà không thể hoàn thành nghi lễ bởi vì mẹ của cậu bé, [[Metanira]], phát hiện ra con trai mình trong lửa và hét lên vì sợ hãi, đã khiến Demeter giận dữ, than thở rằng những kẻ trần tục ngu ngốc không sao hiểu được những ý niệm và nghi thức<ref name="Demeter">''Homeric Hymn to Demeter'', [http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin//ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0138;query=card%3D%237;layout=;loc=2.213 255–274]</ref>.
 
=== Thời đại các anh hùng ===
Dòng 115:
[[Tập tin:Antonio del Pollaiolo - Ercole e l'Idra e Ercole e Anteo - Google Art Project.jpg|nhỏ|''Hercules chiến đấu với quái vật [[Hydra]]'' được vẽ khoảng năm 1475 bởi [[Antonio del Pollaiuolo]]]]
 
Một số học giả tin rằng đằng sau huyền thoại phức tạp về Heracles hẳn phải có một người đàn ông có thực, có lẽ là một tù trưởng-chư hầu của vương quốc [[Argos]] <ref name="Rose10">H. J. Rose, ''A Handbook of Greek Mythology'', 10</ref>. Một số người cho rằng truyện kể về Heracles là một phúng dụ về sự dịch chuyển hàng năm của mặt trời qua mười hai chòm sao [[Hoàng Đạo]]<ref name="Dupuis">C. F. Dupuis, ''The Origin of All Religious Worship'', 86</ref>. Những người khác đề cập tới những nền văn hóa khác, chỉ ra rằng câu chuyện về HeraklesHeracles là một chuyển thể địa phương của các thần thoại anh hùng đã có từ trước. Theo truyền thống, HeraklesHeracles là con trai của Zeus và [[Alcmene]], cháu gái của [[Perseus]]<ref name="BrHer">{{Chú thích bách khoa toàn thư|title=Heracles|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Những kì tích đơn độc và phi thường của ông, với nhiều chủ đề thuộc về truyện dân gian của chúng, cung cấp nhiều nguyên liệu cho truyền thuyết phổ biến. Ông được khắc họa như một người dâng tế, được đề cập như người lập ra các ban thờ, và được tưởng tượng là một kẻ phàm ăn; đây là vai trò ông xuất hiện trong hài kịch, trong khi kết thúc bi thảm của ông cung cấp nhiều chất liệu cho bi kịch - vở ''[[Heracles (Euripides)|Heracles]]'' được Thalia Papadopoulou xem như "một vở kịch có nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu những vở kịch khác của Euripides"<ref name="PapadopoulouBurkert">W. Burkert, ''Greek Religion'', 211; T. Papadopoulou, ''Heracles and Euripidean Tragedy'', 1</ref>. Trong văn học nghệ thuật, Herakles được thể hiện như một người đàn ông khỏe mạnh phi thường với chiều cao trung bình; vũ khí đặc trưng của ông là cây cung nhưng cũng thường xuất hiện cây chùy. Các tranh trên bình vại chứng tỏ sự phổ biến vô song của Herakles, cuộc chiến đấu với sư tử được mô tả hàng trăm lần<ref name="Burkert211">W. Burkert, ''Greek Religion'', 211</ref>.
 
Herakles cũng đi vào sự thờ cúng và thần thoại của người [[Văn minh Etrusca|Etrusca]] và [[Đế quốc La Mã|La Mã]], và câu cảm thán "mehercule" <ref>Nghĩa đen là ''bởi Hercules'', tỏ ý kinh ngạc</ref> cũng quen thuộc với những người La Mã như câu "Herakleis" trong tiếng Hy Lạp<ref name="Burkert211" />. Ở [[Ý|Italia]] ông còn được thờ như một vị thần của thương nhân, mặc dù có những người khác cầu xin ông những ân huệ riêng ban may mắn hoặc cứu vớt khỏi hiểm nguy<ref name="BrHer" />.
 
HeraklesHeracles thu được uy tín xã hội cao nhất thông qua việc tấn phong ông như ông tổ chính thức của các vị vua [[Dorian]]. Điều này có lẽ phục vụ cho việc hợp pháp hóa những cuộc di cư của người Dorian xuống đồng bằng [[Peloponnesus]]. Trong sự huyền thoại hóa này, [[Hyllus]], anh hùng của một bộ lạc Dorian mang tên ông, trở thành con của Herakles và là một ''Heraclid'' (số nhiều trong tiếng Hy Lạp: ''Heracleidae'', những con cháu của HeraklesHeracles, đặc biệt những hậu duệ của nhánh [[Hyllus]] — những Heracleidae khác bao gồm [[Macaria]], Lamos, [[Manto (thần thoại Hy Lạp)|Manto]], [[Bianor]], [[Tlepolemus]], và [[Telephus]]). Các Heracleidae này đã chinh phục các vương quốc thuộc Peloponnese như [[Mycenae]], [[Sparta]] và [[Argos]], tuyên bố, chiếu theo truyền thuyết, quyền cai trị họ từ thời tổ tiên (tức Herakles). Sự nổi lên thống trị này thường được gọi là "[[cuộc xâm lược Dorian]]". Sau này các vị vua Lydia và tiếp đến là Macedonia, những người cai trị ở cùng địa vị, cũng trở thành những Heracleidae<ref name="BurkertHer">Herodotus, ''The Histories'', I, [http://www.sacred-texts.com/cla/hh/hh1000.htm 6–7]; W. Burkert, ''Greek Religion'', 211</ref>.
 
Các thành viên khác của thế hệ các anh hùng đầu tiên này, như [[Perseus]], [[Deucalion]], [[Theseus]] và [[Bellerophon]], có nhiều nét chung với Herakles. Giống như ông, các kì tích của họ thường được tiến hành đơn độc, phi thường gần như trong truyện cổ tích, khi họ tiêu diệt các quái vật như [[Chimera (thần thoại)|Chimera]] và [[Medusa]]. Các cuộc phiêu lưu của Bellerophon cũng rập khuôn, tương tự như của HeraklesHeracles và Theseus. Việc buộc người anh hùng cái chết cầm chắc cũng là một chủ đề lặp lại của truyền thống anh hùng sớm này, được sử dụng trong các trường hợp của Perseus và Bellerophon<ref>G.S. Kirk, ''Myth'', 183</ref>.
 
====Những anh hùng trên tàu Argo====